Day dứt thôi- Chưa đủ!

Chủ nhật, 05/05/2019 08:32 AM - 0 Trả lời

(CLO) Vỏn vẹn 4 tháng, hàng loạt vụ tai nạn kinh hoàng, liên tiếp những mạng người chết thảm- những "ma men sau tay lái" đã "kiến tạo" nên bao nỗi đau xé lòng, bao day dứt khôn nguôi. Nhưng, với thảm họa giao thông xảy ra bởi những quái xế điên dại bởi men rượu, thì sự day dứt là chưa đủ.

1. “Con nhớ mẹ Quỳnh nhiều. Con thương mẹ Quỳnh nhiều lắm. Chị thức dậy rèn chữ, “gõ đầu” các con đi. Chị đừng nằm yên như thế”.

“Hôm qua trước khi đi làm mẹ còn dặn, bảo em ăn cơm, học tập nghỉ sớm rồi mẹ về.  Ấy vậy mà mẹ giờ đã đi mãi không về”...

Đó chỉ là hai trong vô số những ai oán, khóc thương của những người ở lại trước sự ra đi quá ư thảm khốc của những người thân yêu của họ- những nạn nhân xấu số trong hàng loạt những vụ tai nạn giao thông kinh hoàng xảy ra liên tiếp thời gian qua bởi cùng một nguyên nhân: tài xế trở nên vô tri, mất kiểm soát bởi "ma men". Những nỗi đau xé lòng và sẽ còn hiện hữu... 

Nhưng, trong những thảm kịch gây ra bởi những "tài xế điên trong dáng vóc ma men" ấy, bên cạnh nỗi đau, còn cả những day dứt khôn nguôi. 

"Uống rượu và lái xe, một người tốt đã thành kẻ giết người" - ông Khuất Việt Hùng (Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia) cho biết ông đã phải cân nhắc, suy nghĩ rất lâu và trải qua những cảm giác rất mâu thuẫn trước khi viết nên status ấy trên mạng xã hội ngay  sau vụ TNGT nghiêm trọng ở hầm Kim Liên ngày 1/5. 

Trước nay đã mấy ai nghĩ thấu suốt được rằng: Say xỉn, lái xe là tội ác?

Trước nay đã mấy ai nghĩ thấu suốt được rằng: Say xỉn, lái xe là tội ác?

"Vợ Hiếu là một cô giáo. Hôm qua cậu ấy đã đâm chết một cô giáo khác. Hiếu sinh ra trong một gia đình rất có danh giá, bố là doanh nhân, mẹ giảng viên đại học. Vợ đẹp, con khôn. Thế mà sau cú đâm, tất cả chôn vùi hết đối với cậu ấy". Đó là những dòng tin nhắn đầy thảng thốt của một người bạn góp mặt trong cuộc họp lớp định mệnh của Lê Trung Hiếu- người lái xe Mercerdes gây nên thảm họa ở hầm Kim Liên đêm 1/5. 

2. Vì sao bỗng dưng chồng mất vợ, con mất mẹ, trò mất cô...?  Tất cả sẽ chẳng là "bỗng dưng", là "đột ngột", cũng sẽ chẳng là những day dứt ấy nếu những mỗi người trong chúng ta, không cứ là những người ngôi sau tay lái như Lê Trung Hiếu, Nguyễn Thị Nga, Đỗ Xuân Tuyên... ý thức được về những ly rượu, cốc bia mình uống, sẽ chẳng tồn tại cái "tục lệ ép cạn li, 100%, không say không về" hay nói một cách khác, cái gọi là "văn hóa rượu bia" của người Việt không bị "biến thái", lạm dụng và cổ súy quá đà đến thế. 

Ở đây trước hết phải nói ngay rằng uống rượu là một phạm trù văn hóa không thể thiếu của người Việt ta từ trước tới nay. Người Việt Nam có tục lệ uống rượu khi ăn, mang ý nghĩa tương sinh hài hòa, thuận theo nguyên lý “âm dương phối triển” của Phương Đông. Thế nên, từ xưa tới nay, trong mọi sự kiện trong đời sống người Việt: ngày Tết, ngày giỗ, hội họp, tụ tập, sinh nhật, liên hoan cơ quan... uống cốc bia, cốc rượu đã trở thành "tập tục truyền thống" hiếm khi bị bỏ sót. Thậm chí nhiều nơi, nhiều chỗ, với nhiều người, không phải miếng trầu mà là chén rượu mới là... đầu câu chuyện và rằng chuyện sẽ khó có thể vui, khó có thể xôm nếu thiếu chút... men cay, thiếu cái sự gọi là "chén tạc chén thù". 

Ít ở đâu như tại Việt Nam, việc mua rượu, uống rượu diễn ra dễ dàng đến thế.

Ít ở đâu như tại Việt Nam, việc mua rượu, uống rượu diễn ra dễ dàng đến thế.

