Gỡ nút thắt “chi phí không chính thức” cho doanh nghiệp

Thứ hai, 30/04/2018 06:12 AM - 0 Trả lời

(CLO) Một trong những nguyên nhân cơ bản của khó khăn đối với doanh nghiệp là do chi phí kinh doanh ở nước ta hiện đang ở mức cao và về cơ bản chưa được cắt giảm đáng kể. Trong đó, phần chi phí không chính thức hay còn gọi là “phong bì” luôn chiếm khá cao trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.

Nhiều doanh nghiệp tư nhân cho biết, hiện nay có rất nhiều khoản chi phí mà họ phải bỏ ra nhưng lại không thể có hoá đơn chứng từ để hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Những khoản chi phí này đã nhiều tên gọi khác nhau như chi phí không chính thức, chi phí ngầm, chi phí bôi trơn, những khoản lót tay. 

So với các thành phần kinh tế khác như doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp Nhà nước thì doanh nghiệp tư nhân đang phải chịu gánh nặng chi phí này nhiều hơn cả, khi có thống kê cho thấy đã có giai đoạn để kiếm được một đồng lợi nhuận, nhiều doanh nghiệp tư nhân phải chi từ 0,7 đến một đồng cho việc bôi trơn. 

Theo tính toán, các khoản chi không chính thức ước chiếm tới 10% tổng doanh thu của doanh nghiệp. Mức độ phổ biến của chi phí không chính thức, thậm chí còn được nêu thành một thứ văn hóa, đó là “văn hóa phong bì”. 

Tác động của chi phí không chính thức là lớn và rõ ràng. Khi mà chi phí không chính thức phổ biến, thì một doanh nghiệp thông thường sẽ lo ngại rằng nếu mình không chi phí thì có thể công việc không hoặc chậm được giải quyết, dẫn đến họ phải chủ động chi phí trước. 

Hoặc cũng có trường hợp, doanh nghiệp thấy rằng chủ động chi phí trước sẽ có lợi hơn nếu thủ tục được giải quyết kịp thời. 

Báo Công luận
Theo tính toán, các khoản chi không chính thức ước chiếm tới 10% tổng doanh thu của doanh nghiệp. 

Nguyên nhân cơ bản là chất lượng yếu kém của hệ thống thể chế, quy định pháp luật. Hệ thống quy định pháp luật, thủ tục hành chính không rõ ràng, không hợp lý, phức tạp và không tiên liệu được đã tạo thành cơ hội cho cơ quan, cán bộ liên quan nhũng nhiễu doanh nghiệp và đòi hỏi chi phí không chính thức. 

Chi phí kinh doanh của doanh nghiệp có thể được phân chia làm 3 loại cơ bản như sau: chi phí sản xuất, chi phí tuân thủ pháp luật và chi phí không chính thức. 

Một là, chi phí sản xuất là các loại chi phí trực tiếp để tạo ra sản phẩm, dịch vụ và bán, cung cấp dịch vụ, hàng hóa đến tay người tiêu dùng. 

Hai là, chi phí tuân thủ pháp luật là chi phí giao dịch của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện, tuân thủ yêu cầu pháp luật. 

Ba là, chi phí không chính thức là thuật ngữ dùng để chỉ loại chi phí mà doanh nghiệp tự nguyện hoặc bị ép buộc chi trả cho cơ quan, cá nhân có liên quan trong quá trình kinh doanh, đặc biệt khi thực hiện các thủ tục hành chính hoặc khi giao dịch với cơ quan nhà nước. Khác với hai loại chi phí trên, chi phí này không trực tiếp phát sinh từ nhu cầu sản xuất hay nằm trong yêu cầu của quy định pháp luật. 

Ngoài ba loại chi phí nói trên, còn có chi phí khác đó là chi phí cơ hội. Chi phí cơ hội là thiệt hại cho doanh nghiệp phát sinh từ việc chậm trễ hoặc không tiên liệu được kết quả khi thực hiện các thủ tục hành chính hoặc yêu cầu của pháp luật. 

Điều tra PCI năm 2017 của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho thấy có đến 44,6% doanh nghiệp trả lời đã cho rằng cán bộ sử dụng quy định để nhũng nhiễu doanh nghiệp. 44,9% doanh nghiệp trả lời đã cho rằng phải trả chi phí không chính thức cho cán bộ thanh tra, kiểm tra. 53% doanh nghiệp trả lời đã cho rằng phải trả chi phí không chính thức khi làm thủ tục thông quan. 

Đó là một gánh nặng cho doanh nghiệp, làm gia tăng chi phí sản xuất kinh doanh, dẫn đến gia tăng giá thành sản phẩm dịch vụ và giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. 

Chi phí không chính thức còn làm phát sinh thêm chi phí khác, ví dụ như là để hợp pháp hóa chi phí không chính thức; dẫn đến hiện tượng gian dối trong kinh doanh, như buôn bán hóa đơn, báo cáo tài chính, thuế không trung thực.

 Chi phí không chính thức góp phần làm méo mó cạnh tranh, suy giảm lòng tin của doanh nghiệp vào nỗ lực cải cách của Chính phủ, không thúc đẩy sáng tạo, kinh doanh chân chính, hủy hoại liêm chính trong kinh doanh. Ngoài ra có thể còn nhiều tác động tiêu cực khác, như kinh tế ngầm, kinh tế phi chính thức, tham nhũng. 

