Dân tin hơn, dân yên hơn

Thứ tư, 26/02/2020 14:22 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sự thành công trong công cuộc chống dịch COVID-19 cho thấy dân tin hơn, dân yên hơn - đó là phần thưởng rất lớn đối với Chính phủ và hệ thống chính trị, để góp phần làm nên một tinh thần Việt Nam.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại tỉnh Thừa Thiên Huế, ngày 7/2/2020. Ảnh: TTXVN

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại tỉnh Thừa Thiên Huế, ngày 7/2/2020. Ảnh: TTXVN

1. Trong bối cảnh dịch COVID-19 lây lan nhanh trên thế giới, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định “Việt Nam là đất nước an toàn”.

Để có được sự khẳng định chắc chắn của người đứng đầu Chính phủ, công tác phòng chống dịch đã có sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của cả hệ thống chính trị, của các bộ ngành, địa phương, các y bác sĩ, ý thức tham gia phòng chống dịch với trách nhiệm rất cao của mỗi người dân.

Còn nhớ, ngày 23/1/2020, thành phố Vũ Hán bị phong tỏa, thì cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ đã có công điện khẩn về phòng, chống dịch viêm hô hấp cấp do virus nCorona gây ra; thường xuyên trao đổi về tình hình dịch cũng như công tác chủ động phòng, chống.

Tại Công điện, Thủ tướng Chính phủ đã có những nhận định mà sau này cho thấy rất xác đáng. Trên cơ sở đó, Thủ tướng đã yêu cầu kiểm soát chặt chẽ hành khách nhập cảnh tại các cửa khẩu, cách ly, quản lý kịp thời các trường hợp nghi ngờ nhiễm virus; có các phương án đáp ứng hiệu quả phù hợp với tình hình dịch. Các Bộ ngành liên quan cung cấp thông tin và khuyến cáo các công dân Việt Nam không nên đến các khu vực đang có dịch khi không cần thiết; các địa phương quyết liệt công tác kiểm soát dịch bệnh, bảo đảm cung cấp đủ thuốc, phương tiện, vật tư, trang thiết bị, kinh phí cho các hoạt động phòng, chống dịch...

Mặc dù thời điểm đó đang là những ngày cận Tết nguyên đán Canh Tý nhưng công tác phòng chống dịch đã được lãnh đạo Chính phủ khẩn trương triển khai với tinh thần đúng như Thủ tướng đã nêu, đó là “chống dịch như chống giặc”.

Sáng 23/1 (ngày 29 Tết), Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã kiểm tra công tác chuẩn bị phòng chống dịch viêm hô hấp cấp tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ngay ngày hôm sau, 30 Tết, Phó Thủ tướng lại tiếp tục chủ trì cuộc họp với Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Bộ Y tế.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chia sẻ, động viên người dân chờ để đưa về khu vực cách ly 14 ngày ở TP.Móng Cái, Quảng Ninh, ngày 2/2/2020. Ảnh: TNMT

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chia sẻ, động viên người dân chờ để đưa về khu vực cách ly 14 ngày ở TP.Móng Cái, Quảng Ninh, ngày 2/2/2020. Ảnh: TNMT

Tại cuộc họp này, Phó Thủ tướng đã chỉ đạo các biện pháp của Việt Nam luôn đặt ở mức cao hơn khuyến cáo của WHO, không dừng lại ở cấp độ "lây nhiễm hạn chế" thông thường mà chuyển sang phòng, chống lây nhiễm; đồng thời kích hoạt chính thức Trung tâm ứng cứu khẩn cấp sự kiện y tế công cộng.

Tiếp đó, ngày mùng 3 Tết (27/1), chủ trì cuộc họp về bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh yêu cầu: Chống dịch như chống giặc, đồng thời thành lập cơ quan chỉ đạo cấp quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19 do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đứng đầu.

Các biện pháp quyết liệt nhất cũng nhanh chóng được đưa ra: Mỗi tuần 2 lần, Thường trực Chính phủ nghe Ban chỉ đạo quốc gia báo cáo; 2 ngày 1 lần, Ban chỉ đạo quốc gia họp về phòng chống dịch, qua đó đề ra các giải pháp cụ thể để thực hiện nhiệm vụ quan trọng là bảo vệ tính mạng nhân dân.

Mới đây, ngày 25/2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký Chỉ thị số 10 về việc đẩy mạnh phòng, chống dịch COVID-19. Đây là chỉ thị thứ 3 Thủ tướng ký ban hành kể từ khi dịch COVID-19 xâm nhập vào Việt Nam.

