Covid-19 đã cướp đi hàng triệu giấc mơ trẻ thơ

Chủ nhật, 23/01/2022 17:21 PM - 0 Trả lời

(CLO) Khoảng 34.000 trẻ em Indonesia mất một hoặc cả cha lẫn mẹ vì Covid-19. Nhiều em phải bỏ học để kiếm sống. Tất nhiên, câu chuyện đau buồn này không chỉ có ở Indonesia, mà ở gần như mọi quốc gia trên thế giới. Hàng triệu giấc mơ trẻ thơ đã bị đánh cắp trong 2 năm đại dịch vừa qua.

Hàng triệu trẻ em bỏ học

Vào tháng 8/2021, Tasya Aprilia Agatha, 17 tuổi, mất cha vì Covid-19. Tổn thất to lớn này khiến gia đình em phải vật lộn để tồn tại. Là một tài xế giao hàng và trụ cột duy nhất, cha của Tasya dù làm lụng cả ngày cũng chỉ kiếm đủ tiền nuôi gia đình. Vì vậy, khi anh mất đi, gia đình Tasya gặp rất nhiều khó khăn. Không còn cách nào khác, em buộc phải thay cha đi kiếm sống.

Sáu ngày một tuần, em thức dậy lúc 4 giờ sáng để giúp mẹ bán hàng ăn, rồi vừa đi học vừa làm trong quán cà phê vào buổi tối. Em chỉ có khoảng 4 tiếng để ngủ mỗi ngày. “Em làm việc vì em muốn giúp mẹ và trang trải học phí. Em muốn kiếm tiền để chi trả các chi phí bản thân, để không phải xin mẹ nữa”, Tasya chia sẻ.

covid 19 da cuop di hang trieu giac mo tre tho hinh 1

Hàng triệu trẻ em trên thế giới đã mất một hoặc cả cha lẫn mẹ trong đại dịch Covid-19. Giấc mơ của các em đã bị đánh cắp hoặc rạn nứt.

Tasya đang học trung học ở thành phố Kediri thuộc tỉnh Đông Java. Em có ước mơ vào đại học và trở thành một nữ doanh nhân. Nhưng với việc phải vừa làm vừa học, thành tích của em ở trường đã giảm sút rất nhiều. Giấc mơ vào đại học của em đang ngày một xa vời.

Tất nhiên, Tasya không phải trường hợp hiếm hoi, nhiều học sinh khác ở Indonesia thậm chí còn đã phải bỏ học trong đại dịch Covid-19. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới vào tháng 9/2021, khoảng 2% trẻ em từ 5 đến 18 tuổi đã bỏ học chỉ từ tháng 3/2020 đến tháng 11/2020. Con số đó là khoảng 1,3 triệu học sinh trên toàn thế giới.

Lý do bỏ học nhiều nhất là do các em thiếu tiền đóng học phí. Chuyên gia giáo dục cao cấp của Ngân hàng Thế giới, Noah Yarrow, cho biết: “Có thể một số trẻ em đang đăng ký học lại. Nhưng cũng có khả năng nhiều em đã bỏ học vĩnh viễn và sẽ có những học sinh khác đã bỏ học trong năm 2021”.

Đại dịch đã có những tác động sâu rộng đối với trẻ em Indonesia nói riêng, trên thế giới nói chung, từ cuộc sống hàng ngày cho đến tương lai. Ngay cả những em vẫn còn đủ điều kiện theo học, thì quãng thời gian đóng cửa xã hội cũng đặt ra những khó khăn lớn khi các em phải học trực tuyến.

“Khi chúng em có câu hỏi, rất khó để hỏi, ngay cả khi chúng em cố gắng. Tương tác trực tiếp tốt hơn nhiều”, Tasya tâm sự. Giáo viên của em, cô Yurni, đồng ý và nói thêm rằng hầu hết phụ huynh - những người có thu nhập trung bình và thấp - thậm chí còn không thể chu cấp được thứ mà học sinh cần nhất: Kết nối internet đầy đủ.

