Hùng Vương thứ 7: Từ chàng hoàng tử nghèo trở thành... Vua

Thứ tư, 21/04/2021 10:48 AM - 0 Trả lời

(CLO) Nói đến các vua Hùng trong ngày giỗ Tổ Hùng Vương 10/3, không thể không nhớ đến một vị vua đặc biệt: Hùng Vương thứ 7. Ông là một trong những vị vua nổi tiếng nhất trong 18 đời vua Hùng. Tên ông quen thuộc với tất cả con dân Việt, được mỗi người Việt Nam nhớ đến vào dịp Tết Nguyên đán.

Tương truyền, Hùng Vương thứ 6 có 33 con trai (con vua Hùng được gọi là quan lang) và 19 con gái (gọi là các mỵ nương). Sau khi phá tan giặc Ân, đất nước bình yên, ông nghĩ đến chuyện tìm người kế thừa ngôi báu, bèn gọi các con trai đến phán rằng: “Ta muốn truyền ngôi cho kẻ nào làm ta vừa ý. Cuối năm nay, mỗi con hãy mang đến mâm cỗ với các thứ mỹ vị để ta dâng cúng tổ tiên, làm tròn đạo hiếu, cỗ của ai khiến ta vừa ý nhất thì sẽ được truyền ngôi”.

Các hoàng tử đua nhau tìm người giới thiệu của ngon vật lạ khắp nơi. Duy chỉ có Lang Liêu tên huý Tiên Lang, hoàng tử 18 của vua Hùng thứ 6 (Hùng Hy Vương), con bà thứ phi hiền hậu, nhan sắc. Vì được nhà vua rất yêu mến, bị các phi khác trong triều ghen ghét, đố kỵ mà vua sinh ghẻ lạnh, bà buồn phiền chết. Lang Liêu rơi vào hoàn cảnh thân cô, thế cô, lại chưa có vợ, nghèo túng ít người giúp đỡ nên nhìn quanh ngó quẩn không nghĩ được món gì dâng lên.

vua hung

Lang Liêu trằn trọc mấy đêm không ngủ được, thỉnh thoảng thấy mùi thơm quen quen ấm áp rồi nhận ra hương thơm lúa nếp, nhớ tới mẹ anh rơi nước mắt ngủ thiếp đi. Trong giấc ngủ mơ thấy mẹ hiền về bảo anh: Ở đời con người là quý nhất, thứ đến thực phẩm nuôi sống người như gạo tẻ, gạo nếp mà ta vẫn sử dụng gọi là ngọc thực... Đành rằng gạo tẻ, gao nếp, đỗ xanh, hành thịt mỡ, nhưng chế biến nó thì không ai giống ai phụ thuộc vào tài gia giảm, cẩn thận, thành tâm. Ngày thường phụ thân con thường nói chuyện với các vị bô lão hai quẻ Kiền, Khôn tức là Trời, Đất. Con làm hai thứ bánh chưng hình vuông tượng trưng cho đất, bánh dày hình tròn tượng trưng cho trời. Hôm nào Tết đến dâng lễ cho Phụ vương nhớ nhắc lời mẹ dặn cho phụ vương nghe. Tỉnh giấc, Lang Liêu quyết làm theo lời mẹ dặn trong giấc mơ.

Rồi chàng cho người chọn thứ gạo nếp trắng tinh, chọn những hạt tròn mẩy nhất vo sạch để làm loại bánh hình vuông tượng trưng cho đất, ở giữa cho nhân gồm đậu xanh, thịt lợn, ngoài bọc lá xanh, đại diện cho cây cỏ muông thú. Bánh gói xong nấu trong nhiều giờ cho chín, gọi là bánh chưng. Chàng lại cho đồ chín gạo nếp giã nhuyễn, nặn thành bánh hình tròn tượng trưng cho trời, gọi là bánh dày.

Đầu xuân năm mới, các quan lang dâng lên vua cha những mâm cúng toàn của ngon vật lạ mà họ lùng kiếm ở chân trời góc bể, riêng mâm cỗ của quan lang thứ 18 là đơn sơ nhất, đến nỗi các anh em chàng đều tỏ ý cười cợt, xem thường. Không ngờ vua Hùng lại dừng lại ở mâm của Liêu lâu nhất.

Ngài hỏi con trai về ý nghĩa, cách làm 2 loại bánh lạ, càng nghe càng gật gù hài lòng, cảm thấy 2 loại bánh này khi dâng cúng sẽ thể hiện được tấm lòng hiếu thảo, biết ơn của ngài đối với tổ tiên và trời đất. Vua bèn truyền ngôi cho Lang Liêu, người trở thành Hùng Vương thứ 7.

Lang Liêu tuân theo cách trị nước của vua cha, chọn cách trị dân đúng lẽ, gây dựng thân thế đất nước cho đời sau, vua tu luyện bản thân, lấy nhân nghĩa giáo hoá trăm họ, lấy trí nguyện dân no, nước thịnh, thiên hạ thái bình, lòng dân hướng về vua, vua lắng nghe tiếng nói thiên hạ - ngày sóc vọng, trăm quan trăm họ trang nghiêm, tôn kính tổ tiên, tâu lên đất trời ước vọng ấm no hạnh phúc.

Vợ Lang Liêu bà Năng Thị Tiêu cầm ba ngàn quân đánh giặc ở Ngã Ba Hạc giải nguy cho đô thành Văn Lang. Nhân dân thờ bà ở đền Tây Thiên Tam Đảo với Mỹ tự truy phong: "Tam Đảo Sơn trụ quốc thái phu nhân chi thần", con trai trưởng là hoàng tử Uy Vương được truyền ngôi báu.

Theo bản Nam Việt Hùng Vương ngọc phả Vĩnh Truyền soạn năm Thiên phúc nguyên niên (980) đời vua Lê Đại Hành và bản Hùng Đồ Thập bát diệp thánh vương ngọc phả cổ truyền soạn năm Hồng Đức tam nguyên (1472) thời Lê Thánh Tông, Thụy hiệu của Hùng Chiêu Vương là Hùng Chiêu Vương Minh Tông hoàng đế. Tên Mỹ tự truy phong là Hùng Vương dương long nghĩa lĩnh thần công dũng lược thánh vương.

Khánh Ngọc (sưu tầm)

Tin khác

Chiêm ngưỡng những kỷ vật kháng chiến gắn với chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiêm ngưỡng những kỷ vật kháng chiến gắn với chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Hơn 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phản ánh về trận quyết chiến lược Điện Biên Phủ năm 1954 hiện đang thu hút nhiều người dân Thủ đô Hà Nội và du khách quốc tế tới tham quan, khám phá.

Đời sống văn hóa
Hào hứng Lễ hội thả diều - Hello Sunny Phan Thiết

Hào hứng Lễ hội thả diều - Hello Sunny Phan Thiết

(CLO) Hơn 100 cánh diều đầy màu sắc và hình dạng độc đáo bay lượn giữa bầu trời xanh tại Lễ hội thả diều Hello Sunny Phan Thiết.

Đời sống văn hóa
Họa sĩ Lê Vinh - Bậc thầy vẽ tranh bằng bút bi cực thực

Họa sĩ Lê Vinh - Bậc thầy vẽ tranh bằng bút bi cực thực

(NB&CL) Được đào tạo sử dụng các chất liệu màu nước, sơn dầu, lụa, khắc gỗ… nhưng họa sĩ Lê Vinh, chàng trai sinh năm 1979 tại huyện Ba Vì, Hà Nội, lại chọn hướng đi riêng sau khi tốt nghiệp, để rồi thể loại tranh vẽ bằng bút bi mới lạ đưa anh trở thành hiện tượng trong làng hội họa Việt Nam.

Đời sống văn hóa
Lễ hội đường phố Đồng Hới rực rỡ sắc màu

Lễ hội đường phố Đồng Hới rực rỡ sắc màu

(CLO) Ngày 28/4, tại trung tâm thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình), Ủy ban nhân dân thành phố Đồng Hới đã tổ chức Lễ hội đường phố năm 2024, với sự tham gia của hàng trăm nghệ sĩ biểu diễn nhiều tiết mục văn nghệ, thời trang...

Đời sống văn hóa
Trên đỉnh đồi C4 anh hùng

Trên đỉnh đồi C4 anh hùng

(CLO) Được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: Đồi C4 anh hùng, Đồi Ba cây thông… từ năm 1965 đến năm 1973 của thế kỷ trước, trên Đồi C4 đã diễn ra những trận chiến đấu ác liệt của các chiến sĩ Đại đội 4 thuộc Trung đoàn 228 nhằm tiêu diệt máy bay của Đế quốc Mỹ dội bom xuống cầu Hàm Rồng.

Đời sống văn hóa