Doanh nghiệp khó tiếp cận gói 16.000 tỷ

Thứ sáu, 12/06/2020 19:14 PM - 0 Trả lời

(CLO) "Đau mắt trái – chữa mắt phải" là lời cảnh báo của chuyên gia kinh tế trước thông tin gói 16.000 tỷ đồng sẽ được “bung ra” để giải ngân cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng do dịch Covid-19.

Doanh nghiệp không đủ “điều kiện” để giải ngân

Giữa tháng 5/2020, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú cho biết, NHNN đã chuyển khoản tiền 16.000 tỷ đồng cho Ngân hàng Chính sách xã hội để cho doanh nghiệp vay trả lương cho người lao động bị ngừng việc.

Mặc dù đã sẵn sàng vốn, ngân hàng vẫn chưa giải ngân được một món vay nào trong gói 16.000 tỷ đồng dùng để hỗ trợ doanh nghiệp.

Mặc dù đã sẵn sàng vốn, ngân hàng vẫn chưa giải ngân được một món vay nào trong gói 16.000 tỷ đồng dùng để hỗ trợ doanh nghiệp.

Tuy nhiên, gần một tháng nay, khoản tiền hỗ trợ nằm chờ ở ngân hàng, trong khi doanh nghiệp khó tiếp cận. Bà Trần Lan Phương, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội cho biết, mặc dù đã sẵn sàng vốn, ngân hàng vẫn chưa giải ngân được một món vay nào trong gói này.

Ngay khi có Nghị quyết 42 của Chính phủ ngày 9/4 và Quyết định 15 ngày 24/4 của Thủ tướng, Ngân hàng Chính sách xã hội đã phối hợp các bên liên quan, ban hành ngay văn bản hướng dẫn nghiệp vụ cho doanh nghiệp vay trả lương người lao động.

“Thời gian qua, một số doanh nghiệp liên hệ ngân hàng để tìm hiểu thủ tục, tuy nhiên họ không đáp ứng được các điều kiện, đối tượng do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tham mưu. Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện, dịch Covid-19 ở Việt Nam đã được kiểm soát một phần, doanh nghiệp cũng dần phục hồi nên gói tín dụng này vẫn chưa giải ngân được”, bà Phương cho biết.

Bà Phương khẳng định, các đối tượng đáp ứng theo điều kiện Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đưa ra sẽ được giải ngân. Các điều kiện và đối tượng được phép cho vay do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội làm đầu mối phối hợp với các bộ ngành tham mưu Thủ tướng ban hành Quyết định 15.

Theo đó, điều kiện để doanh nghiệp vay được gói 16.000 tỷ với lãi suất 0% để trả lương cho người lao động gồm: Có từ 20% hoặc từ 30 người lao động trở lên đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc phải ngừng việc từ một tháng liên tục trở lên. Đồng thời phải trả trước tối thiểu 50% tiền lương ngừng việc cho người lao động trong khoảng thời gian từ ngày 1/4 đến hết 30/6...

Đau mắt trái – chữa mắt phải!

Theo TS Nguyễn Đình Cung, về các gói hỗ trợ của Chính phủ, dùng từ “gói” là không chính xác, bởi sau khi nhận hỗ trợ thì doanh nghiệp vẫn phải trả các gói đó. Trong khi đó, việc miễn giảm thuế, phí gần như là chưa có, đây mới là thứ mà doanh nghiệp đang thật sự cần.

Chẳng hạn, một số điều kiện hỗ trợ như giảm, hoàn thuế nhưng số người mất việc của doanh nghiệp đó phải trên 50%. Các doanh nghiệp hiện giờ phải giữ công nhân ở lại, nhưng điều kiện hỗ trợ này lại làm cho doanh nghiệp phải sa thải nhân viên mới được hưởng hỗ trợ.

“Đây là điều không hợp lý, tạo ra khuyến khích ngược đối với hành vi của doanh nghiệp”.

Thêm ví dụ như phí kiểm định, bảo trì đường bộ, ông Cung cho rằng nhiều xe nằm “đắp chiếu” trong những tháng dịch Covid-19 nhưng đến hạn đăng kiểm vẫn phải đi nộp phí. "Tại sao trong thời gian ngừng hoạt động lại không bỏ các loại phí này?", TS Cung nhấn mạnh.

Ông Cung cho rằng, “doanh nghiệp kỳ vọng nhất là tháo bỏ rào cản, thủ tục hành chính hơn là các hỗ trợ”.

Vị chuyên gia này đánh giá, doanh nghiệp tại Việt Nam đa số là những doanh nghiệp nhỏ do thủ tục hành chính ràng buộc, tiếp cận nguồn vốn khó khăn. Do đó, cần phân định lại, hỗ trợ tập trung vào các ngành chịu tác động trực tiếp từ dịch Covid-19 như hàng không, du lịch... đồng thời hỗ trợ “ra tấm, ra món” để các ngành đó đủ sức phục hồi. Còn cách làm rải rác, dàn trải như hiện nay chỉ như muối bỏ bể, rất khó giải quyết…

Đồng quan điển với TS Cung, một chuyên gia kinh tế cũng từng cảnh báo “đau mắt trái – chữa mắt phải” thì lấy đâu hiệu quả sau thông tin gói 16.000 tỷ đồng sẽ được “bung ra” để hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng do dịch Covid-19.

Ngọc An

Tin khác

Sau bê bối rửa tiền, công ty gia đình Trung Quốc thưa dần trên đất Singapore

Sau bê bối rửa tiền, công ty gia đình Trung Quốc thưa dần trên đất Singapore

(CLO) Tại Singapore, tốc độ tăng trưởng của các văn phòng gia đình Trung Quốc đang chậm lại do hậu quả từ vụ bê bối rửa tiền trị giá hàng tỷ USD năm ngoái và việc kiểm tra chặt chẽ hơn đối với những cá nhân nộp đơn mới.

Thị trường - Doanh nghiệp
Duy trì sức tăng trưởng, doanh thu quý I/2024 BSR đạt 30.696 tỷ đồng

Duy trì sức tăng trưởng, doanh thu quý I/2024 BSR đạt 30.696 tỷ đồng

(CLO) Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (mã CK: BSR - UPCoM) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 30.696 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 1.195 tỷ đồng và nộp NSNN đạt 3.355 tỷ đồng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

(NB&CL) Nền kinh tế Việt Nam trong quý I/2024 tiếp tục phục hồi, đạt nhiều kết quả quan trọng, đáng khích lệ, khá toàn diện trên các lĩnh vực, đời sống người dân tiếp tục được cải thiện, tạo nền tảng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP 6 - 6,5% trong năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

(CLO) Dù đợt nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới diễn ra 1 ngày, song mức tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

(CLO) Giá lương thực, xăng dầu và giá dịch vụ y tế đã khiến CPI 4 tháng đầu năm 2024 tăng 3,93% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,81%.

Kinh tế vĩ mô