Du lịch Việt: Tham vọng hơn cho những mục tiêu mới

Thứ năm, 07/12/2023 14:00 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Kết thúc tháng 11/2023, ngành du lịch Việt Nam vui mừng với con số hơn 1,23 triệu lượt khách quốc tế trong tháng 11 và 11,2 triệu lượt khách trong suốt 11 tháng của năm qua. Nhưng có lẽ cũng chưa nên bằng lòng với những con số ấy, thậm chí phải đặt những mục tiêu cao hơn, tham vọng hơn.

1.Theo thông tin từ Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tổng thu từ khách du lịch 11 tháng năm 2023 ước đạt 628.300 tỷ đồng.

Lượng khách du lịch nội địa tháng 11 ước đạt 4,5 triệu lượt, trong đó có khoảng 3 triệu lượt khách lưu trú. Lượng khách nội địa trong 11 tháng đạt 103,2 triệu lượt. Khách nội địa đông đúc nhất là từ tháng 5 - 7, trong đó cao nhất là vào tháng 6 với 13,5 triệu lượt

Trong 11 tháng năm 2023, cả nước đón 11,2 triệu lượt khách quốc tế, cao gấp 3,8 lần so với con số ghi nhận cùng kỳ năm ngoái và bằng 68,9% so với con số của năm 2019, trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Trong đó, lượng khách di chuyển bằng đường hàng không chiếm 87,3%. Riêng tháng 11 vừa qua, du lịch Việt Nam đón trên 1,23 triệu lượt khách quốc tế, tăng 11% so với tháng trước. Đây cũng là tháng đón lượng khách quốc tế cao nhất từ đầu năm nay. Con số 11,2 triệu lượt khách quốc tế đã suýt soát mục tiêu 12 - 13 triệu lượt khách mà Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đặt kỳ vọng.

du lich viet tham vong hon cho nhung muc tieu moi hinh 1

Hàn Quốc vẫn duy trì vị thế là thị trường du lịch lớn nhất của Việt Nam trong 11 tháng với 3,2 triệu lượt khách, chiếm 28,5%. Tiếp theo là Trung Quốc và Đài Loan (Trung Quốc).

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho cho thấy, doanh thu du lịch lữ hành 11 tháng qua ước đạt 34 nghìn tỷ đồng, chiếm 0,6% tổng mức và tăng 50,5% so với cùng kỳ năm trước do từ đầu năm các địa phương đã tích cực triển khai nhiều sản phẩm du lịch, hoạt động văn hóa, thể thao nhằm kích cầu du lịch. Một số địa phương có doanh thu cao từ du lịch gồm có: Khánh Hòa tăng 138%; Đà Nẵng tăng 134,7%; Cần Thơ tăng 129,9%; Quảng Ninh tăng 87,5%; TP.HCM tăng 68%; Hà Nội tăng 52,9%; Hải Phòng tăng 44%...

Không chỉ nhận được những tín hiệu lạc quan về phục hồi thị trường khách quốc tế, du lịch Việt Nam liên tiếp nhận được sự vinh danh của cộng đồng quốc tế. Hơn 40 giải thưởng World Travel Awards (WTA) 2023 khu vực châu Á - châu Đại Dương được trao cho Việt Nam mới đây đã cho thấy du lịch Việt Nam ngày càng có vị thế quan trọng ở khu vực. Chỉ riêng Tập đoàn Sun Group đã ghi dấu ấn tại WTA 2023 với 5 giải thưởng WTA 2023 khu vực châu Á - châu Đại Dương, trong đó có giải Tập đoàn du lịch hàng đầu châu Á 2023.

Việc Chính phủ kéo dài thời gian miễn thị thực Visa với thời hạn tạm trú lên đến 45 ngày (theo Nghị quyết số 128/NQ-CP có hiệu lực từ ngày 15/8/2023) được xem là một trong những động lực góp phần phát triển thị trường khách quốc tế, tăng năng lực cạnh tranh của điểm đến Việt Nam.

Lượng khách quốc tế đến Việt Nam từ đầu năm đến nay có sự tăng trưởng tốt. Tính đến cuối quý 3, chúng tôi khôi phục khoảng 70% thị phần khách mục tiêu giai đoạn trước 2020. Tổng kết ba quý, thị trường khách quốc tế của Vietluxtour tăng khoảng 400% về lượng khách và doanh thu so với năm 2022”, bà Trần Thị Bảo Thu - Giám đốc tiếp thị và truyền thông công ty Lữ hành Vietluxtour, chia sẻ với báo giới.

du lich viet tham vong hon cho nhung muc tieu moi hinh 2

2. Những tín hiệu trên là minh chứng cho thấy du lịch Việt Nam đang trên đường phục hồi ấn tượng sau những ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, nên nhớ: con số 11,2 triệu lượt khách quốc tế mới chỉ bằng 62% so với cùng kỳ 2019 (Năm 2019 Việt Nam đón 18 triệu lượt khách quốc tế, tổng thu từ du lịch đạt 32,5 tỷ USD).

Bên cạnh đó, theo nhiều khảo sát, thực tế hiện nay dù lượng khách quốc tế thống kê tăng, nhiều điểm du lịch trên cả nước vẫn ế khách. Các khách sạn, khu nghỉ dưỡng chưa đạt được công suất phòng như kỳ vọng dù đã vào mùa cao điểm. Và nếu khảo sát này là có thực thì rõ ràng chưa thể thực sự quá mừng vui bởi những con số đã đưa ra (ở đây chưa bàn tới tính xác thực của những con số thống kê vốn năm nào cũng đặt ra nhiều dấu hỏi).

