Dù đạt thỏa thuận với Liên hợp quốc, Ukraine vẫn phải đối mặt thách thức xuất khẩu ngũ cốc

Thứ hai, 12/09/2022 12:40 PM - 0 Trả lời

(CLO) Số lượng ít tàu đến Ukraine vận chuyển “núi ngũ cốc” tích tụ trong nhiều tháng chiến tranh bất chấp hành lang biển được Liên hợp quốc hậu thuẫn, đe dọa đẩy giá lương thực toàn cầu lên cao và khiến những người nông dân vật lộn để trồng trọt.

Nguy cơ Nga rút khỏi thoả thuận ngũ cốc

Hôm thứ Tư tuần trước, Tổng thống Vladimir Putin đã gây ra lo ngại rằng Nga có thể rút lại hỗ trợ cho hành lang biển sau khi ông cáo buộc Kyiv sử dụng thoả thuận này để xuất khẩu ngũ cốc sang Liên minh châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ chứ không phải các quốc gia nghèo cần lương thực nhất, đặc biệt là ở châu Phi.

Ngay cả khi thỏa thuận được duy trì, những nguy cơ của việc đưa tàu cỡ lớn vào Biển Đen, cùng với việc thiếu tàu lớn và việc loại trừ một cảng chính, khối lượng vận chuyển thấp hơn rất nhiều so với mục tiêu của Ukraine là tăng gấp đôi xuất khẩu nông sản lên ít nhất 6 triệu tấn vào tháng 10.

du dat thoa thuan voi lien hop quoc ukraine van phai doi mat thach thuc xuat khau ngu coc hinh 1

Tàu MV Brave Commander chở lúa mỳ của Ukraine cập cảng Djibouti, ngày 30/8/2022. Ảnh: AFP.

Alexander Saverys, giám đốc điều hành của Tập đoàn vận tải biển CMB có trụ sở chính tại Bỉ, đã vận chuyển từ Ukraine trước chiến tranh, chia sẻ với Reuters: “Hiện tại, chúng tôi không gửi tàu của mình đến các cảng của Ukraine vì lo ngại an ninh quốc phòng và mắc kẹt trên cảng”.

Kể từ tháng Bảy, Liên hợp quốc và Thổ Nhĩ Kỳ đã mở rộng hành lang tạo điều kiện cho lưu thông xuất khẩu ngũ cốc Ukraine. Theo dữ liệu mới nhất từ Trung tâm Điều phối chung (JCC) ở Istanbul, nơi giám sát thỏa thuận, khoảng 2 triệu tấn ngũ cốc - chủ yếu là ngô - đã được xuất khẩu kể từ khi con tàu đầu tiên xuất bến vào ngày 1/8.

Với tốc độ xuất khẩu hiện tại, sẽ mất khoảng 6 tháng để vận chuyển phần còn lại của ngũ cốc tồn từ vụ thu hoạch năm ngoái qua 3 cảng trong hiệp định - Odesa, Chornomorsk và Pivdennyi - với sự hỗ trợ của xuất khẩu đường sắt, theo tính toán của Reuters.

Đến lúc đó, dự kiến sẽ có một núi ngũ cốc khác được tích tụ từ vụ thu hoạch hiện tại, bao gồm 20 triệu tấn lúa mì và vụ ngô của Ukraine dự kiến đạt tổng cộng khoảng 30 triệu tấn.

Denys Marchuk, Phó Chủ tịch Hội đồng Nông nghiệp Ukraine, cho biết không bán được, nông dân không có tiền để đầu tư vào ruộng đồng, đồng nghĩa với việc trồng lúa mì vụ đông đang trên đà giảm khoảng một phần ba so với năm ngoái.

Động thái này có thể kéo dài một cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu. Giá lương thực - tăng đột biến sau cuộc xung đột Nga - Ukraine ngày 24 tháng 2. Đặc biệt hơn, lúa mì của Ukraine vẫn chưa tiếp cận được các khách hàng truyền thống của họ ở châu Phi.

Theo số liệu của Liên hợp quốc, Somalia, quốc gia chỉ nhận trực tiếp một lô hàng 28.500 tấn lúa mì theo thỏa thuận, đang bước vào nạn đói do hạn hán kéo dài nhiều năm và tồi tệ hơn do giá lương thực toàn cầu tăng cao.

Tàu tải nhỏ giọt, ngũ cốc tồn số lượng khổng lồ

Tuần trước, Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine Mykola Solsky chia sẻ với Reuters rằng xuất khẩu nông sản của quốc gia này có thể tăng lên 6 triệu - 6,5 triệu tấn trong tháng 10, gấp đôi so với khối lượng đã thu hoạch trong tháng 7.

Các cảng ở Ukraine, nước xuất khẩu ngũ cốc hàng đầu thế giới trước chiến tranh, từng vận chuyển khoảng 5 - 6 triệu tấn ngũ cốc mỗi tháng, theo phân tích từ dự án nền tảng hậu cần44.

Josh Brazil, Phó chủ tịch phụ trách chuyên sâu về chuỗi cung ứng toàn cầu tại dự án44 cho biết: “Ukraine sẽ yêu cầu năng lực vận chuyển khổng lồ để bù đắp thời gian đã mất. Ông nói, để đạt được mức vận chuyển trước đó sẽ cần bốn tàu 50.000 tấn mỗi ngày.

Dữ liệu từ nền tảng dữ liệu hàng hải và hàng hóa Shipfix cho thấy kích thước tàu tải hàng hóa trung bình khoảng 20.000 tấn. Mặc dù đã tăng tốc vận chuyển, tuy nhiên, với quy mô hàng hóa hiện tại, khoảng một nghìn chuyến đi tàu mới có thể giải quyết các lượng lương thực tồn đọng.

Hàng loạt con tàu lớn, có khả năng chở đến 60.000 tấn ngũ cốc (gọi là panamaxes) vốn sẽ thông qua các tuyến đường Biển Đen, giờ đây đã được triển khai lại đến các khu vực khác bao gồm Bắc và Nam Mỹ.

Các nguồn tin trong ngành vận tải biển cho biết, sẽ mất nhiều tuần để định vị lại chúng khi các mùa xuất khẩu ngũ cốc đang diễn ra, với một vụ mùa lớn ở Brazil cần nhiều tàu vận chuyển.

Theo dữ liệu lô hàng năm 2021, Sáng kiến ngũ cốc loại trừ Mykolaiv, bến cảng ngũ cốc lớn thứ hai của Ukraine đã cản trở khả năng khôi phục xuất khẩu của “giỏ bánh mì châu Âu” về mức trước khi bị Nga tấn công.

Kể từ ngày 31/8 đến nay, các hầm chứa ngũ cốc ở cảng Mykolaiv (Ukraine) đã bị ảnh hưởng bởi cuộc pháo kích của Nga, nhấn mạnh những nguy hiểm kề cận.

Một số công ty bảo hiểm hàng hải đã cung cấp bảo hiểm để giúp các tàu chở ngũ cốc có thể đi quốc tế từ các cảng của Ukraine, nhưng phần nhiều các công ty vận tải biển vẫn rất lo ngại.

“Còn vấn đề tiềm ẩn khi vận chuyển ngũ cốc Ukraine ra khỏi khu vực quân sự căng thẳng, chúng tôi không thể đem thủy thủ đoàn và con tàu của chúng tôi ra đánh cược”, phát ngôn viên của CMB’s Saverys giãi bày.

John Wobensmith, giám đốc điều hành và chủ tịch của Genco cho hay: “Có những thách thức với bảo hiểm, quan trọng nhất là giữ an toàn cho phi hành đoàn của chúng tôi và còn rất nhiều vấn đề hậu cần khác liên quan đến đoàn xe và thời gian vận chuyển.

Trong khi đó, ngay cả khi vụ mùa năm ngoái đã được xuất khẩu hết, sẽ mất một số tuần để làm sạch các hầm chứa ở cảng để chuẩn bị cho vụ thu hoạch năm nay, một bước quan trọng để hạn chế mối đe dọa do dịch hại gây ra.

Viktor Vyshnov, Phó Cục trưởng Cục Hàng hải Ukraine, cho biết cần sử dụng nhiều hành lang nhân đạo hơn để giảm chi phí bảo hiểm nhưng thừa nhận rằng chiến tranh đang hạn chế di chuyển của các chủ tàu. Tắc nghẽn tại các cảng và tuyến đường đi sẽ làm tăng chi phí thậm chí thu hoạch đến các cảng và hầm chứa, một vấn đề mà Bộ trưởng Nông nghiệp Solsky thừa nhận đã cản trở xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine.

“Vấn đề chính và lớn nhất của chúng tôi là nhu cầu về dịch vụ hậu cần cao hơn nhiều lần so với nguồn cung,” ông nói.

Lê Na (Theo HSNW)

Bình Luận

Tin khác

Nam Định: Yêu cầu thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

Nam Định: Yêu cầu thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

(CLO) UBND tỉnh Nam Định vừa ban hành công văn gửi các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố về việc tăng cường các biện pháp quản lý mặt hàng xăng dầu, thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nigeria và Ấn Độ quyết định sử dụng nội tệ trong thương mại

Nigeria và Ấn Độ quyết định sử dụng nội tệ trong thương mại

(CLO) Ấn Độ và Nigeria có thể sẽ sớm hoàn tất thỏa thuận về giải quyết nợ và thanh toán bằng nội tệ, với mục đích tăng cường hơn nữa mối quan hệ kinh tế song phương, Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ tuyên bố.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ukraine hoàn tất thỏa thuận thương mại với UAE

Ukraine hoàn tất thỏa thuận thương mại với UAE

(CLO) Ukraine và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đã hoàn tất thỏa thuận thương mại song phương, đặt nền tảng cho việc tăng cường đầu tư và thương mại giữa hai nước, theo Bộ Kinh tế Ukraine.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ván gỗ công nghiệp Vĩnh Phát – Sản phẩm thân thiện vì môi trường xanh

Ván gỗ công nghiệp Vĩnh Phát – Sản phẩm thân thiện vì môi trường xanh

(CLO) Là đơn vị tiên phong trong sản xuất các loại ván gỗ công nghiệp tại Gia Lai, nhà máy sản xuất gỗ công nghiệp Vĩnh Phát đang sản xuất, bán ra thị trường nhiều chủng loại, kích thước, vân gỗ hiện đại, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Lãnh đạo tỉnh Hưng Yên gặp mặt doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu năm 2024

Lãnh đạo tỉnh Hưng Yên gặp mặt doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu năm 2024

(CLO) Ngày 4/5, UBND tỉnh Hưng Yên tổ chức hội nghị lãnh đạo tỉnh gặp mặt doanh nghiệp, doanh nhân năm 2024. Đây là dịp để lãnh đạo tỉnh tri ân các doanh nghiệp, doanh nhân đã đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương trong thời gian qua, đồng thời giúp lãnh đạo tỉnh năm bắt được tâm tư, nguyện vọng, khó khăn của doanh nghiệp, qua đó chỉ đạo các sở, ngành, địa phương kịp thời tháo gỡ.

Thị trường - Doanh nghiệp