Đậm nét văn hóa truyền thống, bản sắc dân tộc tại Lễ hội Hoa Lư năm 2019

Chủ nhật, 14/04/2019 15:08 PM - 0 Trả lời

(CLO) Tại Khu Di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư (xã Trường Yên, huyện Hoa Lư), tối 13/4, UBND tỉnh Ninh Bình đã khai mạc Lễ khai hội Hoa Lư năm 2019. Theo BTC, lễ hội năm nay được tổ chức với nhiều nội dung phong phú, mang đậm nét văn hóa truyền thống, đậm đà bản sắc dân tộc …

Trong không khí trang trọng, linh thiêng và thành kính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính đã đánh trống khai hội Lễ hội Hoa Lư năm 2019. 

Tại Lễ khai hội, các đại biểu đã cùng tưởng nhớ, tri ân công đức với các bậc tiên đế, tiền nhân đã có công khai thiên lập quốc. Vào ngày 10/3 năm 968, trên vùng đất Trường Yên, Hoa Lư lịch sử, sau khi đánh dẹp và thu phục 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế lập nên Nhà nước Đại Cồ Việt, Nhà nước Trung ương tập quyền đầu tiên trong lịch sử dân tộc, chọn Hoa Lư làm kinh đô, lấy niên hiệu là Thái Bình, mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc, kỷ nguyên độc lập, tự chủ sau hơn 1000 năm Bắc thuộc.

Sự kiện này được coi là sự nối tiếp quốc thống các vua Hùng dựng nước. Tiếp tục sự nghiệp huy hoàng của nhà Đinh, Vua Lê Đại Hành và triều đại nhà Lê đã cùng với quân và dân cả nước phá Tống bình Chiêm xây dựng nước Đại Cồ Việt thành quốc gia hưng thịnh.

Hoạt cảnh về hai vị anh hùng dân tộc Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn và cố đô Hoa Lư. Ảnh: Báo Văn hóa

Hoạt cảnh về hai vị anh hùng dân tộc Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn và cố đô Hoa Lư. Ảnh: Báo Văn hóa

Trải qua 42 năm xây dựng và phát triển với 3 triều đại nhà Đinh, Tiền Lê và buổi đầu nhà Lý. Kinh đô Hoa Lư của Nhà nước Đại Cồ Việt đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình, lưu dấu một giai đoạn lịch sử hào hùng, sáng mãi với tên tuổi của 3 con người, ba cuộc đời kiệt suất Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành và Lý Thái Tổ, để đến năm 1010, tại mảnh đất này, Vua Lý Thái Tổ đã tuyên chiếu rời đô về Đại La, Thăng Long, Hà Nội ngày nay, tạo vận hội mới cho quá trình xây dựng và phát triển đất nước.

Phát biểu khai mạc lễ hội, ông Đinh Văn Điến - Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình khẳng định: Lễ hội Hoa Lư được tổ chức hằng năm, là một hoạt động văn hóa lâu đời, phản ánh đậm nét sinh động về cuộc đời, thân thế, sự nghiệp của Đinh Tiên Hoàng đế và lịch sử Việt Nam qua ba triều đại Đinh, Tiền Lê, Lý.

Lễ hội có tầm ảnh hưởng lớn, bảo tồn lưu giữ được những giá trị văn hóa văn nghệ dân gian đặc sắc, trở thành nét sinh hoạt văn hóa tinh thần của người dân Cố đô nói riêng và nhân dân cả nước nói chung.

Đồng thời khẳng định vị trí, vai trò to lớn của Nhà nước Đại Cồ Việt trong tiến trình lịch sử dân tộc Việt Nam, tôn vinh các giá trị văn hóa tốt đẹp, thể hiện lòng thành kính, sự tri ân sâu sắc với các bậc tiên đế, tiền nhân đã có công khai thiên lập quốc làm nên những trang sử hào hùng của dân tộc, tạo tiền đề cho những bước phát triển rực rỡ của đất nước hôm nay.

Với những giá trị tiêu biểu và trường tồn ấy, Lễ hội Hoa Lư đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cố đô Hoa Lư là một điểm sáng trong quần thể danh thắng Tràng An đã được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới.

