Giá xăng dầu hôm nay 28/3: Hồi phục mạnh phiên cuối tuần

Chủ nhật, 28/03/2021 08:18 AM - 0 Trả lời

(CLO) Sự hồi phục mạnh mẽ của thị trường dầu thô diễn ra chỉ 1 ngày sau phiên giảm giá mạnh trước đó do nỗ lực giải cứu con tàu khổng lồ mắc kẹt ở kênh Suez có thể phải kéo dài nhiều tuần.

Sự kiện: Giá xăng dầu

Giá dầu Brent tăng nhẹ 0,1% so với tuần trước sau khi biến động rất mạnh trong tuần

Giá dầu Brent tăng nhẹ 0,1% so với tuần trước sau khi biến động rất mạnh trong tuần

Giá xăng dầu thế giới

Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, dầu Brent tăng 2,62 USD (4,2%) lên 67,57 USD/thùng (phiên liền trước giảm 3,8%); dầu Tây Texas Mỹ (WTI) tăng 2,41 USD/thùng (4,1%) lên 60,97 USD/thùng, sau khi cũng giảm 4,3% ở phiên liền trước.

Như vậy, sau một tuần biến động rất mạnh, giá dầu Brent vẫn tăng 0,1% so với tuần trước, trong khi dầu WTI giảm 0,7% và là tuần giảm thứ 3 liên tiếp.

Giá dầu hồi phục mạnh trong phiên giao dịch cuối tuần do lo ngại dòng chảy dầu thô và các sản phẩm dầu lọc trên toàn cầu có thể bị gián đoạn trong nhiều tuần khi những nỗ lực giải cứu con tàu khổng lồ mắc kẹt ở kênh đào Suez có thể phải kéo dài nhiều tuần.

Các nhà phân tích nhận định sự tắc nghẽn này tác động rất nghiêm trọng đến những tàu nhỏ chở dầu và các sản phẩm dầu, nhất là dầu naphtha và nhiên liệu xuất khẩu từ châu Âu sang Châu Á, khiến cho việc cung dầu đến với nhà nhập khẩu bị chậm trễ đáng kể, trong bối cảnh tình trạng thiếu container vẫn còn gây khó khăn cho hoạt động vận tải trên toàn cầu.

Ban Quản lý kênh đào Suez hôm 26/3 đã tăng cường nỗ lực để giải phóng con tàu lớn bị mắc kẹt, sau khi những nỗ lực trước đó không thành công. Đến thời điểm hiện tại, có thể kết luận rằng những nỗ lực giải cứu con tàu này có thể phải mất hàng tuần, và thậm chí lâu hơn nữa vì xung quanh đó còn có yếu tố thời tiết rất khó đoán định.

Theo công ty thu thập dữ liệu Kpler, trong số 39,2 triệu thùng dầu/ngày vận chuyển bằng đường biển năm 2020 thì có 1,74 triệu thùng/ngày đi qua kênh đào Suez. Ngoài ra, còn có 1,54 triệu thùng các sản phẩm dầu lọc đi qua con đường này mỗi ngày, chiếm khoảng 9% thương mại sản phẩm dầu đường thủy của toàn cầu. Đến ngày 26/3, có 10 con tàu chở khoảng 10 triệu thùng dầu đang đợi ở các điểm vào của kênh Suez.

Tắc nghẽn ở kênh đào Suez đã dẫn tới việc cước phí vận chuyển đối với các tàu chở sản phẩm dầu tuần này tăng gấp đôi, và một số tàu đã buộc phải chuyển hướng đi qua mũi Hảo vọng của Châu Phi. Theo đó, chi phí vận tải xăng và dầu diesel từ cảng Tuapse của Nga trên Biển Đen đến miền nam nước Pháp đã tăng từ 1,49 USD/thùng vào ngày 22/3 lên 2,58 USD/thùng vào ngày 25/3, tương đương tăng 73%.

Bên cạnh đó, thị trường dầu mỏ tuần này cũng gia tăng lo ngại về sự leo thang những rủi ro địa chính trị ở Trung Đông, khi lực lượng Houthi của Yemen hôm 26/3 cho biết họ đã tiến hành các cuộc tấn công vào các cơ sở thuộc sở hữu của Saudi Aramco.

Một yếu tố nữa cũng đẩy giá lên, đó là dự báo Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các đồng minh (OPEC+) sẽ duy trì mức sản lượng thấp như hiện nay vào tháng 5 tới. Theo đó, ngân hàng Goldman Sachs dự báo OPEC + sẽ giữ nguyên mục tiêu sản lượng sắp tới trong cuộc họp sẽ tiến hành vào ngày 1/4.

Một tuần trước cuộc họp này, Công ty Dầu mỏ ADNOC (Abu Dhabi National Oil Company) đã cắt giảm kế hoạch cung dầu thô cho các khách hàng Châu Á trong tháng 6 tới xuống 10-15%, nhiều hơn mức giảm 5-15% của tháng 5.

Giá xăng dầu trong nước

Trong kỳ điều hành ngày 27/3, liên Bộ Công Thương - Tài chính tiếp tục chi Quỹ Bình ổn giá đối với tất cả các loại xăng dầu.

Cụ thể, chi từ Quỹ Bình ổn giá đối với xăng E5RON92 ở mức 1.900 đồng/lít, xăng RON95 ở mức 1.050 đồng/lít, dầu diesel ở mức 500 đồng/lít, dầu hỏa chi ở mức 500 đồng/lít, dầu mazut ở mức 600 đồng/kg.

Sau khi thực hiện việc trích lập và chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, giá bán lẻ xăng E5RON92 không cao hơn 17.851 đồng/lít (tăng 129 đồng/lít); xăng RON95-III không cao hơn 19.046 đồng/lít (tăng 165 đồng/lít).

Cùng với tăng giá bán lẻ mặt hàng xăng, cơ quan quản lý thông báo giá bán lẻ mặt hàng dầu diesel 0.05S không cao hơn 14.243 đồng/lít (giảm 158 đồng/lít); dầu hỏa không cao hơn 13.004 đồng/lít (giảm 169 đồng/lít); dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 13.757 đồng/kg (giảm 12 đồng/kg).

Theo Bộ Công Thương nếu không tiếp tục chi Quỹ Bình ổn giá, giá các loại xăng dầu sẽ tăng so với giá hiện hành khoảng 331-2.029 đồng/lít/kg.

Từ đầu năm 2021 đến nay, giá xăng, dầu đã trải qua 4 lần tăng và 1 lần giữ nguyên. Ở kỳ điều hành gần nhất hôm 12/3, liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định tăng giá các mặt hàng xăng, dầu. Đến nay, Quỹ Bình ổn giá đã chi liên tục với mức chi từ 200-2.000 đồng/lít/kg đối với các loại xăng dầu.

T.Toàn

Tin khác

Kinh tế Mỹ đối mặt với nguy cơ lạm phát đình trệ

Kinh tế Mỹ đối mặt với nguy cơ lạm phát đình trệ

(CLO) Dữ liệu kinh tế vĩ mô mới nhất do Bộ Thương mại Mỹ công bố chỉ ra rằng nền kinh tế nước này có thể đang tiến tới tình trạng lạm phát đình trệ, Business Insider đưa tin. Tờ báo cho biết thêm, những dấu hiệu ảm đạm cho thấy những thách thức khó khăn phía trước.

Thị trường - Doanh nghiệp
Hà Nội: Siêu thị, trung tâm thương mại “chạy đua” khuyến mãi dịp lễ 30/4-1/5

Hà Nội: Siêu thị, trung tâm thương mại “chạy đua” khuyến mãi dịp lễ 30/4-1/5

(CLO) Kéo dài tới 5 ngày nên kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay được đánh giá là thời cơ vàng để kích cầu mua sắm. Để thu hút khách, nhiều nhà bán lẻ rầm rộ đưa ra các chương trình khuyến mãi, tri ân người tiêu dùng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

(CLO) Bloomberg đưa tin, dẫn lời một cựu quan chức của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), việc "vũ khí hóa" đồng đô la Mỹ thông qua việc tịch thu các tài sản bị đóng băng của Nga có thể thúc đẩy toàn cầu xa lánh đồng bạc xanh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

(CLO) Một con tàu do hãng vận tải khổng lồ Sovcomflot (SCF) của Nga bị Mỹ trừng phạt đã xả dầu nhiên liệu tại một cảng phía tây Ấn Độ vào thứ Sáu (26/4), Reuters đưa tin.

Thị trường - Doanh nghiệp
Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

(CLO) Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đang hướng tới mức cao nhất trong 8 năm khi các công ty thống trị của nước này xây dựng thêm nhiều nhà máy ở nước ngoài, một sự thay đổi có thể làm dịu đi những chỉ trích về nỗ lực xuất khẩu của Bắc Kinh.

Thị trường - Doanh nghiệp