Đau đáu nghĩ suy về ngôn ngữ báo chí: Từ trái tim & tấm lòng thành

Thứ năm, 15/10/2020 14:00 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Thầy Trần Chút là nhà ngôn ngữ học, nhà giáo ưu tú, nguyên Trưởng phòng Đào tạo trường Đại học KHXH và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP.HCM, Phó Trưởng khoa ngữ văn đầu tiên trường Đại học Tổng hợp TP. HCM.

Ông không trực tiếp giảng dạy tôi, không cùng tôi làm việc một cơ quan, nhưng thật may mắn, tôi và ông có nhiều dịp gặp gỡ, tiếp xúc, với nhiều kỷ niệm đẹp. Ông vừa qua đời ở tuổi 81, do lâm bệnh hiểm nghèo.

Trong một lần cùng đi thăm và làm việc với giới báo chí Thái Lan, thầy giáo Trần Chút tỏ ra rất am hiểu, tinh tường lĩnh vực truyền thông đại chúng và truyền thông xã hội, mối quan hệ gắn kết giữa báo chí với giáo dục, giữa nhà giáo với nhà báo. Ông nói vừa thực lòng mà cũng là tếu táo, hóm hỉnh:

121109005_395646548496916_7083689314929034911_n

- Nhà giáo và nhà báo chân chính cộng lại thành nhà nghèo. Con nhà nghèo thì càng thương nhau, quý nhau, yêu nhau như cùng trong một mái nhà vậy.

Như sợ người nghe chưa thấu đáo hai chữ “chân chính”, ông giải thích:

- Ngày nay, thời kinh tế thị trường, có không ít nhà báo và nhà giáo giàu có, chưa là đại gia nhưng cũng rủng riểng của ăn của để, đồng ra đồng vào, có nhà cao, cửa rộng, xe đời mới vi vu khắp phố cùng quê. Sung túc do làm ăn khuất tất, bẻ cong ngòi bút thì đó là không chân chính; sung túc do chính sức lao động, của cải do bàn tay khối óc của mình làm ra, giữ trọn đạo nghề thì ắt hẳn đó là nhà báo, nhà giáo chân chính.

Thầy Trần Chút yêu nghề nhà giáo, ông có những công trình nghiên cứu sâu về sách giáo khoa; lĩnh vực quản lý giáo dục; lĩnh vực ngôn ngữ, bao gồm cả ngôn ngữ báo chí. Ông nói:

  - Báo chí là tân văn, là News (tin tức), thông tin, bình luận, định hướng dư luận sự kiện vừa xảy ra, đang xảy ra, sắp xảy ra, ngôn ngữ không thể rườm rà, dây cà dây muống mà là trực diện, trực tiếp, súc tích, ngắn gọn, A ra A, B ra B, C ra C, không ẩn dụ, không lấp lửng, không ví von kiểu “đâm bụi tre, đe bụi hóp”.

Nhà giáo Trần Chút cho rằng, ngôn ngữ nói chung, ngôn ngữ báo chí nói riêng đang có nhiều vấn đề cần bàn. Báo chí và không ít nhà báo chưa chú trọng rèn dũa ngôn ngữ; viết hoa, viết tắt, sáo ngữ, phiên âm tiếng nước ngoài tùy tiện. Ông nói:

- Như vậy là không được, bởi sự tùy tiện sẽ gây nhiều hệ lụy, làm “tối” đi cái lấp lánh, sự trong sáng của tiếng Việt.

Nhà ngôn ngữ học Trần Chút, dân Quảng Trị “nòi” thẳng băng ruột ngựa, thẳng thắn với nhà báo:

 - Mà sao báo chí không có ai đứng ra làm trọng tài, để cùng các cơ quan báo chí, các nhà báo “chuẩn hóa” ngôn ngữ trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Ngôn ngữ nói chung, ngôn ngữ báo chí nói riêng cứ “mạnh ai nấy làm” như hiện nay là không thể chấp nhận. Khi chưa có được tiếng nói chung về ngôn ngữ nói chung, thì chí ít báo chí cũng có những quy chuẩn về ngôn ngữ truyền thông. Phải chăng Hội Nhà báo Việt Nam có trách nhiệm một phần về việc để “buông trôi” ngôn ngữ báo chí?

Về lĩnh vực quản lý giáo dục, nhà giáo Trần Chút nghiên cứu sâu, tâm huyết, đó là làm sao, làm bằng cách nào để tăng hành động, bớt nói suông, đặng thực hiện quyết sách: Đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục nước nhà, mà nghị quyết của Đảng, chỉ thị của Nhà nước đã nhiều lần nhấn mạnh và chỉ rõ. Ông cho rằng, mười mấy năm nay chúng ta vẫn hô: Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, nhưng kết quả thu được còn ít ỏi và quá khiêm nhường. Những giải pháp, nhóm giải pháp quyết liệt, căn cơ sắp tới là gì đây để thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, một nền giáo dục gắn với thực tiễn, giảm tính sách vở, kinh viện, tăng cường kỹ năng sống và tính thực nghiệm, thực hành, gắn với cuộc sống hằng ngày của học sinh, sinh viên. 

***

Không thể không nhắc đến cuộc sống đầy ắp nghĩa tình và trách nhiệm xã hội của nhà giáo Trần Chút. Ông sinh ra trên đất Quảng Trị anh hùng, nhưng tuổi thơ và sự trưởng thành lại gắn bó với xứ Nghệ kiên trung. Ông là cựu học sinh trường cấp 2, cấp 3 - trung học phổ thông - Phan Đình Phùng, ngôi trường danh tiếng của tỉnh Hà Tĩnh. Nhà giáo, nhà báo Đặng Duy Báu - nguyên Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Tĩnh, trưởng thành từ hoạt động phong trào của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, cựu học sinh trường cấp 3 Phan Đình Phùng nhiều lần nhắc với tôi: “Thầy Trần Chút hay lắm, đôn hậu, khiêm nhường mà thẳng thắn, chân thành, cách ứng xử nhân văn - kể cả lúc có những tình huống phức tạp. Ông học giỏi, hoạt động đoàn sôi nổi, nhiều sáng kiến hoạt động xã hội nổi trội”. Nhà giáo Đặng Duy Báu vẫn thường điện thoại tâm tình ôn lại nhiều kỷ niệm đẹp về xứ Nghệ, những ngày nhà giáo Trần Chút học tập, công tác tại Hà Tĩnh.

Nhà giáo Trần Chút là người dành nhiều tâm sức cho hoạt động xã hội - từ thiện, hướng về những học trò nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, kết nối để các doanh nhân, nhà hảo tâm hỗ trợ, xây dựng các quỹ “Tấm lòng Vàng” góp sức chăm nom thế hệ trẻ. Những năm gần đây, khi nhà giáo ưu tú Trần Chút được Trung tâm Phát triển Giáo dục và Truyền thông TP. HCM (CEDC) mời tham gia Hội đồng Tư vấn Ban biên tập, không một hoạt động xã hội - từ thiện nào, dù xa hay gần thiếu vắng Thầy Trần Chút, dù tuổi cao, bệnh tật, sức khỏe giảm sút. Ông nói: “Là nhà giáo, làm được điều gì đó cho xã hội, cho các em học sinh - sinh viên nghèo hiếu học thì phải tâm huyết và hết mình, bắt đầu từ cái tâm trong và sáng của mình”.

Nhà giáo ưu tú Trần Chút là vậy. Ông ra đi trong sự luyến tiếc, đau thương vô hạn của gia đình, người thân, các đồng nghiệp, bạn hữu, các thế hệ học trò - trong đó rất nhiều học trò của thầy đã thành đạt, trở thành những cán bộ cấp cao trong các cơ quan Đảng và Nhà nước, lực lượng vũ trang; các tổ chức chính trị - xã hội; các nhà báo thành danh. Vĩnh biệt nhà giáo ưu tú Trần Chút, từ trái tim và tấm lòng thành!

TP. HCM, 10/10/2020

Phạm Quốc Toàn

Tin khác

Hào hứng Lễ hội thả diều - Hello Sunny Phan Thiết

Hào hứng Lễ hội thả diều - Hello Sunny Phan Thiết

(CLO) Hơn 100 cánh diều đầy màu sắc và hình dạng độc đáo bay lượn giữa bầu trời xanh tại Lễ hội thả diều Hello Sunny Phan Thiết.

Đời sống văn hóa
Họa sĩ Lê Vinh - Bậc thầy vẽ tranh bằng bút bi cực thực

Họa sĩ Lê Vinh - Bậc thầy vẽ tranh bằng bút bi cực thực

(NB&CL) Được đào tạo sử dụng các chất liệu màu nước, sơn dầu, lụa, khắc gỗ… nhưng họa sĩ Lê Vinh, chàng trai sinh năm 1979 tại huyện Ba Vì, Hà Nội, lại chọn hướng đi riêng sau khi tốt nghiệp, để rồi thể loại tranh vẽ bằng bút bi mới lạ đưa anh trở thành hiện tượng trong làng hội họa Việt Nam.

Đời sống văn hóa
Lễ hội đường phố Đồng Hới rực rỡ sắc màu

Lễ hội đường phố Đồng Hới rực rỡ sắc màu

(CLO) Ngày 28/4, tại trung tâm thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình), Ủy ban nhân dân thành phố Đồng Hới đã tổ chức Lễ hội đường phố năm 2024, với sự tham gia của hàng trăm nghệ sĩ biểu diễn nhiều tiết mục văn nghệ, thời trang...

Đời sống văn hóa
Trên đỉnh đồi C4 anh hùng

Trên đỉnh đồi C4 anh hùng

(CLO) Được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: Đồi C4 anh hùng, Đồi Ba cây thông… từ năm 1965 đến năm 1973 của thế kỷ trước, trên Đồi C4 đã diễn ra những trận chiến đấu ác liệt của các chiến sĩ Đại đội 4 thuộc Trung đoàn 228 nhằm tiêu diệt máy bay của Đế quốc Mỹ dội bom xuống cầu Hàm Rồng.

Đời sống văn hóa
Âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

(CLO) Chương trình "Khi âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật" của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam diễn ra vào chủ nhật cuối cùng mỗi tháng, miễn phí cho tất cả khách tham quan.

Đời sống văn hóa