Các chuyên gia cũng ước tính chi phí không chính thức mà doanh nghiệp phải chịu là rất lớn trong một số lĩnh vực cụ thể. Ví dụ, đó là chi phí không chính thức mà các chủ hàng xuất khẩu của Việt Nam phải gánh chịu có thể lên tới 250 triệu USD vào năm 2020. Con số này được tính toán dựa trên chi để làm thủ tục hải quan nhanh chóng và chi bồi dưỡng chặng vận tải nội địa. 

Việc đánh giá, điều tra, khảo sát một cách toàn diện, đầy đủ về chi phí không chính thức là nhiệm vụ khó khăn và không khả thi. Một phần lý do là chi phí không chính thức bị pháp luật nghiêm cấm do đó các bên có liên quan đều không mong muốn cung cấp thông tin này.

 Ngoài ra, mức độ, quy mô, tần suất của chi phí không chính thức rất khác biệt và đa dạng, tùy từng hoàn cảnh, đối tượng và thời điểm khác nhau. Tuy nhiên, những thông tin gần đây trong một số nghiên cứu, điều tra về chi phí không chính thức cho thấy đây là vấn đề nghiêm trọng, đòi hỏi phải được giải quyết một cách cơ bản ở nước ta. 

Việc thực thi pháp luật không nghiêm, không công bằng, minh bạch hoặc lợi dụng địa vị của cán bộ giao nhiệm vụ để sách nhiễu doanh nghiệp.Kết quả điều tra PCI như nêu trong Bảng trên cho thấy, có đến 18,9% doanh nghiệp trả lời đã cho rằng không sử dụng tòa án vì lo ngại tình trạng chạy án. 

Cần có sự rà soát chi phí từ thực tiễn chứ không phải trên chính sách, vì khoảng cách từ chính sách đến thực tiễn là rất lớn. Cần có kiểm toán xem các chi phí của doanh nghiệp đã hợp lý chưa. 

Trong cải cách hành chính thì cần chuyển trọng tâm từ tiền kiểm sang hậu kiểm, một giải pháp đột phá là có thể kết hợp thu thuế với bảo hiểm xã hội. Nhiều giải pháp đã được Chính phủ tiếp thu và triển khai thực hiện. cần 2 giải pháp mà thực hiện quyết liệt sẽ có tác dụng ngay trong cắt giảm chi phí không chính thức. 

Nhà nước cần thực hiện nghiêm kỷ cương hành chính; giao trách nhiệm cho người đứng đầu bộ phận, cơ quan giải quyết các thủ tục pháp cho doanh nghiệp. Trường hợp, phát hiện nhũng nhiễu, nhận chi phí không chính thức thì ngoài trách nhiệm người trực tiếp có liên quan, xem xét thi hành kỷ luật, cho thôi việc với người đứng đầu bộ phận, cơ quan đó.

 Có như vậy, thì mới đảm bảo giám sát có hiệu quả trong nội bộ cơ quan trong đấu tranh chống chi phí không chính thức. Đối với doanh nghiệp thì ngoài việc nói không với tham nhũng thì cần cố gắng “chính thức hóa” chi phí không chính thức. 

Điều này có nghĩa là xem xét thuê doanh nghiệp tư vấn chuyên nghiệp để thực hiện thủ tục có liên quan; theo đó, chi phí tư vấn sẽ được chính thức hóa thành chi phí kinh doanh. 

Giải pháp này cũng chưa thực sự giải quyết được vấn đề vì doanh nghiệp vẫn mất chi phí. Tuy nhiên, có tác dụng rất lớn trong xóa bỏ tác động tiêu cực khác từ chi phí không chính thức./.

Hoàng Phi

Tin khác

Sau bê bối rửa tiền, công ty gia đình Trung Quốc thưa dần trên đất Singapore

Sau bê bối rửa tiền, công ty gia đình Trung Quốc thưa dần trên đất Singapore

(CLO) Tại Singapore, tốc độ tăng trưởng của các văn phòng gia đình Trung Quốc đang chậm lại do hậu quả từ vụ bê bối rửa tiền trị giá hàng tỷ USD năm ngoái và việc kiểm tra chặt chẽ hơn đối với những cá nhân nộp đơn mới.

Thị trường - Doanh nghiệp
Duy trì sức tăng trưởng, doanh thu quý I/2024 BSR đạt 30.696 tỷ đồng

Duy trì sức tăng trưởng, doanh thu quý I/2024 BSR đạt 30.696 tỷ đồng

(CLO) Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (mã CK: BSR - UPCoM) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 30.696 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 1.195 tỷ đồng và nộp NSNN đạt 3.355 tỷ đồng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

(NB&CL) Nền kinh tế Việt Nam trong quý I/2024 tiếp tục phục hồi, đạt nhiều kết quả quan trọng, đáng khích lệ, khá toàn diện trên các lĩnh vực, đời sống người dân tiếp tục được cải thiện, tạo nền tảng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP 6 - 6,5% trong năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

(CLO) Dù đợt nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới diễn ra 1 ngày, song mức tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục.

Thị trường - Doanh nghiệp
Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

(CLO) Reuters đưa tin, dẫn lời các nhà tư vấn thương mại và chủ ngân hàng, cũng như các nhà nhập khẩu và xuất khẩu, có tới một nửa số giao dịch thương mại giữa Nga và Trung Quốc được thực hiện thông qua các bên trung gian.

Thị trường - Doanh nghiệp