Gian dối là tội ác!

Thứ hai, 09/03/2020 21:24 PM - 0 Trả lời

(CLO) Vì sự ích kỷ của riêng cá nhân mình mà bất chấp lợi ích của cộng đồng, coi thường phép nước... là "phán quyết" đầy bức xúc, giận dữ của dư luận xã hội trước thông tin Chủ tịch HĐQT một công ty điện gió tại Quảng Trị đã đánh tráo nhân viên đi cách ly dịch Covid-19 thay mình.

1. Chiều 9/3, ông Đỗ Văn Hùng, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Trị lên tiếng xác nhận 1 trong 4 người mà cơ quan chức năng tỉnh Quảng Trị cách ly khi đi trên chuyến bay VN1547 (ngồi cùng khoang máy bay với bệnh nhân Covid-19 thứ 30), lưu trú tại TT.Khe Sanh (H.Hướng Hóa) đã bị đánh tráo.

Theo lãnh đạo Công an tỉnh Quảng Trị, người thực hiện việc đánh tráo đang là Chủ tịch HĐQT của một công ty triển khai dự án năng lượng điện gió tại tỉnh Quảng Trị.

Trung tâm cách ly chống dịch Covid-19 tỉnh Quảng Trị thuộc Bệnh viện chuyên khoa Lao và bệnh Phổi tỉnh Quảng Trị. Ảnh: NGUYỄN PHÚC

Trung tâm cách ly chống dịch Covid-19 tỉnh Quảng Trị thuộc Bệnh viện chuyên khoa Lao và bệnh Phổi tỉnh Quảng Trị. Ảnh: NGUYỄN PHÚC

Thông tin này ngay khi xuất hiện trên mặt báo chiều nay đã tạo nên "cơn bão giận dữ" trong dư luận xã hội. Cách đây chỉ vài ngày, chính cơn bão dư luận ấy cũng đã ập đến với N.H.N. 

Nhưng nếu N.H.N chỉ là một cô gái 26 tuổi thì chủ nhân của "âm mưu đánh tráo" vô tiền khoáng hậu này lại là một "ông sếp" ngành điện cấp tỉnh. Làm sếp, mang trên mình cái danh cán bộ, những tưởng phải gương mẫu, trách nhiệm hơn hết, "người trông lên, kẻ nhìn vào". Nhưng không.... 

Rất nhiều người đã không ngần ngại cho rằng hành vi "đánh tráo cách ly" chưa từng có tiền lệ này phải bị lên án, phải bị xem là tội ác, phải đưa ra trừng trị trước pháp luật để làm gương, tạo sự răn đe cho những người cũng đang toan tính tìm mọi cách trốn cách ly, đùn đẩy nghĩa vụ cách ly.

2. Chúng ta hẳn chưa quên những phát biểu đầy xúc cảm của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19, trong một cuộc họp của Bộ Y tế mới đây về những ngày chống "dịch corona": "Thực sự năm nay không chỉ riêng tôi mà rất nhiều đồng chí ngồi đây đã không biết đến Tết ông công ông táo, không có Tết nguyên đán. Thậm chí đến vài tuần sau Tết, cá nhân tôi vẫn không nhớ ngày dương lịch vì chỉ nhớ mốc âm lịch, trong đó có mốc đúng giao thừa khi Việt Nam ta thực hiện cách ly y tế bắt buộc".

Hơn 3 tháng nay, toàn bộ hệ thống chính trị đã nhanh chóng vào cuộc, quyết liệt, kịp thời với tâm thế "chống dịch như chống giặc" trong cuộc chiến chống Covid-19, quyết tâm tìm mọi cách để đuổi, để dập cho bằng được "con conrona", chỉ với một mong muốn duy nhất: đưa cuộc sống trở về với nhịp sống yên bình thường ngày, học sinh, sinh được đến trường trở lại, hoạt động sản xuất không bị đình đốn, những hệ lụy nặng nề về kinh tế do Covid-19 gây ra sẽ được giảm thiểu... 

Những mong muốn ấy có lẽ sắp trở thành hiện thực khi ngày 28/2, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) đã đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các điểm đến có khả năng lây lan virus corona chủng mới gây bệnh Covid-19 ra cộng đồng. Phát biểu tại cuộc diễn tập toàn quân phòng chống dịch Covid-19 do Bộ Quốc phòng tổ chức sáng 4.3, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 đã hy vọng: Nếu 1 tuần nữa không có ca nhiễm mới ở Vĩnh Phúc thì theo quy định của pháp luật chúng ta sẽ tuyên bố hết dịch.  

Nhưng hy vọng của người lãnh đạo Ban chỉ đạo chống dịch, bao mong mỏi của hàng triệu triệu người dân Việt, đã không thể trở thành hiện thực. Bao nỗ lực, bao quyết tâm, bao chắt chiu của toàn bộ hệ thống chính trị đã đổ xuống sông xuống bể chỉ vì những hành vi gian dối khi khai báo, trốn cách ly của N.H.N, sự "vô tư" thái quá nếu không muốn nói là "ý thức công dân", "ý thức cộng đồng" cực thấp của những vị quan chức, trong đó có người "học rộng" đến hàm PGS, TS biết mình vừa công du trở về từ vùng có dịch, vẫn không tự giác tự cách ly hay như vị sếp ngành điện kia... 

3. Không trái với kịch bản xấu nhất mà chúng ta đã trù liệu trước đó, từ bệnh nhân thứ 17, chỉ trong khoảng thời gian dăm ba ngày, chúng ta có bệnh nhân thứ 31, và cứ đà này, không ai có thể chắc con số bệnh nhân "dính SARS-CoV-2" sẽ chạm mốc bao nhiêu?

Cuộc sống trong khu vực bị cách ly ở phố Trúc Bạch vẫn diễn ra bình thường. Cách ly là vệc bình thường của mùa dịch. Cách ly là phòng dịch bệnh, không đồng nghĩa với việc nhiễm SARS-CoV-2. Ảnh: Sơn Hải.

Cuộc sống trong khu vực bị cách ly ở phố Trúc Bạch vẫn diễn ra bình thường. Cách ly là vệc bình thường của mùa dịch. Cách ly là phòng dịch bệnh, không đồng nghĩa với việc nhiễm SARS-CoV-2. Ảnh: Sơn Hải.

Từ những sự vô trách nhiệm ấy, cả đất nước lại phải bước vào chiến dịch chống Covid-19 mới hay nói cách khác là bước vào giai đoạn hai của cuộc chiến, khó khăn, gian nan hơn gấp bội. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã phải nhấn mạnh trong cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus Corona (COVID-19) ngày 8/3: Chúng ta phải ngăn chặn dịch bệnh từ trăm ngả thay vì một vài ngả như trước đây. Thực tế virus COVID-19 đã xâm nhập vào nước ta, “đang âm thầm mai phục”. Nếu chúng ta không làm tốt sẽ gặp tình huống “trong đánh ra, ngoài đánh vào”. Cũng theo Phó Thủ tướng, chúng ta đã có kịch bản sẵn sàng ứng phó với tình huống cả khi có hàng ngàn ca nhiễm. 

Nên nhớ, trong bối cảnh, virus corona đang có nhiều dấu hiệu biến đổi bất thường, lây lan quá nhanh và chưa thể tìm ra vacxin điều trị trong ngày một ngày hai, khi cách ly trở thành giải pháp hữu hiệu nhất hiện nay, thì để tăng hiệu quả phòng chống dịch, nhiều quốc gia, trong cuộc chiến chống Covid-19 đầy gian nan này, đã buộc phải những biện pháp rất mạnh đối với những trường hợp vi phạm các quy định kiểm dịch, trốn, đùn đẩy cách ly hay che giấu bệnh truyền nhiễm. 

Quốc hội Hàn Quốc ngày 26/2/2020 đã thông qua luật nhằm chống lại sự bùng phát dịch, theo đó, những bệnh nhân cố tình vi phạm lệnh cách ly sẽ phải đối mặt với án tù lên đến một năm hoặc khoản tiền phạt lên tới 10 triệu won (8.200 USD).

Singapore tước thẻ cư trú dài hạn, cấm nhập cảnh, thậm chí truy tố đối với những người vi phạm quy định chống dịch Covid-19. Ảnh: Zing.vn

Singapore tước thẻ cư trú dài hạn, cấm nhập cảnh, thậm chí truy tố đối với những người vi phạm quy định chống dịch Covid-19. Ảnh: Zing.vn

Singapore đã cương quyết tước thẻ cư trú dài hạn đồng thời cấm nhập cảnh đối với những người không thực hiện lệnh cách ly tại nhà.

Cộng hòa Séc mới đây cũng tuyên bố sẽ phạt tới 3 triệu koruna (hơn 3 tỷ đồng) với những người trở về từ các vùng có dịch nhưng không khai báo y tế, không thực hiện tự cách ly (trong vòng 2 tuần).

Và có lẽ đã đến lúc, chúng ta cũng cần phải có hành động mạnh tay, xử lý thật nghiêm như thế. Bởi, rõ ràng, gian dối trong những lúc "nước sôi lửa bỏng", những hành động có thể khiến tính mạng của người dân, sự an nguy của cộng đồng bị đe dọa, đích thị là tội ác không thể dung thứ. 

Xử nặng để giữ nghiêm phép nước, để an lòng người, để nuôi dưỡng niềm tin của nhân dân vào những nỗ lực của Chính phủ, của các cấp các ngành, để thêm vững tin, vững lòng, thêm sức mạnh, để quyết một điều, rằng: "chúng ta không thể thua trong trận cuối này". 

Hồng Hà 

Tin khác

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn
Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

(NB&CL) Mức giảm trừ gia cảnh hiện nay quá thấp so với mức chi tiêu cơ bản, mức sống thực tế của người dân và không phù hợp với sự biến động liên tục của mặt bằng giá. Điều này đã được giới chuyên gia cũng như báo chí lên tiếng khá nhiều nhưng cho tới nay, mức trừ gia cảnh vẫn không thay đổi...

Góc nhìn