Facebook xóa Hoàng Sa, Trường Sa khỏi bản đồ Việt Nam: Sự biện minh khó chấp nhận!

Thứ năm, 16/04/2020 18:31 PM - 0 Trả lời

(CLO) Việc Facebook một lần nữa cung cấp bản đồ sai lệch về chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang khiến dư luận phẫn nộ. "Một lỗi kỹ thuật liên quan tới bản đồ được sử dụng trong các công cụ chọn mục tiêu quảng cáo tại Việt Nam"- thực sự là sự biện minh khó có thể chấp nhận.

1. Bắt đầu từ tối 15/4, người dùng mạng xã hội Facebook tại Việt Nam xôn xao, bức xúc khi phát hiện lỗi cung cấp sai lệch thông tin về chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Cụ thể, khi nhập tên Trung Quốc vào đối tượng chạy quảng cáo, Facebook khoanh vùng và hiển thị vị trí lãnh thổ quốc gia này theo màu sắc. Tuy nhiên, khi chọn vị trí hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam thì hiển thị trùng màu xanh cùng với các phần lãnh thổ còn lại của Trung Quốc. Thêm nữa, nếu chọn Việt Nam ở mục đối tượng chạy quảng cáo thì 2 quần đảo này lại không hiển thị. Tìm đến phần bản đồ của Trung Quốc, thì trên công cụ bản đồ của Facebook lại xuất hiện tên 2 quần đảo này.

Facebook đã xoá Trường Sa, Hoàng Sa ra khỏi bản đồ Trung Quốc.

Facebook đã xoá Trường Sa, Hoàng Sa ra khỏi bản đồ Trung Quốc.

Ngay sau khi tiếp nhận thông tin này, đại diện Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin - Truyền thông) đã yêu cầu Facebook làm rõ sự việc. Cục PTTH&TTĐT cũng yêu cầu chỉnh sửa lại bản đồ, hiển thị 2 quần đảo này lên bản đồ của Việt Nam và xóa bỏ ngay lập tức chúng trên bản đồ của Trung Quốc.

Trước phản ứng quyết liệt của Việt Nam, người phát ngôn của Facebook đã phải chính thức lên tiếng về vấn đề này. Theo đó phía Facebook biện minh rằng họ đã được thông báo về một lỗi kỹ thuật liên quan đến bản đồ được sử dụng trong các công cụ chọn mục tiêu quảng cáo tại Việt Nam. Facebook cam kết sẽ cho rà soát, xử lý ngay lập tức, rằng hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa sẽ không hiển thị thuộc lãnh thổ Trung Quốc nữa.

Tuy nhiên, một điều khá lạ lùng là sau khi Facebook tuyên bố đã sửa lỗi, cả hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa đều bị xóa sạch khỏi bản đồ Việt Nam.

Về vấn đề này, Facebook lại lên tiếng lý giải, rằng tên của hai quần đảo không được hiển thị trong Trình quản lý Quảng cáo, rằng lỗi này chỉ ảnh hưởng đến việc hiển thị của bản đồ trong Trình quản lý quảng cáo và không ảnh hưởng việc chạy quảng cáo tại các khu vực địa lý này.

2. Điều đáng lưu tâm là đây không phải là lần đầu tiên Facebook vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự việc xảy đến lần này gần như một sự mô phỏng hoàn hảo sự việc diễn ra cách đây gần 2 năm, tháng 7/2018. Thời điểm đó, khi truy cập vào mục bản đồ trong tính năng chạy quảng cáo của Facebook, người dùng không hề thấy sự xuất hiện của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhưng lạ lùng là khi tìm đến phần bản đồ của Trung Quốc thì trên công cụ bản đồ của Facebook lại xuất hiện tên 2 quần đảo này.

Còn nhớ, thời điểm đó, người phát ngôn Facebook lên tiếng "biện minh" rằng: "Chúng tôi đã điều tra và phát hiện đây là lỗi kỹ thuật. Chúng tôi đã sửa lỗi và đang triển khai bản cập nhật trên toàn cầu. Chúng tôi xin lỗi vì gây ra sự nhầm lẫn này cho người dùng”.