Thế nên, mới có chuyện, ít ở đâu như tại Việt Nam, việc mua rượu, uống rượu diễn ra dễ dàng đến mức vô tư, thoải mái đến thế. Thậm chí việc uống rượu được "nâng cao quan điểm", kiểu: “Nam vô tửu như kỳ vô phong”- đàn ông mà không biết uống rượu thì bị so sánh như đàn bà không có phong độ của đấng mày râu. Thế nên, cũng ít ở đâu như Việt Nam mới có lệ "chúc rượu" rồi dẫn tới "ép rượu", "chuốc rượu", cốc rượu đưa đẩy kèm những câu "khích bác" kiểu "nếu không khinh thì phải uống, cả mâm đều uống còn mình ông không uống là mất vui, chỉ có sợ vợ mới không uống...." dẫn tới việc uống đến say mềm, đến mất hết lý trí, kiểm soát...

Thế nên, mới có chuyện, Việt Nam đứng thứ hai thuộc các nước Đông Nam Á, đứng thứ 10 châu Á và đứng thứ 29 trên toàn thế giới về mức độ tiêu thụ rượu bia- chia sẻ của bà Vũ Thị Minh Hạnh, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách y tế. 

Thêm những con số không thể không khiến chúng ta quan ngại: theo số liệu được đưa ra  năm 2018, mỗi người dân Việt tiêu thụ 42 lít bia/năm. Giai đoạn 2003-2005, mức độ tiêu thụ số cồn trung bình 3,8 lít/năm nhưng đến 2005-2008 đã tăng gấp đôi là 6,6 lít. Trong khi đó, thế giới tăng rất chậm, chỉ từ 6,1 lên 6,2% giai đoạn 15 năm. “Dự tính của Việt Nam, vào năm 2025, Việt Nam tăng mức độ tiêu thụ số cồn khoảng 7 lít cồn/năm, nhưng thực tế, WTO cho biết, Việt Nam sẽ phải chạm mốc 8,6 lít cồn/năm"- một quan chức Bộ Y tế chia sẻ con số. 

Chưa hết, xu hướng trẻ hóa tuổi sử dụng rượu, bia đang gia tăng đáng quan ngại. Tỷ lệ sử dụng rượu, bia trong độ tuổi pháp luật không cho phép khá cao, tới 47,5%.

Và hệ quả của những con số kỷ lục ấy là gì. Theo nhiều thống kê, tại Việt Nam, bia rượu là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tai nạn giao thông (60%); gây bạo lực gia đình, mất an toàn trật tự xã hội (30%). Thiệt hại của rượu bia lớn hơn gấp nhiều lần so với giá trị kinh doanh của rượu bia mang lại. 

3. Thực tế ấy lại bật lên những băn khoăn, day dứt khác, ấy là vì sao hệ lụy, thiết hại của bia rượu... người dân ai cũng biết, cơ quan chức năng nào cũng nắm rất rõ nhưng vấn nạn ma men vẫn cứ tiếp diễn. Vì sao đến giờ này, sau quá nhiều những cái chết thương tâm gây ra bởi men rượu, cộng đồng mạng với giăng lên mạnh mẽ đến thế slogan "Say xỉn là tội ác", mới đặt ra vấn đề tẩy chay "nạn ép rượu, chuốc rượu"? Vì sao đến giờ này báo chí, các chuyên gia, các cơ quan chức năng mới lật lại câu chuyện rằng với những tài xế say xỉn gây tai nạn, phải tăng nặng hình phạt mới đủ sức răn đe, rằng tài xế sử dụng rượu bia lái xe gây tai nạn giao thông với mức phạt chỉ cao nhất là 10 năm tù là còn quá nhẹ? Tất cả giờ cũng mới nhớ ra rằng trong khi đó, ở một số quốc gia khác, hình phạt đối với vi phạm này được đánh giá là cực kì nghiêm khắc.

Và cũng mới giờ này, báo chí mới lục ra rằng bao năm qua, Bộ Y tế đã rục rịch cho cái gọi là Dự thảo Luật phòng chống tác hại của rượu bia nhưng đến thời điểm này, vẫn còn quá nhiều điểm chưa được thống nhất, nào là tên gọi của Luật: “Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia” hay “Luật Phòng, chống tác động có hại và kiểm soát rượu, bia vì sức khỏe con người”...; rằng các quy định trong dự thảo luật còn chưa hợp lý, cụ thể, sẽ tạo ra sự bất hợp lý trong đối xử với các sản phẩm rượu bia, các hộ kinh doanh, nhà sản xuất, đồng thời kém khả thi trên thực tế...... 

Nhưng như người Việt vẫn nói, "muộn còn hơn không". Thế nên, để không còn những "bỗng dưng", "giá như", sẽ không còn những nỗi đau xé lòng... nếu chúng ta quyết liệt hơn, cương quyết hơn với... ma men 

Day dứt là khó tránh khỏi nhưng day dứt thôi chưa đủ. Tất cả chúng ta hãy hành động để loại trừ sự lạm dụng quá đà của bia rượu mà đến giờ này đã thực sự trở thnahf một vấn nạn xã hội thực sự nhức nhối. 

Hà Anh 

Tin khác

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn
Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

(NB&CL) Mức giảm trừ gia cảnh hiện nay quá thấp so với mức chi tiêu cơ bản, mức sống thực tế của người dân và không phù hợp với sự biến động liên tục của mặt bằng giá. Điều này đã được giới chuyên gia cũng như báo chí lên tiếng khá nhiều nhưng cho tới nay, mức trừ gia cảnh vẫn không thay đổi...

Góc nhìn