Giá vàng biến động 'bất ổn': Phải chăng nên 'đập đi, xây lại' thị trường vàng?

Thứ hai, 15/04/2024 13:49 PM - 0 Trả lời

(CLO) Nhiều ý kiến cho rằng đã đến lúc phải xây dựng thị trường vàng với đa dạng loại hình sản phẩm và giao dịch.

Dòng tiền đang tìm đến vàng

Từ đầu năm tới nay, giá vàng trong nước liên tục “phá đỉnh”. Đã có thời điểm, giá vàng lên hơn 80 triệu đồng/lượng, đây là mức giá cao chưa từng có.

Giới chuyên gia cho rằng, tâm lý mua vàng tích trữ, mua vàng để đầu cơ, trong khi nguồn cung vàng hạn chế đã khiến giá vàng tăng rất cao.

Trước thực trạng này, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước triển khai các giải pháp để điều tiết, bình ổn giá vàng, xử lý tình trạng chênh lệch cao của giá vàng trong nước so với giá vàng thế giới.

gia vang bien dong bat on phai chang nen dap di xay lai thi truong vang hinh 1

Nhiều ý kiến cho rằng đã đến lúc phải xây dựng thị trường vàng với đa dạng loại hình sản phẩm và giao dịch. (Ảnh: BT)

Ngay sau đó, Ngân hàng Nhà nước cũng thông báo đã chuẩn bị sẵn sàng các phương án can thiệp; đồng thời thực hiện công tác kiểm tra hoạt động kinh doanh vàng của các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng trên toàn quốc.

Đồng thời, để ổn định thị trường vàng, NHNN cho biết sẽ thực hiện tăng nguồn cung để xử lý tình trạng chênh lệch cao của giá trong nước so với giá thế giới.

Về vấn đề này, PGS.TS Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế nhận định: Giá vàng miếng SJC trong luôn chênh cao so với giá vàng thế giới đã diễn ra nhiều năm nay. Tuy nhiên, trong thời gian qua, có một điểm khá “lạ”, đó là vàng trang sức, hay còn gọi là vàng trơn cũng tăng rất cao.

Theo PGS.TS Ngô Trí Long, có nhiều nguyên nhân dẫn đến những biến động của thị trường vàng trong nước. Đơn cử như việc cầu tăng, nguồn cung lại hạn chế nên đẩy giá vàng lên cao. Hoặc, trong bối cảnh các kênh đầu tư truyền thống kém hấp dẫn, như lãi suất tiết kiệm thấp, bất động sản trầm lắng,... thì dòng tiền tìm đến những kênh đầu tư mang tính chất an toàn hơn và vàng chính là sự lựa chọn thay thế. 

“Ở khía cạnh quản lý, chính việc độc quyền vàng SJC làm thương hiệu vàng quốc gia đã dẫn đến thiếu sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh vàng miếng, gây thiếu nguồn cung và bất lợi cho người tiêu dùng”, PGS.TS Ngô Trí Long nói.

Đã đến lúc phải xây dựng lại thị trường vàng

Một số ý kiến cho rằng, việc giá vàng liên tục tăng mà không có giải pháp can thiệp có thể dẫn đến hiện tượng nhập lậu vàng, làm thất thu thuế, ảnh hưởng tới tỷ giá và chảy máu ngoại tệ.

GS.TS Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội nhấn mạnh, đã đến lúc phải xây dựng thị trường vàng với đa dạng loại hình sản phẩm và giao dịch. Bởi, nếu Việt Nam chỉ duy trì thị trường vàng vật chất, người dân sẽ mua vàng về để lưu trữ, đồng tiền đó không được đưa vào lưu thông và đầu tư để tạo ra sự tăng trưởng. 

“Khi chúng ta đa dạng hóa sản phẩm và loại hình giao dịch vàng, tâm lý của người dân sẽ thay đổi. Người dân không phải đi xa, không phải lo cất trữ vàng. Chứng chỉ vàng sẽ bảo đảm giá trị đúng như thế và vàng sẽ nằm trên thị trường, hàng hóa được lưu thông. Thị trường vàng có bình ổn hay không sẽ phụ thuộc nhiều vào chính sách quản lý và điều hành của cơ quan chức năng”, ông Cường nói.

Trong khi đó, TS Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế cho biết, về hệ thống văn bản pháp luật về kinh doanh vàng có Nghị định 24, tuy nhiên Nghị định này được ban hành từ năm 2012, tức là đã trải qua 12 năm có hiệu lực. 

Một số quy định đã không còn kịp theo thời đại, vì vậy, TS Cấn Văn Lực cho rằng đã đến lúc quy định quản lý vàng cần phải thay đổi, cần phải bám vào quy luật của thị trường.

Theo ông Lực, trước đây cũng có ý kiến đề xuất thành lập sàn giao dịch vàng, song ở thời điểm này đã không còn phù hợp.

TS Cấn Văn Lực giải thích: Khi lập sàn giao dịch vàng, vô hình trung lại vô tình kích cầu thị trường vàng, người dân lại mua vàng nhiều hơn, khi ấy lại đi ngược lại chủ trương chống “vàng hóa” trong nền kinh tế mà chúng ta đã duy trì được trong nhiều năm nay.

 Xu hướng chung của thế giới hiện nay cũng không theo hướng lập sàn giao dịch vàng mà chuyển sang hướng giao dịch bằng vàng tài khoản nhiều hơn. 

“Việt Nam nên xây dựng và khuyến khích sử dụng hình thức giao dịch vàng tài khoản. Tôi tin rằng thời gian tới thị trường vàng trong nước sẽ dần ổn định khi có chính sách ổn định hơn, cùng với cơ chế giám sát chặt chẽ giá vàng sẽ thu hẹp chênh lệch. Từ đó sẽ giảm hiện tượng đầu cơ, găm giữ và đẩy giá vàng tăng cao như thời gian qua”, TS Cấn Văn Lực nhấn mạnh.

Định Trần

Bình Luận

Tin khác

Sau bê bối rửa tiền, công ty gia đình Trung Quốc thưa dần trên đất Singapore

Sau bê bối rửa tiền, công ty gia đình Trung Quốc thưa dần trên đất Singapore

(CLO) Tại Singapore, tốc độ tăng trưởng của các văn phòng gia đình Trung Quốc đang chậm lại do hậu quả từ vụ bê bối rửa tiền trị giá hàng tỷ USD năm ngoái và việc kiểm tra chặt chẽ hơn đối với những cá nhân nộp đơn mới.

Thị trường - Doanh nghiệp
Duy trì sức tăng trưởng, doanh thu quý I/2024 BSR đạt 30.696 tỷ đồng

Duy trì sức tăng trưởng, doanh thu quý I/2024 BSR đạt 30.696 tỷ đồng

(CLO) Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (mã CK: BSR - UPCoM) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 30.696 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 1.195 tỷ đồng và nộp NSNN đạt 3.355 tỷ đồng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

(NB&CL) Nền kinh tế Việt Nam trong quý I/2024 tiếp tục phục hồi, đạt nhiều kết quả quan trọng, đáng khích lệ, khá toàn diện trên các lĩnh vực, đời sống người dân tiếp tục được cải thiện, tạo nền tảng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP 6 - 6,5% trong năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

(CLO) Dù đợt nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới diễn ra 1 ngày, song mức tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục.

Thị trường - Doanh nghiệp
Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

(CLO) Reuters đưa tin, dẫn lời các nhà tư vấn thương mại và chủ ngân hàng, cũng như các nhà nhập khẩu và xuất khẩu, có tới một nửa số giao dịch thương mại giữa Nga và Trung Quốc được thực hiện thông qua các bên trung gian.

Thị trường - Doanh nghiệp