Trở lại với tỷ lệ 62% so với cùng kỳ năm 2019. Tỷ lệ này cho thấy du lịch Việt đã có những bước phục hồi ấn tượng nhưng so với thời điểm trước dịch và thành tích của các nước trong khu vực (nước bạn láng giềng Thái Lan, chỉ trong 9 tháng năm 2023 đã đón 19 triệu lượt khách) thì thấy rõ, du lịch Việt còn rất nhiều việc phải làm nếu muốn nói tới câu chuyện bứt tốc. Trong số những đầu việc quan trọng nhất, vẫn là câu chuyện đặt mục tiêu.

Tổng Thư ký Hiệp hội Du lịch Việt Nam (VITA) Vũ Quốc Trí từng thẳng thắn nhìn nhận: “Việt Nam vẫn còn dè dặt trong việc đề ra mục tiêu”. Còn ông Nguyễn Quốc Kỳ - Chủ tịch HĐQT Vietravel  cũng đã thẳng thắn đề nghị: Ngành du lịch nên xem xét và tính toán lại mục tiêu thu hút lượng khách du lịch quốc tế cao hơn trong năm 2024, nhằm tìm ra giải pháp đột phá với chính sách, động lực phát triển mạnh mẽ hơn. Theo ông Kỳ, đặt mục tiêu cao mới có thể mang lại cơ hội đột phá, kèm theo đó là việc xây dựng chính sách và động lực mạnh mẽ để thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch.

Trước đó, câu chuyện “đổi, điều chỉnh mục tiêu” cũng đã được đặt ra với du lịch Việt khi đến hết tháng 8/2023, khi còn 4 tháng nữa mới hết năm, du lịch Việt Nam hiện gần như đã hoàn thành mục tiêu đón 8 triệu khách quốc tế trong cả năm 2023. 

Thời điểm đó, Chủ tịch HĐQT Vietravel cũng đã chia sẻ quan điểm: “Việt Nam vẫn ở mốc 8 triệu như cuối năm ngoái thì mức tụt hậu ngày càng xa. Và như thế, vô tình cũng làm hạn chế sự năng động, linh hoạt các chính sách đưa ra để phát triển du lịch, thúc đẩy cả ngành. Chính phủ cần tính toán điều chỉnh mục tiêu này lên một số cao hơn, không nên chọn con số dễ dàng đạt được để mất đi tính nỗ lực của mình”.

Việc hàng loạt các nước trong khu vực liên tục điều chỉnh mục tiêu đón khách quốc tế khi nhận thấy tình hình thay đổi cũng cho thấy đây là việc không những hết sức bình thường mà nên làm và làm kịp thời để có những quyết sách đúng. Nói như ông Hoàng Nhân Chính - trưởng Ban Thư ký Hội đồng Tư vấn du lịch Việt Nam (TAB), cũng cho rằng cần nhìn nhận mục tiêu đón khách không chỉ là con số để hoàn thành nhiệm vụ, mà lợi ích của việc điều chỉnh mục tiêu là giúp cho ngành du lịch có những giải pháp, kế hoạch cụ thể, kịp thời. Ngành du lịch là ngành chịu nhiều tác động của những ngành nghề khác nhau. Vì thế, khi du lịch có những mục tiêu cao hơn, các bộ ngành khác cũng sẽ có chính sách điều chỉnh phù hợp với cơ hội thị trường.

du lich viet tham vong hon cho nhung muc tieu moi hinh 3

Thế nên, sau đó Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã điều chỉnh mục tiêu đón khách quốc tế năm 2023 từ 8 triệu lên từ 12-13 triệu lượt, các chuyên gia tiếp tục cho rằng đã đến lúc ngành du lịch cần mạnh dạn đề ra cho mình những mục tiêu, đích đến cao hơn, xa hơn, thạm vọng hơn trong năm 2024, đơn cử như con số 17-18 triệu lượt khách quốc tế, thậm chí là 19-20 triệu lượt. Thậm chí như Tổng Thư ký Hiệp hội Du lịch Việt Nam (VITA) Vũ Quốc Trí còn bày tỏ mong muốn toàn ngành đặt ra mục tiêu “phục hồi hoàn toàn du lịch vào năm 2024”, “cố gắng năm sau đạt được mọi chỉ tiêu như 2019, năm đỉnh cao của du lịch Việt Nam”.

Đó sẽ không phải là những con số nói cho “sang mồm”, những điều nói cho vui mà là cái đích đặt ra để các tỉnh, thành, các bộ, ngành cùng chung tay, vào cuộc để hiện thực hóa một cách quyết liệt, khẩn trương ngay từ đầu năm chứ không thể cứ mãi đủng đỉnh. Nói như Chủ tịch HĐQT Vietravel, “đặt mục tiêu cao mới có thể mang lại cơ hội đột phá, kèm theo đó là việc xây dựng chính sách và động lực mạnh mẽ để thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch”.

Anh Thư

Bình Luận

Tin khác

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn
Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

(NB&CL) Mức giảm trừ gia cảnh hiện nay quá thấp so với mức chi tiêu cơ bản, mức sống thực tế của người dân và không phù hợp với sự biến động liên tục của mặt bằng giá. Điều này đã được giới chuyên gia cũng như báo chí lên tiếng khá nhiều nhưng cho tới nay, mức trừ gia cảnh vẫn không thay đổi...

Góc nhìn