Dự thảo Luật phòng chống rửa tiền sửa đổi: Phải hoàn thiện và “lấp” khoảng trống quản lý tiền ảo

Thứ sáu, 28/10/2022 08:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Chiều 24/10, Quốc hội thảo luận tại tổ về Luật phòng chống rửa tiền (sửa đổi) với nhiều nội dung băn khoăn về việc kiểm soát tiền ảo, để tránh nguy cơ lợi dụng đồng tiền này trong hoạt động rửa tiền.

Nhiều đại biểu Quốc hội lo ngại việc không đưa nội dung quản lý tiền ảo trong Luật phòng chống rửa tiền (sửa đổi) có thể là kẽ hở trong hoạt động rửa tiền, trong khi Thủ tướng Chính phủ khẳng định “thực tế đang vướng”“cũng rất sốt ruột”. Nhiều chuyên gia cho rằng, việc hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, giám sát với các loại tài sản ảo, tiền ảo và quy định pháp lý về phòng, chống rửa tiền là yêu cầu cấp thiết, nhằm giảm thiểu rủi ro và ngăn ngừa hoạt động tội phạm.

Rửa tiền qua tiền điện tử là nguy cơ hiện hữu

Chiều 24/10, Quốc hội thảo luận tại tổ về Luật phòng chống rửa tiền (sửa đổi) với nhiều nội dung băn khoăn về việc kiểm soát tiền ảo, để tránh nguy cơ lợi dụng đồng tiền này trong hoạt động rửa tiền.

Là cơ quan thẩm định dự thảo luật, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Mạnh Hùng (đại biểu Cần Thơ) cho rằng tiền điện tử hiện là loại hình giao dịch phổ biến ở Việt Nam. Mặc dù dự thảo luật đã đề cập loại tiền này là hành vi bị cấm bao gồm tiền điện tử, nhưng lại chưa đưa ra khái niệm tiền điện tử, nên cần nghiên cứu kỹ lưỡng hơn. “Rửa tiền qua tiền điện tử là nguy cơ hiện hữu, nên đặt ra vấn đề là có cần quản lý tiền điện tử gắn với quản lý rửa tiền hay không?” - ông Hùng đặt câu hỏi.

du thao luat phong chong rua tien sua doi phai hoan thien va lap khoang trong quan ly tien ao hinh 1

Nhiều đại biểu Quốc hội lo ngại việc không đưa nội dung quản lý tiền ảo trong Luật phòng chống rửa tiền (sửa đổi) có thể là kẽ hở trong hoạt động rửa tiền.

Cũng bày tỏ băn khoăn, đại biểu Đào Hồng Vận (Hưng Yên) cho rằng tiền ảo và tiền kỹ thuật số ở Việt Nam hiện không được giao dịch. Nếu dự thảo không đưa ra vấn đề này, không có biện pháp quản lý thì đây có thể là “kẽ hở” để rửa tiền. “Mặc dù tiền này không được chấp thuận, không được đưa vào luật, nhưng có thể các đối tượng dùng tiền để mua tiền ảo rồi bán hoặc chuyển tiền ra nước ngoài. Nếu không có chế tài mạnh thì trong trường hợp thông đồng chuyển tiền, chuyển tài sản ra nước ngoài sẽ rất ảnh hưởng. Vì vậy cần quy định chặt chẽ” - ông Vận nói.

Nêu quan điểm liên quan đến dự thảo Luật phòng chống rửa tiền sửa đổi, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho hay khi thảo luận ở Chính phủ cũng có hai loại ý kiến. Tuy nhiên, tờ trình thống nhất không đưa nội dung tiền ảo vào quy định của dự thảo luật vì hiện chưa có căn cứ pháp lý để công nhận tiền ảo.

Tuy vậy, Thủ tướng cũng nhìn nhận thực tế được các đại biểu nêu và đặt ra câu hỏi: “Thực tế sử dụng thì có chế tài xử lý thế nào?”. Theo Thủ tướng, dù Việt Nam không công nhận tiền ảo, nhưng loại tiền này vẫn được sử dụng. Tức dù không có chế tài xử lý thì thực tế vẫn diễn ra, với nhiều thay đổi, diễn biến nhanh.

“Thực tế đang vướng chỗ này, cũng rất sốt ruột. Vì vậy phải nghiên cứu chế tài xử lý phù hợp. Khi chưa được pháp luật công nhận thì có cách xử lý thế nào cho phù hợp và nên giao Chính phủ nghiên cứu xử lý” - Thủ tướng nêu quan điểm.

Yêu cầu cấp thiết

Tiền ảo, tài sản ảo với lợi thế dễ dàng trao đổi trên phạm vi toàn cầu đã trở thành kênh hữu hiệu để tội phạm lợi dụng rửa tiền, tài trợ khủng bố. Tội phạm có thể dễ dàng chuyển đổi các khoản tiền thu được thông qua những hoạt động bất hợp pháp thành tiền “sạch” hoặc chuyển các khoản tài trợ cho khủng bố thông qua việc mua bán, trao đổi đồng tiền ảo ở các quốc gia khác nhau. Như nhiều quốc gia trên thế giới, tại Việt Nam hiện hoạt động kinh doanh, giao dịch mua bán tiền ảo, tài sản ảo diễn ra sôi động; trong khi đó hệ thống pháp luật của chúng ta chưa có quy định pháp lý điều chỉnh hoạt động phát hành, mua bán, trao đổi tiền ảo, tài sản ảo.

du thao luat phong chong rua tien sua doi phai hoan thien va lap khoang trong quan ly tien ao hinh 2

Cho đến thời điểm này mới chỉ có Quyết định số 1255/QĐ-TTg ngày 21/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo; và theo yêu cầu của Chính phủ, Bộ Tài chính là cơ quan đầu mối đang tiến hành nghiên cứu để đề xuất các nội dung chính sách, cơ chế quản lý liên quan đến tài sản ảo, tiền ảo. Bộ này cũng đang nghiên cứu đề tài “Xây dựng khuôn khổ pháp lý quản lý tài sản mã hóa trên thị trường chứng khoán Việt Nam”.

Mới đây nhất, theo Đề án Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2021 - 2025 vừa được Chính phủ phê duyệt, trong giải pháp hoàn thiện hành lang pháp lý và cơ chế, chính sách có nêu vấn đề: Nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách về tiền kỹ thuật số quốc gia.

Từ thực tế trên có thể thấy việc hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, giám sát đối với các loại tài sản ảo, tiền ảo nói chung và quy định pháp lý về PCRT nói riêng là yêu cầu cấp thiết, nhằm giảm thiểu rủi ro và ngăn ngừa hoạt động tội phạm.

Tuy nhiên, theo Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền, tài trợ khủng bố quốc tế (FATF) các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ tài sản ảo (VASP) có thể thuộc nhiều lĩnh vực như: ngân hàng, chứng khoán, tổ chức chấp nhận, quản lý tài sản ảo, các tổ chức cung ứng nền tảng công nghệ thông tin liên quan đến tài sản ảo, tiền ảo…

Bên cạnh đó, vấn đề tiền ảo, tài sản ảo hiện vẫn khá mới mẻ và nhiều quốc gia trên thế giới cũng đang trong quá trình nghiên cứu. Do đó, chuyên gia nhận định: việc mở rộng đối tượng báo cáo là tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực tiền ảo, tài sản ảo là cần thiết. Song vấn đề này liên quan đến nhiều lĩnh vực, ngành nghề nên cần được nghiên cứu kỹ lưỡng, đánh giá tác động cũng như hiệu quả khi các hoạt động liên quan tiền ảo, tài sản ảo được luật hóa.

Dự thảo Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) được bố cục gồm 4 chương, 65 điều. Phạm vi điều chỉnh, về cơ bản Dự thảo Luật kế thừa quy định tại Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2012, theo đó, phạm vi điều chỉnh của Luật quy định về các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi rửa tiền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong Phòng, chống rửa tiền; hợp tác quốc tế trong Phòng, chống rửa tiền.

Ðồng thời, Dự thảo Luật sửa đổi cũng quy định việc phòng, chống rửa tiền nhằm tài trợ khủng bố, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, trong đó các hành vi vi phạm được thực hiện theo quy định của Luật này, quy định của pháp luật hình sự và pháp luật về phòng, chống khủng bố, phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Về đối tượng báo cáo về phòng, chống rửa tiền, Dự thảo Luật cũng kế thừa quy định về đối tượng báo cáo phòng, chống rửa tiền tại Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2012, bao gồm tổ chức tài chính và tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính. Bên cạnh đó, sửa đổi, bổ sung một số nội dung về đối tượng báo cáo, trong đó có tên gọi của một số hoạt động của đối tượng báo cáo; bổ sung đối tượng báo cáo là các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, bên cạnh việc kế thừa Luật Phòng, chống rửa tiền hiện hành, Luật sửa đổi lần này phải khắc phục được các vướng mắc, bất cập trong các quy định đã và đang tồn tại để đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong hoạt động phòng, chống rửa tiền hiện nay.

Cho ý kiến về Dự thảo Luật này trước Quốc hội vừa qua, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cơ bản nhất trí với việc các đối tượng báo cáo phải ban hành quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền, trong đó, đã giới hạn một số nội dung đối với đối tượng báo cáo là cá nhân, doanh nghiệp siêu nhỏ. Tuy nhiên, cần tiếp tục rà soát kỹ lưỡng sự cần thiết, tính khả thi và tính phù hợp của các nội dung đối với các đối tượng báo cáo cụ thể…

Cụ thể, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đề nghị, tiếp tục rà soát kỹ lưỡng các nội dung tại Dự thảo Luật về các quy định liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin trong thu thập dữ liệu, xác minh thông tin nhận biết khách hàng với các luật có liên quan, như Luật An ninh mạng và dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) dự kiến trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4 và thông qua tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV...

Khánh An

Bình Luận

Tin khác

Thế trận hậu cần nơi lòng chảo Điện Biên

Thế trận hậu cần nơi lòng chảo Điện Biên

(NB&CL) Khi Điện Biên Phủ, vùng rừng núi hiểm trở cách xa hậu phương 600 đến 700 km, trở thành nơi quyết chiến chiến lược của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954), Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhận định: “Trên mặt trận Điện Biên Phủ, vấn đề bảo đảm cung cấp lương thực, đạn dược là nhân tố vô cùng quan trọng, quan trọng không kém các vấn đề chiến thuật, khó khăn về cung cấp lương thực không kém khó khăn về tác chiến”.

Góc nhìn
Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Thành phố Hồ Chí Minh: Tháo gỡ điểm nghẽn hạ tầng để thúc đẩy liên kết vùng

Thành phố Hồ Chí Minh: Tháo gỡ điểm nghẽn hạ tầng để thúc đẩy liên kết vùng

(NB&CL) Nằm trong xu thế phát triển chung, vấn đề liên kết vùng, liên kết ngành là định hướng quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đây cũng là một trong những vấn đề được TP.HCM đặc biệt coi trọng, xem đây là một trong những nguồn lực quan trọng trong quá trình phát triển.

Góc nhìn
Việt Nam quê hương ta đẹp lắm…

Việt Nam quê hương ta đẹp lắm…

(CLO) Trong những ngày này, cả nước đang hồ hởi, phấn khởi chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn