Hậu phương cho lá chắn!

Thứ ba, 24/03/2020 07:30 AM - 0 Trả lời

(CLO) Thay vì những bó hoa và mỹ từ bóng bẩy cho sự tri ân, chỉ mong mỗi người dân hãy là hậu phương thực sự cho lá chắn, để củng cố niềm tin vững chắc cho các chiến sỹ nơi đầu trận tuyến chống dịch bệnh.

Các chiến sỹ

Các chiến sỹ "blouse trắng" là lực lượng tiên phong trên trận tuyến chống "giặc" Covid-19

Sáng 23/3, Bộ Y tế thông báo có 3 ca mắc virus SARS-CoV-2, , trong đó có 1 bác sỹ khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2. Nam bác sỹ 29 tuổi tham gia chống dịch từ 31/1, là người trực tiếp khám sàng lọc bệnh nhân bệnh nhân nghi nhiễm virus, điều trị những bệnh nhân dương tính và cấp cứu bệnh nhân nặng. Trước đó, ngày 20/3, 02 nữ điều dưỡng của Bệnh viện Bạch Mai cũng có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19. Như vậy đến thời điểm này, đã có 3 cán bộ, nhân viên ngành y tế bị lây nhiễm trong cuộc chiến chống dịch.

Trong nhiều tháng qua, trận chiến chống giặc Covid-19 ghi nhận sự vào cuộc chủ động, quyết liệt, tích cực của nhiều lực lượng như: quân đội, công an, các cấp chính quyền, đoàn thể, các nhà hảo tâm…nhưng ở đầu trận tuyến vẫn là cán bộ, nhân viên ngành y tế. Những người mà nhân dân đang gọi là “chiến sỹ Blouse trắng”. Nghề y, ngày làm việc bình thường đã là một …cuộc chiến với vô vàn áp lực. Còn khi dịch bệnh hoành hành, áp lực, khó khăn vất vả sẽ gấp nhiều lần. Lịch trực, ca trực bị đảo lộn, bệnh viện, khu vực cách ly, xe cấp cứu trở thành “nhà” của họ theo cả nghĩa hai nghĩa. Bổn phận, trách nhiệm thôi chưa đủ, những “chiến sỹ Bouse trắng” đang hành động bằng mệnh lệnh …từ trái tim. Rất nhiều câu chuyện đẹp đang được báo chí và cộng đồng mạng chia sẻ như những mầm xanh tin yêu đâm chồi từ “đất chết”.

Đó là câu chuyện về  280 bác sỹ, nhân viên y tế ở Hà Nội nghỉ hưu vẫn đăng ký tình nguyện tham gia chống dịch Covid-19. Người ta gọi những tình nguyện viên cao niên ấy là lực lượng  “blouse trắng” đặc biệt. Đặc biệt bởi họ không được trả lương cho trách nhiệm, bổn phận của một cán bộ, nhân viên y tế. Đặc biệt, bởi tất cả họ là những người cao tuổi, thuộc nhóm những người có nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh cao.

Đó là câu chuyện về những sinh viên y khoa đang còn ngồi trên ghế nhà trường vẫn xung phong lên đường chống dịch. Những bạn trẻ ấy cũng không xem công việc tham gia chống dịch là bổn phận mà là cơ hội để thể hiện trách nhiệm với cộng đồng. Họ đã tình nguyện lao vào vùng dịch bằng dòng máu nóng từ trái tim nhiệt huyết tuổi trẻ.

Đó là câu chuyện về một nữ điều dưỡng ở Bệnh viện đa khoa Thanh Hóa kết thúc ca trực trong đêm 30 Tết đã trở về nhà đón giao thừa một mình bởi người gia đình đã phải cách ly về quê để tránh nguy cơ lây nhiễm.  Với những người mặc áo Blouse trắng, việc không có tết, đón giao thừa một mình, đón giao thừa trong bệnh viện không còn là chuyện lạ.

Hình ảnh từ bệnh viện dã chiến, các khu cách ly đặc biệt cho thấy, nhiều chiến sỹ “blouse trắng” đã gần như kiệt sức vì tần suất làm việc quá lớn. Tất cả những điều kiện tốt nhất về nơi ăn, chốn ở, các điều kiện chăm sóc về y tế đã được dành cho người bệnh và những người nghi nhiễm.