“Đôi khi chúng tôi liên hệ với bọn trẻ, chúng nói rằng chúng không thể tham gia lớp học trực tuyến. Chúng tôi hỏi họ lý do tại sao và các em nói rằng chúng đã hết dung lượng internet”, cô Yurni nói.

“Không, chúng em cần trả tiền thuê nhà”

Thậm chí, dù nhiều trường học đã mở trở lại, nhưng việc theo kịp những gì đã mất cũng là thách thức lớn với các em. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, chỉ 30% trẻ em Indonesia đạt điểm tối thiểu về môn đọc trong Chương trình Đánh giá Học sinh Quốc tế sau đại dịch.

covid 19 da cuop di hang trieu giac mo tre tho hinh 2

Rizki, 10 tuổi, đã trốn thoát khỏi một người cha dượng bạo hành để đến sống với anh trai của mình.

Báo cáo ước tính rằng việc đóng cửa trường học do đại dịch có thể khiến điểm đọc của học sinh mất trung bình từ 25 đến 35 điểm. Một báo cáo khác của UNICEF cũng lưu ý rằng tỷ lệ bỏ học gia tăng khiến trẻ em có nguy cơ tảo hôn, bị bóc lột hoặc bị lạm dụng tình dục.

Bộ trưởng Phụ nữ và Trẻ em Indonesia Bintang Puspayoga thừa nhận rằng nạn tảo hôn và lao động trẻ em đang “gia tăng” do “áp lực kinh tế” không thể tránh khỏi từ đại dịch. Bà nói: “Chúng ta cần cùng nhau xây dựng một hệ thống hỗ trợ dưới hình thức một môi trường an toàn và thoải mái cho các em”.

Nhưng một khi bọn trẻ bỏ học, chúng không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tham gia vào lực lượng lao động. Sau khi kiếm được tiền, một số sẽ không quay trở lại. Rizki là một trường hợp trong số đó. Cậu mới 10 tuổi và đã làm chú hề đường phố ở thành phố Depok được một năm. Số tiền em kiếm được - khoảng hai triệu rupiah (hơn 3 triệu VNĐ) mỗi tháng - sẽ giúp em có trả đủ tiền thuê trọ cùng với anh trai 24 tuổi Iksan và vợ của anh ấy.

Vợ chồng anh trai Rizki đã cố thuyết phục em đi học trở lại để có thể xin việc tốt hơn trong tương lai. Nhưng khi được hỏi liệu em có muốn quay lại trường học hay không, Rizki trả lời rằng: “Không, em không. Chúng em cần trả tiền thuê nhà”.

Hàn gắn những giấc mơ

Ước tính có khoảng 34.000 trẻ em Indonesia đã mất một hoặc cả cha lẫn mẹ vì Covid-19. Để bảo vệ trẻ mồ côi, chính phủ Indonesia đã ban hành Luật chăm sóc thay thế, trong đó những người có họ hàng với các em được ưu tiên nhận nuôi.

covid 19 da cuop di hang trieu giac mo tre tho hinh 3

Hai anh em Dona và Beni, 17 tuổi và 11 tuổi, mất mẹ vì Covid-19. Người cha sau đó đã bỏ rơi các em.

Theo Bintang, một tổ chức của Bộ các Vấn đề Xã hội Indonesia, có nhiệm vụ đảm bảo tìm "người chăm sóc thay thế phù hợp" cho các em. “Chúng tôi cần đảm bảo rằng bọn trẻ được bảo vệ và… sau này sẽ không bị bỏ rơi. Chúng tôi cũng phải đảm bảo rằng chúng sẽ không bị lợi dụng và buôn bán”, một nhân viên của tổ chức cho biết.

