Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương có tên gọi mới

Thứ bảy, 11/11/2017 14:44 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trưa 11/11, Nhật Bản và Việt Nam tổ chức cuộc họp báo chung về quá trình đàm phán Hiệp định Thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP) tại thành phố Đà Nẵng, Việt Nam. Các bộ trưởng trong phiên họp đã thống nhất tên gọi mới cho TPP là: Hiệp định Đối tác Tiến bộ và Toàn diện xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Tại phiên họp báo, Bộ trưởng Tái thiết Kinh tế Nhật Bản Toshimitsu Motegi cho biết, với 8.000 trang của CPTPP, chỉ có 20 điều khoản tạm hoãn, bao gồm điều khoản về sở hữu trí tuệ. Điều này cho thấy sự nỗ lực của tất cả các đoàn.

Phiên họp đồng thời ra tuyên bố chung khẳng định các nước TPP đã thống nhất được những vấn đề cốt lõi của Hiệp định này theo hướng “giữ nguyên nội dung của Hiệp định TPP” nhưng cho phép các nước thành viên “tạm hoãn một số ít các nghĩa vụ” để bảo đảm sự cân bằng trong bối cảnh mới. Tuy nhiên ông Motegi cho rằng Ông Motegi cũng cho biết các bên đạt được đồng thuận nhờ có chung mục tiêu chung là phải đạt được TPP-11 nhằm kêu gọi Mỹ quay trở lại. Tâm điểm chú ý của Diễn đàn APEC lần này chính là các cuộc họp TPP không có Mỹ Các cuộc họp về TPP 11 (không có Mỹ), các cuộc họp này được mô tả là “gay cấn” đến phút chót. Mong muốn thiết lập một luật chơi mới rất quan trọng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Tôi hy vọng các quốc gia sẽ thống nhất được và hiệp định mới sẽ giải quyết được các thách thức”, ông Motegi nói.

Báo Công luận
Họp báo chung về quá trình đàm phán Hiệp định Thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP) . Ảnh Dân trí

Với tư cách là nước chủ trì, Bộ trưởng Công Thương Việt Nam Trần Tuấn Anh Việt Nam đã nêu lên những khó khăn cần đạt được sự đồng thuận của các thành viên để giải quyết. Ông cũng cho biết, Việt Nam cũng hoàn thành nhiệm vụ để đạt thoả thuận chung của TPP và CPTPP.

"CPTPP là hiệp định có tiêu chuẩn cao, có sự cân bằng tổng thể và bảo đảm tính toàn vẹn của TPP nhưng có tính tới trình độ phát triển của các nước thành viên", Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh khẳng định tại buổi họp báo.

Trả lời về những khó khăn khi Mỹ rút khỏi TPP, bộ trưởng Trần Tuấn Anh khẳng định: “Các quốc gia tham gia đàm phán, xây dựng và thiết kế với những tiêu chuẩn và chuẩn mực lượng cao trong tất cả các khía cạnh và lĩnh vực, đã đạt được các điểm cân bằng chung của tất cả các quốc gia thành viên. Khi Hoa Kỳ là một quốc gia có sức nặng kinh tế và vai trò của mình rút ra khỏi Hiệp định TPP thì cũng đã tạo ra những khó khăn giữa các quốc gia trong việc tiếp tục quan điểm để duy trì hiệp định này.

Với những tiêu chuẩn chất lượng mới, cần phải tìm được điểm cân bằng đối với tất cả các quốc gia về lợi ích và nghĩa vụ cam kết của mình. Vì vậy, trong tất cả các vòng đàm phán trong thời gian vừa qua, để thực hiện các chỉ đạo của Bộ trưởng TPP-11, Trưởng các đoàn đàm phán đã có những cách tiếp cận rất thực tiễn, nhằm duy trì được một hiệp định chất lượng cao và riêng để đảm bảo được mục tiêu ban đầu của TPP-12, nhưng mặt khác cũng có quan điểm thực tế hơn để đảm bảo có khả năng thực thi và hiệu quả với 11 quốc gia còn lại".

 

 TPP được ký kết tháng 2/2016, với 12 nước tham gia gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam, chiếm khoảng 40% kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, tổng thống Mỹ Donaid Trump ngay sau khi nhận chức đã ký Sắc lệnh rút khỏi TPP đầu năm 2017. Điều này khiến các thành viên còn lại phải tiến hành các cuộc đàm phán về cách thức duy trì TPP.


Sơn Nam

Tin khác

Sau bê bối rửa tiền, công ty gia đình Trung Quốc thưa dần trên đất Singapore

Sau bê bối rửa tiền, công ty gia đình Trung Quốc thưa dần trên đất Singapore

(CLO) Tại Singapore, tốc độ tăng trưởng của các văn phòng gia đình Trung Quốc đang chậm lại do hậu quả từ vụ bê bối rửa tiền trị giá hàng tỷ USD năm ngoái và việc kiểm tra chặt chẽ hơn đối với những cá nhân nộp đơn mới.

Thị trường - Doanh nghiệp
Duy trì sức tăng trưởng, doanh thu quý I/2024 BSR đạt 30.696 tỷ đồng

Duy trì sức tăng trưởng, doanh thu quý I/2024 BSR đạt 30.696 tỷ đồng

(CLO) Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (mã CK: BSR - UPCoM) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 30.696 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 1.195 tỷ đồng và nộp NSNN đạt 3.355 tỷ đồng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

(NB&CL) Nền kinh tế Việt Nam trong quý I/2024 tiếp tục phục hồi, đạt nhiều kết quả quan trọng, đáng khích lệ, khá toàn diện trên các lĩnh vực, đời sống người dân tiếp tục được cải thiện, tạo nền tảng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP 6 - 6,5% trong năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

(CLO) Dù đợt nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới diễn ra 1 ngày, song mức tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

(CLO) Giá lương thực, xăng dầu và giá dịch vụ y tế đã khiến CPI 4 tháng đầu năm 2024 tăng 3,93% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,81%.

Kinh tế vĩ mô