Như vậy, từ "tiền lệ" này để thấy những lý giải, biện minh kiểu "lỗi kỹ thuật" , không cố ý,  dường như khó có thể chấp nhận, nhất là khi điều này xảy ra với một mạng xã hội ở vị thế hàng đầu, hùng mạnh về nhiều mặt, luôn có hệ thống giám sát hoạt động hết sức kỹ càng như Facebook. Hai "sự cố lỗi" na ná như nhau xảy ra chỉ trong vòng chưa đầy 2 năm, trên cùng một đối tượng, rõ ràng không hề là sự vô ý, nhầm lẫn. 

3. Từ trước tới nay, Việt Nam luôn khẳng định một cách nhất quán: Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử, pháp lý và đã nhiều lần khẳng định chủ quyền không thể chối cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Hoàng Sa và Trường Sa từ lâu là một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam và sự thực ấy đã được chứng minh qua nhiều văn bản mang tính lịch sử pháp lý cao được cộng đồng quốc tế công nhận. 

Đại Nam nhất thống toàn đồ của tác giả Phan Huy Chú (1834) khẳng định rõ chủ quyền của Việt Nam với Hoàng Sa và Trường Sa.

Đại Nam nhất thống toàn đồ của tác giả Phan Huy Chú (1834) khẳng định rõ chủ quyền của Việt Nam với Hoàng Sa và Trường Sa.

Các thư tịch cổ của các triều đại phong kiến Việt Nam như “Đại Việt sử ký tục biên” (1775), “Đại Nam thực lục tiền biên” (1821), “Khâm định Đại Nam hội điển sử lệ” (1851), “Đại Nam nhất thống chí” (1882)... , các bản đồ như “Hồng Đức bản đồ” (1490), “Đại Nam nhất thống toàn đồ” (1838)..., các công trình khảo cứu như “Lịch triều hiến chương loại chí” (1821) của Phan Huy Chú, “Việt sử cương giám khảo lược” (1877) của Nguyễn Thông...  đều thể hiện rõ Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. 

Từ xa xưa, phương Tây cũng đã ghi nhận chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này. Hành trăm đầu sách địa lý của phương Tây có ghi rõ Paracel (Hoàng Sa) thuộc “Vương quốc An Nam”, nhiều bản đồ phương Tây đã thể hiện hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là một phần lãnh thổ của Việt Nam như bản đồ “Atlas Thế giới” (1827) của Philippe Vandermaelen, “An Nam đại quốc họa đồ” (1838) của Jean-Louis Taberd... Bản thân một số tư liệu Trung Quốc cũng ghi nhận chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Việc Việt Nam khẳng định chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng phù hợp với luật pháp quốc tế khi chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển đã được xác định theo các quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. 

Như vậy, chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là không thể chối cãi, không thể phủ nhận, như hàng nghìn năm trước, vị tướng tài Lý Thường Kiệt đã viết: "Rành rành định phận ở sách trời"...

Người Việt Nam xưa cũng có câu "Nhập gia tùy tục...". Facebook từng nhiều lần tuyên bố Việt Nam là thị trường quan trọng của Facebook, Facebook cam kết đầu tư vào nhân sự và các nguồn lực để hỗ trợ đối tác, đồng thời góp phần xây dựng và phát triển cộng đồng Facebook tại Việt Nam.

Tuy nhiên, với liên tiếp những động thái ảnh hưởng nghiêm trọng tới chủ quyền đã được khẳng định của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, thiết nghĩ, Facebook cũng nên xem xét lại "tấm chân tình" cũng như cách hành xử của mình với "đối tác", liệu đã phù hợp với đạo lý và cả pháp luật quốc tế hay chưa. Một cụm từ "do lỗi kỹ thuật" được đưa ra, hoàn toàn là sự biện minh chưa đủ và chưa thể chấp nhận được. 

Hồng Sâm

Tin khác

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn
Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

(NB&CL) Mức giảm trừ gia cảnh hiện nay quá thấp so với mức chi tiêu cơ bản, mức sống thực tế của người dân và không phù hợp với sự biến động liên tục của mặt bằng giá. Điều này đã được giới chuyên gia cũng như báo chí lên tiếng khá nhiều nhưng cho tới nay, mức trừ gia cảnh vẫn không thay đổi...

Góc nhìn