Hiệp định Tự do thương mại với Vương quốc Anh: Cơ hội lớn cho nhiều doanh nghiệp Việt

Thứ năm, 31/12/2020 09:56 AM - 0 Trả lời

(CLO) Hiệp định Tự do thương mại Việt Nam và Vương quốc Anh (UKVFTA) sẽ chính thức có hiệu lực vào 23h đêm nay (31/12/2020). Đây là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam vượt lên trong chuỗi cung ứng toàn cầu, tuy nhiên, bên cạnh các cơ hội, UKVFTA cũng đặt ra không ít những khó khăn, thách thức.

Hiệp định Tự do thương mại với Vương quốc Anh sẽ tạo ra cơ hội lớn cho xuất khẩu của nhiều doanh nghiệp Việt. Ảnh minh họa.

Hiệp định Tự do thương mại với Vương quốc Anh sẽ tạo ra cơ hội lớn cho xuất khẩu của nhiều doanh nghiệp Việt. Ảnh minh họa.

Hiện Anh là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam tại khu vực châu Âu. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2019, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK) 2 nước đạt 6,6 tỷ USD, trong đó xuất khẩu (XK) đạt 5,8 tỷ USD và nhập khẩu (NK) đạt 857 triệu USD.

Các sản phẩm XK chính của Việt Nam sang Anh bao gồm điện thoại - linh kiện, hàng dệt may, giày dép, thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ, máy vi tính - linh kiện, hạt điều, cà phê, hạt tiêu; Việt Nam NK từ Anh gồm: máy móc, thiết bị, dược phẩm, sắt thép, hóa chất. Mặt hàng XNK giữa 2 quốc gia mang tính bổ sung thay vì cạnh tranh. 

Theo đại diện Bộ Công Thương, dư địa tăng trưởng thị trường tại Vương quốc Anh cho hàng hóa Việt Nam còn rất lớn vì tất cả các sản phẩm XK của Việt Nam chỉ chiếm không quá 1% thị phần trong tổng kim ngạch NK hàng hóa mỗi năm gần 700 tỉ USD (2019) của Anh.

Tuy nhiên, khi Anh rời EU, các ưu đãi mang lại từ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) sẽ không được áp dụng tại thị trường Anh. Bởi vậy, việc ký kết một FTA song phương sẽ tạo điều kiện cho hoạt động cải cách, mở cửa thị trường, thuận lợi hóa thương mại ở 2 quốc gia trên cơ sở kế thừa các kết quả đàm phán tương đối tích cực ở EVFTA, tránh gián đoạn các hoạt động thương mại do hệ quả Brexit mang lại.

Cụ thể, các doanh nghiệp sẽ tiếp tục hưởng lợi từ việc giảm thuế NK và XK, tăng cường khả năng tiếp cận thị trường dịch vụ và bảo hộ các sản phẩm chủ chốt của Việt Nam và Anh.

Điều này bao gồm 65% số dòng thuế đã được xóa bỏ trong thương mại Việt Nam – Anh và sẽ tăng lên 99% sau khi kết thúc lộ trình cắt giảm thuế quan. 

Đại diện Bộ Công Thương cho biết, trong số các mặt hàng có lợi thế XK sang Anh, dệt may được điểm danh đến đầu tiên. Năm 2019, Việt Nam xuất sang Anh chủ yếu là mặt hàng may mặc. Mặc dù hiện Trung Quốc đang chiếm thị phần lớn nhất, nhưng 5 năm qua tốc độ tăng trưởng kim ngạch XK sản phẩm dệt may vào thị trường Anh giảm 8%. Bên cạnh Trung Quốc, các thị trường cung cấp sản phẩm dệt may cho Anh còn có Bangladesh, Campuchia và Pakistan. Trước đây các nước này đều có lợi thế hơn so với Việt Nam về thuế suất (được hưởng chế độ miễn thuế) do đó, Bộ Công Thương kỳ vọng, với UKVFTA, dệt may Việt Nam nói riêng, hàng hóa Việt Nam nói chung sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn so với các đối thủ.

Với mặt hàng giày dép, dù Việt Nam hiện đang đứng thứ 2 trên thế giới về XK nhưng chỉ chiếm 8% kim ngạch XK toàn cầu, Trung Quốc đứng thứ nhất, chiếm gần 40%. Trong khi đó, cạnh tranh mặt hàng này tại Anh khá khó khăn khi đối thủ là Trung Quốc, Hà Lan, Italia, Bỉ, Đức. Năm 2019, giày dép Việt Nam vẫn chịu mức thuế quan cao thứ 2 trong 15 nước XK giày dép nhiều nhất vào Anh với mức thuế trung bình 6,7 %.

Tương tự là mặt hàng gạo. Mặc dù Việt Nam làm một trong những nước XK gạo hàng đầu thế giới nhưng XK gạo của Việt Nam sang Anh vẫn ở mức khiêm tốn khi chỉ chiếm 0,2% và chỉ đứng thứ 22 trong các nhà XK gạo lớn nhất vào Anh.

Trong năm 2019, XK gạo từ Việt Nam sang Anh đã có bước nhảy vọt với mức tăng trưởng kim ngạch lên đến 376%. Tuy nhiên mức thuế quan với mặt hàng này năm 2019 vẫn ở mức cao nên khó cạnh tranh với các nước như Ấn Độ (chiếm 22%), Pakistan (18%), Tây Ban Nha (11%), Italia (10,9%), Thái Lan (9,2%). 

Đáng chú ý, Vương quốc Anh là một thị trường có nhu cầu NK số lượng lớn thành phẩm và nguyên, phụ liệu đồ gỗ mỗi năm. Việt Nam hiện là quốc gia XK đồ gỗ lớn thứ 6 vào thị trường này với giá trị XK 421,8 triệu USD, chiếm 3,6% thị phần NK của Anh (đứng sau Trung Quốc, Ý, Đức, Ba Lan, Mỹ).

Trong giai đoạn từ 2011-2019, tốc độ tăng trưởng kim ngạch XNK song phương Việt - Anh tăng trung bình 12,1%/năm, cao hơn mức trung bình chung của Việt Nam 10%/năm. Tăng trưởng tổng kim ngạch XNK với thị trường này cũng đạt mức cao (trên 10%).

Minh Châu

Tin khác

Sau bê bối rửa tiền, công ty gia đình Trung Quốc thưa dần trên đất Singapore

Sau bê bối rửa tiền, công ty gia đình Trung Quốc thưa dần trên đất Singapore

(CLO) Tại Singapore, tốc độ tăng trưởng của các văn phòng gia đình Trung Quốc đang chậm lại do hậu quả từ vụ bê bối rửa tiền trị giá hàng tỷ USD năm ngoái và việc kiểm tra chặt chẽ hơn đối với những cá nhân nộp đơn mới.

Thị trường - Doanh nghiệp
Duy trì sức tăng trưởng, doanh thu quý I/2024 BSR đạt 30.696 tỷ đồng

Duy trì sức tăng trưởng, doanh thu quý I/2024 BSR đạt 30.696 tỷ đồng

(CLO) Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (mã CK: BSR - UPCoM) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 30.696 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 1.195 tỷ đồng và nộp NSNN đạt 3.355 tỷ đồng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

(NB&CL) Nền kinh tế Việt Nam trong quý I/2024 tiếp tục phục hồi, đạt nhiều kết quả quan trọng, đáng khích lệ, khá toàn diện trên các lĩnh vực, đời sống người dân tiếp tục được cải thiện, tạo nền tảng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP 6 - 6,5% trong năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

(CLO) Dù đợt nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới diễn ra 1 ngày, song mức tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục.

Thị trường - Doanh nghiệp
Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

(CLO) Reuters đưa tin, dẫn lời các nhà tư vấn thương mại và chủ ngân hàng, cũng như các nhà nhập khẩu và xuất khẩu, có tới một nửa số giao dịch thương mại giữa Nga và Trung Quốc được thực hiện thông qua các bên trung gian.

Thị trường - Doanh nghiệp