Còn nhiều, rất nhiều những câu chuyện xúc động về những chiến sỹ Blouse trắng trên trận tuyến chống dịch bệnh. Nhìn  những nữ bác sỹ, điều dưỡng trong những bộ trang phục bảo hộ, gương mặt ai nấy hốc hác vì thiếu ngủ, không thể gọi họ là những “thiên thần áo trắng”. Họ thực sự là những chiến sỹ, những “đội đặc nhiệm” trên mặt trận phòng chống dịch bệnh. Nói đến bổn phận hay trách nhiệm với công việc lúc này là chưa đủ. Đó phải là mệnh lệnh …từ trái tim.

Chính họ, đang là những người mang đến cho chúng ta niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống, rằng trong lúc khó khăn, hoang mang nhất, vẫn còn chiếc lá chắn vững vàng từ những “chiến sỹ bouse trắng”.

Sẽ thật ích kỷ khi chỉ biết lo cho mình để gian dối khi khai báo y tế, trốn cách ly…  để từ đó, mầm bệnh có cơ hội phát tán.

Sẽ thật ích kỷ khi đòi hỏi, yêu cầu quá đáng trong điều kiện đất nước còn nghèo, lực lượng chức năng đang nỗ lực hết mình đẩy lùi dịch bệnh.

Sẽ thật vô ơn khi một bạn trẻ hết hạn cách ly đã vứt bỏ bó hoa chúc mừng của ngành y tế vào sọt rác. Bó hoa mà lẽ ra, nó phải được tặng từ người bị cách ly cho các “chiến sỹ Bouse trắng” thầm lặng.

Thậm chí ngay cả trong lúc đất nước đanggồng mình chống dịch, một bác sỹ ở Hải Dương vẫn bị hành hung gây thương tích nặng nề. Từ bao giờ những người cho đi yêu thương lại được nhận về những đắng cay như thế. Tất nhiên, đó chỉ là những hiện tượng đơn lẻ trong một cuộc chiến mà cả dân tộc đang đồng lòng.  Tôi bỗng nhớ tới một đoạn lời thề Hippocrates cho ngành y các nước trên thế giới dành cho sinh viên y khoa trước khi ra trường: “Tôi xin hứa và thề nhất luật tuân theo ước lệ của tính thanh cao và lòng chính trực trong khi hành nghề, tôi sẽ chữa bệnh cho người nghèo khó và không bao giờ đòi hỏi thù lao quá với công sức của mình. Tôi chỉ mong mọi người dành cho lòng quý mến, nếu tôi làm đúng lời thề”. Tôi không biết các sinh viên y khoa Việt Nam khi rời giảng đường có phải đọc lời thề này không, nhưng chắc rằng, họ luôn mang trong tim lời thề của nghĩa vụ, của bổn phận thiêng liêng; vì sức khỏe và sự sống của người bệnh.

Để thấu hiểu và biết yêu thương, cảm thông với những người làm ngành y, có lẽ cần nhiều thời gian hơn nữa ngồi ở phòng cấp cứu xem họ làm công việc của họ.

Học cách yêu thương, chia sẻ với chính những người đang hành động vì sức khỏe của chính chúng ta cũng là một cách để nhân lên, lan tỏa những điều tử tế. Thay vì những bó hoa và mỹ từ bóng bẩy cho sự tri ân, chỉ mong mỗi người dân hãy là hậu phương thực sự  cho lá chắn, để củng cố niềm tin vững chắc cho các chiến sỹ nơi đầu trận tuyến chống dịch bệnh. Để những chiến sĩ ấy xung trận mà không còn thiếu đồ bảo hộ, không phải chắt chiu từng cái khẩu trang trong cả ngày dài chống dịch. Để họ cảm nhận được, dù trong hoàn cảnh cam go nhất, sau lưng họ vẫn còn một hậu phương…

Quang Duy

Tin khác

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn
Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

(NB&CL) Mức giảm trừ gia cảnh hiện nay quá thấp so với mức chi tiêu cơ bản, mức sống thực tế của người dân và không phù hợp với sự biến động liên tục của mặt bằng giá. Điều này đã được giới chuyên gia cũng như báo chí lên tiếng khá nhiều nhưng cho tới nay, mức trừ gia cảnh vẫn không thay đổi...

Góc nhìn