Đốn hạ mùa hè, ăn chặn xác ve

Chủ nhật, 07/06/2020 09:00 AM - 0 Trả lời

(CLO) Mùa hè năm nay, chặt phượng, đốn hạ cả ký ức lưu luyến thuở ban đầu chưa đủ, người ta đã rạch ngang bầu trời tuổi thơ của các em bằng một vết chém.

2,8 tỷ đồng ngân sách dành cho bữa trưa của trẻ mầm non, học sinh đã bị

2,8 tỷ đồng ngân sách dành cho bữa trưa của trẻ mầm non, học sinh đã bị "ăn chặn" tại Phòng GD&ĐT huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai. Ảnh: TL

Cuối cùng thì một bộ phim bom tấn có tên “không mùa hè” đã chính thức ra rạp tại…Gia Lai.

Nó đương nhiên không phải là câu chuyện dịch bệnh đã khiến năm học này phải chạy đua với mùa hạ.

Nó đương nhiên không phải câu chuyện học sinh sẽ không còn những kỳ nghỉ lý thú sau một năm học cõng lên mình quá nhiều sứ mệnh của một nền giáo dục lúc nào cũng phải gồng mình mang vác những khẩu hiệu lớn lao.

Nó, chính xác là mùa hè đã bị đốn hạ không thương tiếc như những đóa phượng hồng lã chã rơi xuống sân trường.

Nó chính xác là những bữa trưa của học sinh đã bị cắt xén biến thành những bát cơm chan đầy nước mắt trong tiếng ve thảm thiết giữa mùa hè.

Quá trắng trợn và liều lĩnh, trong vòng 3 năm, từ 2013 – 2015, Trưởng phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Chư Pưh và một số cán bộ thoái hóa, biến chất ở đây đã nhận hơn 2,8 tỷ đồng ngân sách hỗ trợ ăn trưa cho 3.000 trẻ mầm non và học sinh bán trú. Nhưng rồi họ đã không cấp phát cho các nhà trường mà dùng để chi lương (trên 500 triệu), thuê xe (trên 400 triệu), quà biếu (trên 300 triệu), hơn 230 triệu không có trong dự toán…, số tiền tồn quỹ chỉ còn 55 triệu.

Những vị khách nào đã được Phòng giáo dục & Đào tạo huyện Chư Pưh biếu quà bằng những bữa trưa của trẻ em mầm non bị ăn chặn?

Những thầy cô nào đã nhận tiền lương từ bát cơm… an sinh xã hội của con trẻ?

Họ, nhìn lại hẳn đã rất đau lòng. Bởi có thể vô tình đã cướp đi bát cơm của những phận người gieo neo nơi thôn cùng, bản vắng.

Sở dĩ phải gọi đó là bộ phim, bởi ai có thể tin được giữa cuộc đời thực lại có tới hơn 2,8 tỷ đồng tiền chế độ ăn trưa của trẻ mầm non và học sinh có thể bị ăn chặn một cách trắng trợn đến như thế.

Chỉ có điện ảnh, sân khấu, thậm chí ảo thuật mới có đủ quyền năng để lý giải, hư cấu và hô biến những điều kỳ lạ như thế thành sự thật hiển nhiên giữa cuộc đời.

Những đứa trẻ 2,3,4 tuổi chưa đủ lớn để hiểu người lớn đã đánh cắp tuổi thơ của chúng như thế nào. Nhưng có một sự thật là 3.000 trẻ nhỏ đã không có bữa trưa trong 3 năm liên tiếp. Trong quãng thời gian đó các em đã ăn gì khi mà chính những kẻ… nhân danh giáo dục đã đốn hạ cả mùa hè, ăn cả xác ve?

Luật pháp đã truy cứu những kẻ ăn chặn 2,8 tỷ đồng tiền ăn trưa của trẻ em bằng tội danh: “Lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ”. Nhưng luật đời phải sòng phẳng gọi tên những hành vi ấy là ăn bẩn, là tham nhũng niềm tin.

 Ai đó đã nỗ lực để bữa cơm có thịt. Ai đó đã lao rừng, cắm bản để nâng bước trẻ em đến trường. Họ sẽ nghĩ gì khi những kẻ nhân danh giáo dục ở huyện miền núi Chư Pưh, Gia Lai đã ăn chặn hơn 2,8 tỷ đồng tiền ăn trưa của trẻ mầm non và học sinh?

Mùa hạ năm nay, chặt phượng, đốn hạ cả ký ức lưu luyến thuở ban đầu chưa đủ, người ta đã rạch ngang bầu trời tuổi thơ của các em bằng một vết chém.

Như những chú ve con, vừa kịp ngân lên một khúc đã bặt tiếng khi mùa hạ tuổi thơ không còn.

“Bữa trưa vui vẻ” thực ra chỉ là tên một chương trình trên truyền hình, còn ở huyện miền núi Chư Pưh nó là “bữa trưa đen tối”.

Quang Duy

Tin khác

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn
Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

(NB&CL) Mức giảm trừ gia cảnh hiện nay quá thấp so với mức chi tiêu cơ bản, mức sống thực tế của người dân và không phù hợp với sự biến động liên tục của mặt bằng giá. Điều này đã được giới chuyên gia cũng như báo chí lên tiếng khá nhiều nhưng cho tới nay, mức trừ gia cảnh vẫn không thay đổi...

Góc nhìn