Nhưng ngay cả khi tìm được người chăm sóc phù hợp, sự trợ giúp về tài chính vẫn rất cần thiết. Anh em Dona và Beni, lần lượt 17 tuổi và 11 tuổi, mất mẹ vì Covid-19 vào tháng 7/2021. Sau khi mẹ qua đời, người cha đã bỏ các em lại cho người dì đằng ngoại đã 72 tuổi. Bà có tên là Suparti.

Bà Suparti rất yêu những đứa trẻ và sẵn lòng chăm sóc chúng, song điều đó có nghĩa là bà phải gánh thêm chi phí. “Đôi khi cậu bé yêu cầu tôi nấu một món gì đó. Nhưng nếu nó muốn tôi nấu súp thịt bò, tôi sẽ nói rằng chúng ta nên nấu món khác. Nếu không chúng tôi sẽ không đủ tiền ăn cho cả tháng”, bà than thở.

Để giảm bớt gánh nặng tài chính và trả học phí, Dona đã phải đi làm thêm. Cậu học sinh cuối cấp ba này đi phụ giúp bán sa tế vào buổi tối. Trong khi đó, Beni may mắn nhận được sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương.

Theo thị trưởng Kediri Abdullah Abu Bakar, khoảng 300 trẻ em trong thành phố đã mất cha mẹ trong đại dịch. Để giúp đỡ các em, chính quyền địa phương đang thực hiện một chương trình mang tên “Hy vọng cho gia đình” sẽ được khởi động trong năm nay với sự giúp đỡ của những nhà hảo tâm.

Tổ chức Cứu trợ Trẻ em tại Indonesia cũng đang thực hiện một dự án tương tự. Tại tỉnh Tây Java, tổ chức phi chính phủ này làm việc với các địa phương để giúp đỡ những trẻ em mất người chăm sóc.

Nhưng rõ ràng, dù có nhiều sự hỗ trợ đến đâu cũng không thể bù đắp được sự mất mát cha mẹ của của các em nhỏ. Giấc mơ của hàng chục nghìn trẻ em Indonesia nói riêng, hàng triệu trẻ em trên thế giới nói chung nếu không bị hủy hoại hoàn toàn bởi đại dịch Covid-19, thì cũng đã rạn nứt rất nhiều!

Hải Anh

Bình Luận

Tin khác

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

(CLO) Khi căng thẳng với Iran giảm bớt, quân đội Israel đang chuẩn bị hoàn thành công việc mà họ cho là còn dang dở: Triệt hạ Hamas khỏi thành trì cuối cùng của lực lượng này ở thành phố Rafah, nơi có hơn một triệu người Palestine đang trú ẩn.

Tiêu điểm Quốc tế
Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

(CLO) Tạo ra lực lượng lao động sản xuất có năng lực đang được xem là thách thức lớn nhất của Ấn Độ trong bối cảnh đất nước đông dân nhất thế giới quyết vươn lên thành quốc gia "siêu cường".

Tiêu điểm Quốc tế
Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

(CLO) Tại khu vực Tam giác Vàng của Thái Lan, nằm giữa biên giới với Myanmar và Lào, các bảo tàng dành riêng cho quá khứ sản xuất thuốc phiện của khu vực đã được mở cửa.

Tiêu điểm Quốc tế
So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

(CLO) Một cuộc xung đột quân sự giữa Israel và Iran đang trở thành mối đe dọa thực sự. Nhưng Israel đã chuẩn bị đến mức độ nào cho một cuộc chiến đa mặt trận có thể với Iran và các lực lượng đồng minh của nước này?

Tiêu điểm Quốc tế
Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

(CLO) Cuộc tấn công và trả đũa giữa Israel và Iran những ngày qua một lần nữa nhắc nhở về sự thù địch giữa hai quốc gia này. Nhưng có thể nhiều người không nhớ, Iran và Israel trước đây từng là những đồng minh thân thiết hiếm có.

Tiêu điểm Quốc tế