Độc đáo cách “thu phục” loài bò ngang bằng cốc nhựa

Thứ bảy, 05/11/2022 09:19 AM - 0 Trả lời

(CLO) Tận dụng những ống nhựa kết hợp chút thính, nhiều người dân ở vùng hạ lưu sông Lam có thể kiếm tiền khỏe từ nghề bắt con cáy. Công việc săn “lộc trời” này đã giúp nhiều hộ gia đình có được những khoản thu nhập tốt.

Sáng sớm, trên cánh đồng nước lợ ở xã Châu Nhân, huyện Hưng Nguyên (Nghệ An), lão nông Võ Văn Quế (68 tuổi) nhanh tay đặt những ống nhựa đã sẵn mồi thính xuống chân ruộng với chi chít lỗ to, nhỏ.

Chỉ tay vào những lỗ này, ông Quế cho biết đó là nơi cư ngụ của con cáy. Có tiếng động, con vật này sẽ nhanh chóng chui vào lỗ. Nhưng người dân chỉ cần đặt ống nhựa cố định một nơi thì vài tiếng sau có thể bắt được rất nhiều cáy.

doc dao cach thu phuc loai bo ngang bang coc nhua hinh 1

Chị Hồng diễn tả cách bôi thính vào ống nhựa để bắt cáy.

Lão nông này cho hay mỗi ngày, chỉ cần tranh thủ vài tiếng đồng hồ đi đặt ống nhựa thì ông có thể bắt được trên dưới 10 kg cáy. Với giá thu mua hiện tại thì mỗi ngày ông cũng đút túi hơn 500 nghìn đồng.

“Có những hôm nước đẹp, thời tiết thuận lợi, cáy ra nhiều nên vợ chồng tôi cùng đi làm cũng kiếm được gần triệu bạc”, ông Quế cho biết.

doc dao cach thu phuc loai bo ngang bang coc nhua hinh 2

 Nghề bắt cáy ở ven sông Lam đã theo ông Quế gần cả cuộc đời.

Để bắt được con cáy, ngoài sự chịu khó, kinh nghiệm nhìn con nước, thời tiết thì còn phải có mồi thính. Mỗi gia đình làm nghề sẽ có bí quyết riêng nhưng đều có chung hỗn hợp cám, ruốc hôi, tép nhỏ trộn lẫn với nhau. Cám gạo được rang dậy mùi thơm, trộn với ruốc hôi, dùng 1 cây chổi nhỏ khuấy vào hỗn hợp này quyệt vào bên trong ống mồi một lớp mỏng.

Theo những người làm nghề săn cáy ở xã Châu Nhân, ngoài chất lượng ống mồi, việc lựa chọn chân ruộng để đặt ống mồi quyết định số cáy thu được nhiều hay ít. Chọn ruộng đặt ống mồi phải xem xét ruộng có nhiều cáy không, đã ai đặt ống mồi chưa. Những chân ruộng lắm hang hốc, gần mương lớn, giáp sông Lam thường có nhiều cáy. Nếu chân ruộng vừa bị người khác đặt ống mồi, hôm sau đi đặt lại, thì xác suất được cáy không nhiều.

doc dao cach thu phuc loai bo ngang bang coc nhua hinh 3

Ông Quế luôn hứng thú với việc bắt cáy.

Kỹ thuật đặt ống mồi bằng cốc nhựa khá đơn giản. Những nơi ruộng cạn chỉ cần cố định cho cốc nhựa bám chắc vào bờ ruộng, để miệng cốc dốc lên trên một góc khoảng 40 độ, đảm bảo cáy bò vào được, nhưng không ra được. Mỗi ống mồi đặt cách nhau tầm 1m, đặt liên tục thành hàng dài ngoài cánh đồng.

Sau khi đặt ống mồi, người đi săn cáy có thể về nhà hoặc đi làm việc khác. Khi trên đồng yên tĩnh, vắng người, cáy ở các chân ruộng sẽ ra khỏi hang bò vào ống mồi và mắc kẹt trong đó. Thường sau khi rải ống mồi vài tiếng đồng hồ, người đi săn cáy sẽ ra ruộng đổ ống mồi.

Chị Trần Thị Hồng (50 tuổi), một người có thâm niên nhiều năm đi bắt cáy chia sẻ: Ngày trước người dân chúng tôi thường đi bắt cáy vào ban đêm, chỉ dùng tay để chụp nên mất công và năng suất không cao. Khoảng 3,4 năm trở lại đây, sau khi thấy một nhóm người ở Thanh Hóa vào dùng ống nhựa làm bẫy để đặt cáy thì chúng tôi đã học theo.

"Chỉ có điều chúng tôi đã cải tiến cho phù hợp bằng việc thay những cốc nhựa nhỏ bằng việc tận dụng chai nhựa phế thải (chai coca, chai đựng dầu ăn, nước suối...) về cắt vát một phần trên, chỉ lấy nửa dưới để làm ống mồi nhử cáy. Với cách làm này, con cáy khi chui vào ống sẽ không thể bò ra ngoài”, chị Hồng cho hay.

doc dao cach thu phuc loai bo ngang bang coc nhua hinh 4

Những con cáy sau khi bò vào ống nhựa, khó có thể thoát ra.

Cũng theo chị Hồng, cáy sau khi bắt về đều được thương lái đến tận nhà thu mua, trả tiền liền. Cầm tiền tươi thóc thật sau vài ba giờ làm việc là niềm vui đối với những người làm nghề như chị. Cáy là nguồn lợi tự nhiên quý giá, là “lộc trời” mà người dân vùng hạ lưu sông Lam nhiều năm nay khai thác.

Dù còn đó những vất vả khi chân lấm tay bùn nhưng nghề bắt cáy vẫn tồn tại ở đây giữa thời buổi kinh tế thị trường, một phần do không còn nghề nào khác, một phần muốn níu giữ cái nghề của cha ông.

Cáy thuộc họ cua sinh sống trong hang các bờ ruộng, bờ mương ở vùng nước lợ ven sông. Cáy có nhiều loại: cáy đỏ càng, cáy gió, cáy đen, cáy lông… Cáy lông thân nhỏ nhưng càng to, các chân nhiều lông, mai của chúng thường có nhiều màu vân khác nhau. Trên đồng ruộng ven sông Lam ở các xã Hưng Lợi, Châu Nhân, huyện Hưng Nguyên cũng có nhiều cáy, chủ yếu là cáy lông. Người dân địa phương thường bắt cáy để làm thực phẩm, chế biến thành những món ăn như chiên, rang, nấu riêu, làm mắm cáy, chả cáy…

Bài và ảnh: Thảo Nguyên

Bình Luận

Tin khác

Tạm giữ người đàn ông vi phạm nồng độ cồn, đốt xe máy

Tạm giữ người đàn ông vi phạm nồng độ cồn, đốt xe máy

(CLO) Khi tổ công tác lập biên bản vi phạm hành chính về lỗi vi phạm nồng độ cồn, ông T. đã ký vào biên bản và đi ra ngoài, sau đó leo lên thùng xe Cảnh sát giật nắp bình xăng, châm lửa chiếc xe máy.

Đời sống
Quảng Ninh: Nét mới đặc sắc trong Lễ hội Carnaval Hạ Long 2024

Quảng Ninh: Nét mới đặc sắc trong Lễ hội Carnaval Hạ Long 2024

(CLO) Độc đáo, Lễ hội Carnaval Hạ Long 2024 lần đầu tiên tổ chức tại mép nước bãi tắm Công viên nước Đại Dương (phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long) với nhiều tiết mục đặc sắc, hấp dẫn. Sự kiện diễn ra vào 20h ngày 28/4.

Đời sống
Homestay ven Hà Nội cạn kiệt phòng trống, người dân kéo nhau cắm trại giữa trời

Homestay ven Hà Nội cạn kiệt phòng trống, người dân kéo nhau cắm trại giữa trời

(CLO) Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, thay vì đi du lịch xa, người dân Hà Nội tận hưởng kỳ nghỉ tại các homestay ven Hà Nội khiến nhiều nơi cạn kiệt phòng trống. Dân tình chuyển hướng sang cắm trại cùng ven đô, tận hưởng không khí trong lành.

Đời sống
Cận cảnh vụ phá rừng quy mô lớn khu vực giáp ranh Gia Lai – Đăk Lăk

Cận cảnh vụ phá rừng quy mô lớn khu vực giáp ranh Gia Lai – Đăk Lăk

(CLO) Hàng nghìn cây gỗ lớn, nhỏ bị đốn hạ không thương tiếc, tại hiện trường từng khoảnh rừng đã bị “hạ trắng”, đốt sạch. Vụ phá rừng thuộc khu vực giáp ranh huyện Chư Prông (Gia Lai) và huyện Ea Sup (Đăk Lăk).

Đời sống
Nắng nóng gay gắt, hàng nghìn lượt người đổ về Công viên nước Hồ Tây 'giải nhiệt'

Nắng nóng gay gắt, hàng nghìn lượt người đổ về Công viên nước Hồ Tây "giải nhiệt"

(CLO) Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, thời tiết ở Hà Nội rất oi bức, nền nhiệt ngoài trời có lúc lên đến 40 độ C nên nhiều người dân đã đến Công viên nước Hồ Tây để "giải nhiệt" và vui chơi.

Đời sống