Tại Chỉ thị này, một số biện pháp mạnh lại được đưa ra trong bối cảnh dịch bệnh đã lây lan mạnh ra ngoài Trung Quốc, trong đó Hàn Quốc đã trở thành một “tâm dịch” mới. Theo đó, Việt Nam tạm dừng nhập cảnh đối với người đến từ hoặc đi qua vùng có dịch của Hàn Quốc; chuyển hướng các chuyến bay đến từ vùng dịch Hàn Quốc...

2. Có thể nói, những chỉ đạo của Thủ tướng rất sát với tình hình dịch bệnh, giải quyết được những vấn đề vướng mắc phát sinh với một quan điểm rõ ràng, quyết liệt.

Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần phòng chống dịch COVID-19 là phải bình tĩnh đương đầu và vượt qua, không lo lắng thái quá nhưng cũng không chủ quan. Đặc biệt, Thủ tướng đã nêu ra một thông điệp rõ ràng, đó là, Chính phủ chấp nhận một số thiệt hại về kinh tế để bảo vệ tính mạng, sức khỏe người dân.

Tỉnh Yên Bái tổ chức phun khử khuẩn bằng Cloramin B cho các đơn vị, trường học, các địa điểm tập trung đông người. Ảnh: Báo Yên Bái

Tỉnh Yên Bái tổ chức phun khử khuẩn bằng Cloramin B cho các đơn vị, trường học, các địa điểm tập trung đông người. Ảnh: Báo Yên Bái

Đồng thời, Thủ tướng cũng nêu rõ, khi chúng ta nói hy sinh một phần tăng trưởng để bảo vệ sức khỏe và tính mạng cho người dân nhưng Chính phủ cũng không chọn giải pháp dễ là đóng cửa mọi thứ. Thay vào đó, Chính phủ chọn giải pháp khó hơn, tức là làm sao vẫn duy trì điều kiện đi lại cho người dân, du khách, tiếp tục thúc đẩy sản xuất - kinh doanh, phát triển kinh tế, thương mại nhưng vẫn bảo đảm an toàn cho nhân dân.

Theo Thủ tướng, việc đẩy lùi được dịch thì mới thành công một nửa. Yêu cầu lớn hơn của Chính phủ là phải đạt mục tiêu kép, vừa chống dịch COVID-19, vừa giữ được nhịp độ tăng trưởng kinh tế, kiên quyết giữ vững và phấn đấu hoàn thành các mục tiêu tăng trưởng mà Quốc hội đề ra.

3. Nói như Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam "Đến giờ phút này, chúng ta đã thắng chiến dịch mở màn đầu tiên”. Chiến thắng đó đã được minh chứng khi cả 16/16 trường hợp nhiễm COVID-19 tại Việt Nam đã điều trị phục hồi, tính đến ngày 25/2 thì đã qua 13 ngày, cả nước không ghi nhận thêm ca nhiễm mới.

Hai bệnh nhân nhiễm COVID-19 điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương được ra viện. Ảnh: TNO

Hai bệnh nhân nhiễm COVID-19 điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương được ra viện. Ảnh: TNO

Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch bệnh đang vẫn còn diễn biến phức tạp và có dấu hiệu bùng phát ở một số quốc gia có quan hệ thương mại, đầu tư, du lịch rất lớn với Việt Nam thì chúng ta vẫn cần hết sức đề cao cảnh giác, để công cuộc phòng, chống dịch COVID-19 đạt kết quả tốt nhất.

Lửa thử vàng, gian nan thử sức. Hơn lúc nào hết, hiện nay chúng ta cần phát huy một tinh thần Việt Nam, niềm tin của nhân dân, niềm tin của quốc tế vào tinh thần Việt Nam, vào quyết tâm hiệu lực, hiệu quả của cả hệ thống chính trị. Chúng ta cần phải phát huy tinh thần này thường xuyên và tích cực hơn nữa trong thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội.

Chúng ta có thể khẳng định rằng, sự thành công trong công cuộc chống dịch COVID-19 cho thấy dân tin hơn, dân yên hơn khi có sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành đúng đắn của Chính phủ. Và chắc chắn rằng, phần thưởng rất lớn đối với Chính phủ và hệ thống chính trị là niềm tin của nhân dân, điều đó sẽ góp phần làm nên một tinh thần Việt Nam để vượt qua những khó khăn, thử thách đang còn ở phía trước.

Thế Vũ

Tin khác

Việt Nam quê hương ta đẹp lắm…

Việt Nam quê hương ta đẹp lắm…

(CLO) Trong những ngày này, cả nước đang hồ hởi, phấn khởi chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn