KienlongBank vì miền Bắc thương yêu
Gần 700 triệu đồng đã được cán bộ nhân viên KienlongBank quyên góp sau 24h phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3 (Yagi) & thêm 3 ngày phép cho mỗi cán bộ nhân viên có gia đình bị ảnh hưởng do bão.
Theo dõi báo trên:
Việc đảm bảo không bị đứt gãy chuỗi sản xuất và thực hiện tốt công tác phòng chống dịch COVID-19 là một trong những nhiệm vụ quan trọng tại TP. HCM ở thời điểm hiện tại.
Theo quy định của UBND TP. HCM, doanh nghiệp được phép hoạt động khi đảm bảo thực hiện vừa sản xuất, vừa cách ly người lao động tại chỗ với phương châm “3 tại chỗ” gồm sản xuất tại chỗ - ăn tại chỗ - nghỉ ngơi tại chỗ hoặc doanh nghiệp đảm bảo thực hiện được phương châm “1 cung đường - 2 điểm đến”, chỉ duy nhất 1 cung đường vận chuyển tập trung công nhân từ nơi sản xuất đến nơi ở của công nhân (có thể chọn ký túc xá, khách sạn, chỗ ở tập trung cho công nhân).
Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, đặc biệt tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, Đoàn công tác của Bộ phận Thường trực đặc biệt Bộ Y tế tại TP. Hồ Chí Minh cùng Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh đã đến kiểm tra, lắng nghe những khó khăn và đưa ra giải pháp ở một số doanh nghiệp trên địa bàn.
Công ty TNHH Nidec Việt Nam Corpotation (Khu Công nghệ cao, phường Tân Phú, TP. Thủ Đức) có hơn 6000 lao động. Hiện, Công ty đang thực hiện cả phương án “3 tại chỗ” và “1 cung đường – 2 địa điểm” để đảm bảo vừa phòng chống dịch vừa sản xuất. Vì vậy, số người lao động giảm còn 2000 người .
Đại diện Công ty Nidec Việt Nam cho biết, số lượng công nhân giảm còn 1/3, trong đó bố trí 500 người thực hiện “3 tại chỗ” và 1500 lao động còn lại thực hiện “1 cung đường – 2 địa điểm”. Chi phí thuê khách sạn lưu trú cho công nhân rất lớn, ước tính lên đến 40 tỷ/tháng, tiền ăn 35.000/bữa/công nhân.
Đối với người lao động ở tại Công ty, yêu cầu sau khi hết ca phải ở phòng, lều đã chỉ định. Không được đi ra khỏi nơi lưu trú, không mua sắm. Thực hiện nghiêm 5K, khai báo y tế mỗi ngày. Khi ở khách sạn cách ly tuyệt đối không đi lại giữa các phòng. Bố trí bảo vệ kiểm soát chặt tại các khách sạn.
Đối với xe đưa đón công nhân, không để trùng thời gian đưa đón, tối đa 20 người/xe, có vị trí ngồi cố định, trước khi lên xe tất cả đều phải đo thân nhiệt và yêu cầu không xuống xe trên đường đi…
Qua kiểm tra, Đoàn công tác đánh giá, Công ty Nidec Việt Nam đang thực hiện tốt mô hình “3 tại chỗ” và “1 cung đường – 2 điểm đến”. Số lượng F0 thấp và đã nhanh chóng được tách khỏi Công ty.
Quy trình đưa đón công nhân đến nơi làm việc tuân thủ theo quy định. Người lao động tại các phân xưởng được trang bị đồ bảo hộ, giãn cách hợp lý, tránh tiếp xúc gần. Tuy nhiên cần bố trí lại nơi cách ly F1 để đảm bảo sức khỏe và an toàn cho người lao động.
Trang bị thêm thuốc và trang thiết bị y tế cần thiết. Bên cạnh đó, tăng cường quản lý người lao động tại nơi cư trú, đặc biệt phối hợp với các khách sạn để nhắc nhở công nhân không tự ý giao lưu với nhau.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Thanh Hà, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Môi trường y tế, việc tăng cường kiểm tra công tác phòng chống dịch tại các doanh nghiệp trong thời điểm hiện tại là rất cần thiết.
Việc triển khai phương án kết hợp vừa “3 tại chỗ” vừa “1 cung đường – 2 địa điểm” là phù hợp.
Trước bối cảnh tình hình dịch vẫn đang diễn biến phức tạp, khả năng còn nhiều ca mắc trong cộng đồng, ông Hà cho rằng, doanh nghiệp cần phải thường xuyên rà soát, đánh giá nguy cơ lây nhiễm để phát hiện và khắc phục những vấn đề còn tồn tại liên quan đến phòng chống dịch.
Đồng thời phải luôn sẵn sàng, chủ động triển khai các hoạt động phòng chống dịch nhằm phát hiện sớm và xử lý kịp thời trường hợp nghi mắc hoặc mắc COVID-19 tại cơ sở, đơn vị của mình.
Trong tình hình dịch hiện nay, phải tập trung ưu tiên cho chống dịch bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người lao động là trên hết; không được để dịch bùng phát trong doanh nghiệp và lây nhiễm ra cộng đồng.
“Để làm tốt công tác phòng chống dịch, đảm bảo an toàn và sức khỏe của người lao động, duy trì và từng bước khôi phục sản xuất, Công ty cần khắc phục các tồn tại như chấn chỉnh và tuân thủ quy trình bổ sung người lao động tổ chức phân luồng cách ly tại chỗ.
Thường xuyên kiểm tra giám sát, xét nghiệm cho người lao động cũng như nhân viên của đơn vị cung cấp suất ăn cho công nhân.
Tổ chức quản lý chặt chẽ người lao động sau khi hết ca làm việc. Bổ sung đủ trang thiết bị, dụng cụ, thuốc cho phòng cách ly y tế, đồng thời tăng cường tập huấn, truyền thông nâng cao nhận thức, hành vi của người lao động trong việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch...”, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Hà nhấn mạnh.
Gần 700 triệu đồng đã được cán bộ nhân viên KienlongBank quyên góp sau 24h phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3 (Yagi) & thêm 3 ngày phép cho mỗi cán bộ nhân viên có gia đình bị ảnh hưởng do bão.
(CLO) Sau khi Thanh tra Chính phủ chỉ rõ loạt sai phạm tại 7 công ty lâm nghiệp ở Gia Lai, tỉnh Gia Lai đã có kế hoạch thanh tra toàn diện những công ty này.
Đây là kế hoạch của FPT Long Châu trong việc hỗ trợ người dân bảo vệ, ứng phó với những căn bệnh có nguy cơ mắc phải trong thời điểm bị ảnh hưởng bởi mưa, lũ.
(CLO) Cận kề Rằm Trung thu, các gian hàng bán bánh trung thu lưu động tại Hà Nội vẫn trong tình trạng ế ẩm, mòn mỏi chờ khách. Trái ngược, một số tiệm bánh gia truyền lại luôn chật kín khách xếp hàng chờ tới lượt mua.
(ClO) Thủ tướng Hy Lạp cảnh báo rằng việc EU tăng xuất khẩu điện sang Ukraine sau các cuộc tấn công của Nga vào lưới điện của nước này đã khiến giá cả tăng vọt ở Đông Nam Âu.