Gói trả lương lao động 16.000 tỷ: Điều kiện vay như dành cho doanh nghiệp phá sản

Thứ năm, 17/12/2020 09:38 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Trong khi các doanh nghiệp đang cố gắng cầm cự để vượt qua giai đoạn khó khăn bởi dịch Covid-19, thì các gói vay hỗ trợ trả lương cho lao động dường như chỉ dành cho các doanh nghiệp chuẩn bị phá sản.

Trong bối cảnh khó khăn, dịch bệnh lại cả thiên tai dồn dập bất thường, dù ngân sách nhà nước đang rất eo hẹp, nhưng Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp chịu tác động từ Covid-19.

Trong đó, các chính sách đã được ban hành tương đối đầy đủ và đồng bộ, thể hiện ở các gói hỗ trợ lớn như: Chính sách tiền tệ, trọng tâm là cơ cấu lại nợ, miễn, giảm lãi suất, hỗ trợ tín dụng với quy mô 250 nghìn tỷ đồng; chính sách hỗ trợ bảo đảm an sinh xã hội 62 nghìn tỷ đồng; chính sách tài khóa, trọng tâm là gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất với quy mô 180 nghìn tỷ đồng và chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trả lương cho người lao động 16 nghìn tỷ đồng.

Đến tháng 10/2020, chưa doanh nghiệp nào vay được tiền từ gói 16.000 tỷ đồng để trả lương công nhân.Ảnh:TL

Đến tháng 10/2020, chưa doanh nghiệp nào vay được tiền từ gói 16.000 tỷ đồng để trả lương công nhân.Ảnh:TL

Thế nhưng, theo phát biểu của ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tại Diễn đàn “Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19: Thu hẹp khoảng cách từ chính sách đến thực thi”, đến tháng 10/2020, chưa doanh nghiệp nào vay được tiền từ gói 16.000 tỷ đồng để trả lương công nhân.

Phải đến ngày 27/11, mới chỉ có 75 doanh nghiệp trên cả nước tiếp cận được gói gói vay này để trả lương cho 3.851 lao động bị ngừng việc do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Dù đã gần hết năm 2020, nhưng thực trạng này đã và vẫn đang diễn ra, nó đang gây khó khăn không nhỏ tới các doanh nghiệp, bởi theo ông Vũ Tú Bình, Phó Chủ tịch hiệp hội Du lịch Việt Nam, 90% lao động trong ngành du lịch đã tạm nghỉ, 60% doanh nghiệp ngưng hoạt động.

Nhiều chính sách hỗ trợ của Chính phủ được đưa ra để giải cứu người lao động và doanh nghiệp, nhưng việc thực hiện chính sách còn thiếu hiệu quả”, ông Bình nói và lấy ví dụ, TP. Hồ Chí Minh có khoảng 10.000 hướng dẫn viên du lịch, nhưng chỉ có 20 người được nhận gói hỗ trợ 1 triệu đồng/tháng, trong vòng 3 tháng.

Song, trong số đó nhiều người cũng chỉ nhận được 1 tháng, vì theo ông Bình, khi nhận hồ sơ, người phụ trách “ngâm” mãi không triển khai. Trong số các tỉnh trên cả nước, chỉ có Đà Nẵng ghi nhận thực hiện tốt hơn, còn lại các tỉnh khác thì người lao động trong ngành du lịch không được nhận hỗ trợ.

Điều đáng nói, theo ông Bình, ngành du lịch có 40.000 doanh nghiệp nhưng chỉ có 1 doanh nghiệp vay được vốn trong gói 16.000 tỷ để trả lương cho người lao động. Cái khó nhất các ngân hàng đang đòi hỏi doanh nghiệp là tài sản thế chấp.

Trong khi đó, theo Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam, các doanh nghiệp lữ hành chỉ có uy tín và thương hiệu, chứ không có gì là tài sản. Do đó, các doanh nghiệp này không thể tiếp cận được các gói vay hỗ trợ.

Chúng tôi chưa bao giờ hết kỳ vọng vào sự hỗ trợ của Nhà nước cho các doanh nghiệp du lịch. Nhưng tính khả thi cần phải xem lại, khi ban hành nhưng không thi hành được”, Phó Chủ tịch Hiệp hội khẳng định.

Lấy một ví dụ đơn giản, ông Bình phân tích, trong Nghị quyết 8 của Bộ Chính trị về phát triển Du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Trong đó, có quy định điều chỉnh giá điện trong các cơ sở lưu trú về ngang bằng giá điện sản xuất. Nhưng đến nay, ngành điện chưa làm được điều đó.

Trong đợt dịch vừa qua, ngành điện chỉ giúp cho ngành du lịch 3 tháng (tháng 4 - 6). Trong khi sự điều chỉnh này giúp giảm tới 33% chi phí điện và có thể cứu các doanh nghiệp du lịch vượt qua giai đoạn khó khăn này. “Nếu khó khăn ngành điện có thể nói thẳng để chúng tôi thôi kỳ vọng”, ông Bình cho hay.

Đồng tình với quan điểm khó tiếp cận các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, đại diện Hiệp hội dệt may ông Trương Văn Cẩm cho biết, việc vay vốn trong gói 16.000 tỷ đồng dường như chỉ dành cho doanh nghiệp chuẩn bị phá sản.

Bởi lẽ, theo ông Cẩm, điều kiện để vay được tiền bao gồm: doanh nghiệp phải không có doanh thu, không có khả năng tài chính hay giảm 50% số lao động có đóng bảo hiểm.

Thế nhưng, trong bối cảnh hiện nay, dù gặp vô vàn khó khăn thì các doanh nghiệp dệt may cũng đang cố gồng gánh để giữ chân lao động. Người lao động cũng chịu thiệt, giảm lương, giảm giờ làm thêm để duy trì.  Do đó, theo ông Cẩm, những quy định như trên không phải để cứu doanh nghiệp.

Hơn nữa, theo đại diện Hiệp hội Dệt may, việc sửa đổi quá chậm, kéo dài tới 6 tháng khiến cho cơ hội cứu các doanh nghiệp trôi qua. Đó là chưa kể, sửa đổi cũng không quá hiệu quả.

Hà Anh

Tin khác

Sau bê bối rửa tiền, công ty gia đình Trung Quốc thưa dần trên đất Singapore

Sau bê bối rửa tiền, công ty gia đình Trung Quốc thưa dần trên đất Singapore

(CLO) Tại Singapore, tốc độ tăng trưởng của các văn phòng gia đình Trung Quốc đang chậm lại do hậu quả từ vụ bê bối rửa tiền trị giá hàng tỷ USD năm ngoái và việc kiểm tra chặt chẽ hơn đối với những cá nhân nộp đơn mới.

Thị trường - Doanh nghiệp
Duy trì sức tăng trưởng, doanh thu quý I/2024 BSR đạt 30.696 tỷ đồng

Duy trì sức tăng trưởng, doanh thu quý I/2024 BSR đạt 30.696 tỷ đồng

(CLO) Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (mã CK: BSR - UPCoM) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 30.696 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 1.195 tỷ đồng và nộp NSNN đạt 3.355 tỷ đồng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

(NB&CL) Nền kinh tế Việt Nam trong quý I/2024 tiếp tục phục hồi, đạt nhiều kết quả quan trọng, đáng khích lệ, khá toàn diện trên các lĩnh vực, đời sống người dân tiếp tục được cải thiện, tạo nền tảng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP 6 - 6,5% trong năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

(CLO) Dù đợt nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới diễn ra 1 ngày, song mức tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục.

Thị trường - Doanh nghiệp
Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

(CLO) Reuters đưa tin, dẫn lời các nhà tư vấn thương mại và chủ ngân hàng, cũng như các nhà nhập khẩu và xuất khẩu, có tới một nửa số giao dịch thương mại giữa Nga và Trung Quốc được thực hiện thông qua các bên trung gian.

Thị trường - Doanh nghiệp