Tiếp nối truyền thống lịch sử vẻ vang của cha ông, những năm qua, tỉnh Ninh Bình đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, quốc phòng quân sự địa phương được củng cố; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; kinh tế liên tục phát triển; xây dựng nông thôn mới đạt kết quả nổi bật tạo diện mạo mới cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn Ninh Bình

Lễ hội năm nay được tổ chức với nhiều nội dung phong phú, mang đậm nét văn hóa truyền thống, đậm đà bản sắc dân tộc như: Lễ rước nước, Lễ tế cửu khúc; các trò chơi dân gian như: thi đấu bóng chuyền, đấu vật dân tộc, cờ người..., thu hút đông đảo du khách và nhân dân tham gia.

Đặc biệt, nét mới trong lễ hội năm nay, Ban tổ chức đã phục dựng lại một số nghi thức tế lễ và trò chơi dân gian đã bị thất truyền như: Lễ tế cửu khúc và Thi kéo chữ “Thái Bình."

Việc phục dựng lại các hoạt động này được người dân rất đồng tình, ủng hộ. Đây cũng là cơ hội giúp cho thế hệ trẻ hiểu được lịch sử cũng như khát vọng hòa bình, quốc gia thịnh vượng, ấm no đã có từ thời ông cha xưa, để thế hệ con cháu đời sau cần phát huy và giữ gìn.

Ngay sau lễ khai mạc là chương trình nghệ thuật đặc sắc với chủ đề: “Đinh Tiên Hoàng Đế - Khát vọng Thái Bình” gồm 3 chương: Chương I: Cờ lau dựng đại nghiệp; Chương II: Đinh Tiên Hoàng Đế - Khát vọng Thái Bình; Chương III: Ninh Bình - Nhịp điệu mới. Do các diễn viên Nhà hát Chèo Hà Nội, Trường Cao Đẳng Múa Việt Nam, trường ĐH Sân khấu điện ảnh Hà Nội, Nhà hát Chèo Ninh Bình… biểu diễn

Lễ hội Hoa Lư năm 2019 diễn ra đến hết ngày 15/4 (tức 11/3 âm lịch).

P.V

Tin khác

Chiêm ngưỡng những kỷ vật kháng chiến gắn với chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiêm ngưỡng những kỷ vật kháng chiến gắn với chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Hơn 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phản ánh về trận quyết chiến lược Điện Biên Phủ năm 1954 hiện đang thu hút nhiều người dân Thủ đô Hà Nội và du khách quốc tế tới tham quan, khám phá.

Đời sống văn hóa
Hào hứng Lễ hội thả diều - Hello Sunny Phan Thiết

Hào hứng Lễ hội thả diều - Hello Sunny Phan Thiết

(CLO) Hơn 100 cánh diều đầy màu sắc và hình dạng độc đáo bay lượn giữa bầu trời xanh tại Lễ hội thả diều Hello Sunny Phan Thiết.

Đời sống văn hóa
Họa sĩ Lê Vinh - Bậc thầy vẽ tranh bằng bút bi cực thực

Họa sĩ Lê Vinh - Bậc thầy vẽ tranh bằng bút bi cực thực

(NB&CL) Được đào tạo sử dụng các chất liệu màu nước, sơn dầu, lụa, khắc gỗ… nhưng họa sĩ Lê Vinh, chàng trai sinh năm 1979 tại huyện Ba Vì, Hà Nội, lại chọn hướng đi riêng sau khi tốt nghiệp, để rồi thể loại tranh vẽ bằng bút bi mới lạ đưa anh trở thành hiện tượng trong làng hội họa Việt Nam.

Đời sống văn hóa
Lễ hội đường phố Đồng Hới rực rỡ sắc màu

Lễ hội đường phố Đồng Hới rực rỡ sắc màu

(CLO) Ngày 28/4, tại trung tâm thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình), Ủy ban nhân dân thành phố Đồng Hới đã tổ chức Lễ hội đường phố năm 2024, với sự tham gia của hàng trăm nghệ sĩ biểu diễn nhiều tiết mục văn nghệ, thời trang...

Đời sống văn hóa
Trên đỉnh đồi C4 anh hùng

Trên đỉnh đồi C4 anh hùng

(CLO) Được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: Đồi C4 anh hùng, Đồi Ba cây thông… từ năm 1965 đến năm 1973 của thế kỷ trước, trên Đồi C4 đã diễn ra những trận chiến đấu ác liệt của các chiến sĩ Đại đội 4 thuộc Trung đoàn 228 nhằm tiêu diệt máy bay của Đế quốc Mỹ dội bom xuống cầu Hàm Rồng.

Đời sống văn hóa