Hướng dẫn chăm sóc thai phụ mắc COVID-19 tại nhà

Thứ năm, 10/03/2022 17:27 PM - 0 Trả lời

(CLO) Tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp khiến số ca mắc COVID-19 ở phụ nữ có thai gia tăng. Bởi vậy, việc chăm sóc sức khỏe của mẹ và bé cần được đặc biệt quan tâm.

1. Theo dõi tình trạng sức khỏe

Nhiệt độ hàng ngày (sử dụng hạ sốt khi sốt trên 38,5 độ);

Đo SpO2 ngày 2 lần sáng chiều (SpO2 > 96% để đảm bảo cung cấp O2 cho bé).

huong dan cham soc thai phu mac covid 19 tai nha hinh 1

2. Đối với thai phụ mắc các triệu chứng COVID-19 nhẹ

- Khi được cách ly điều trị tại nhà, thai phụ cần:

Đeo khẩu trang thường xuyên, thay khẩu trang 2 lần/ngày, khử khuẩn bằng cồn trước khi loại bỏ khẩu trang;

Thường xuyên khử khuẩn tay, các vật dụng và bề mặt tiếp xúc như mặt bàn, tay nắm cửa, bồn cầu, lavabo…;

Đo thân nhiệt tối thiểu 2 lần/ngày, nhất là khi cảm thấy có dấu hiệu sốt. Nhiệt độ bình thường từ 36 - 37,5 độ C, sốt nhẹ từ 37 - 38 độ C, sốt vừa 38 - 39 độ C, sốt cao 39 - 40 độ C, sốt quá cao trên 40 độ C. Uống thuốc hạ sốt khi nhiệt độ trên 38,5 độ C.

Thường xuyên cặp nhiệt độ, tuy là triệu chứng nhẹ nhưng thai phụ cũng cần đo SpO2 (máy đo nồng độ oxy trong máu) 2 lần/ngày vào 2 buổi sáng và chiều. SpO2 > 96% để đảm bảo cung cấp oxy cho bé.

Thai phụ cũng có thể dùng thuốc để hạ sốt, một số loại thuốc thai phụ có thể dùng nhưng vẫn phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống là paracetamol, Ibuprofen nhưng không dùng cho phụ nữ mang thai 3 tháng cuối thai kỳ. Nếu bị sốt trên 38,5 độ C mà thai phụ bị dị ứng với paracetamol và ibuprofen có thể dùng thêm thuốc khác theo đơn của bác sĩ như Aspirin, Celecoxib, Diclofenac.

- Ngoài ra thai phụ cần chú ý:

Uống đủ nước: 40ml/kg cân nặng/ngày. Nên uống bù nước bằng nước điện giải Oresol.

Nên nghỉ ngơi; Có chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước;

Tập thể dục tại chỗ, tập thở ít nhất 15 phút mỗi ngày (hít sâu thở từ từ).

Thai phụ nên lưu số điện thoại của nhân viên y tế để liên hệ khi cần tư vấn, hỗ trợ.

3. Đối với những thai phụ có triệu chứng mắc COVID-19 nặng

huong dan cham soc thai phu mac covid 19 tai nha hinh 2

Phụ nữ mang thai mắc các bệnh lý khác như bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp có thể có nguy cơ cao bị bệnh nặng do COVID-19.

Thai phụ mắc COVID -19 nặng có thể phải nhập viện ngay lập tức để được bác sĩ theo dõi đặc biệt. Có thai phụ cần đặt máy thở để trợ giúp thở.

Phụ nữ mang thai với COVID-19 cũng có nhiều khả năng sinh con trước khi bắt đầu tuần thứ 37 của thai kỳ (sinh non). Phụ nữ mang thai nhiễm COVID-19 cũng có thể tăng nguy cơ mắc các vấn đề như thai chết lưu và sảy thai.

Khi chỉ số SpO2 (nồng độ oxy trong máu) dưới 96%, người nhà nên đưa thai phụ đến viện để xử trí kịp thời.

Thai phụ cần phải đến viện theo dõi, điều trị hoặc có thể phải cấp cứu khi mắc các triệu chứng nặng sau:

Khó thở: Tần số thở > 20 lần/phút và hoặc SpO2 < 96%; cảm giác đau tức ngực; gắng sức để thở; chân tay lạnh;

Sốt > 38,5 độ C đã dùng thuốc hạ sốt nhưng khó hạ, sốt kéo dài quá 3 ngày không hạ nhiệt độ;

Buồn nôn, nôn nhiều (4 lần/giờ hoặc 6 lần trong 4 giờ);

Đi ngoài kéo dài không cầm, nguy cơ mất nước;

Ho kéo dài, khó cắt cơn ảnh hưởng tới ngủ nghỉ, thai nhi nhưng dùng các biện pháp không đỡ;

Các biểu hiện bất thường như xuất hiện cơn co tử cung bất thường, cử động thai nhiều/ít quá mức so với bình thường…

Có máu bất thường qua âm đạo - dịch hồng…

Khi nhập viện, người nhà thai phụ cần sắp xếp mang theo các đồ dùng cá nhân cho thai phụ như khẩu trang y tế, nước rửa tay (xà phòng, cồn khử trùng), găng tay dùng 1 lần; dầu tắm gội, khăn mặt, khăn tắm, bàn chải đánh răng, áo quần, Sổ khám thai và các loại thuốc được bác sĩ sản khoa kê như thuốc điều trị, thuốc bổ sung như sắt, can-xi để các bác sĩ tiện theo dõi quá trình khám và điều trị bệnh (nếu có).

4. Những điều thai phụ mắc COVID-19 không được làm

Không dùng kháng virus cho mẹ mang thai (Morlupiravir, Favipiravir, Abidol,...);

Không dùng chống viêm ức chế miễn dịch cho mẹ khi chưa có chỉ định bác sĩ (Medrol, Prednisonon, Mythypresnisonon,...);

Không tự ý dùng chống đông (Enoxaparin, Levonox, Xarelto,…);

Không dùng các thuốc Đông y, thuốc Nam khi chưa có ý kiến của bác sĩ;

Không tự ý mua đơn của quầy dược hay nghe ý kiến của người không có chuyên môn vì thai phụ là đối tượng đặc biệt quan trọng và nhạy cảm.

Duy Chung (t/h)

Bình Luận

Tin khác

TP HCM: Liên tục phát hiện và xử lý các đơn vị quảng cáo trái phép dịch vụ làm đẹp vùng nhạy cảm

TP HCM: Liên tục phát hiện và xử lý các đơn vị quảng cáo trái phép dịch vụ làm đẹp vùng nhạy cảm

(CLO) Trong thời gian qua, Thanh tra Sở Y tế TP HCM đã liên tục phát hiện các trường hợp vi phạm, quảng cáo làm đẹp "cô bé, cậu bé" được đăng tải trên không gian mạng. Qua kiểm tra đã phát hiện nhiều hành vi vi phạm pháp luật về quảng cáo, khám chữa bệnh.

Sức khỏe
Bộ Y tế khẳng định tiêm chủng vắc xin AstraZeneca COVID-19 an toàn, hiệu quả

Bộ Y tế khẳng định tiêm chủng vắc xin AstraZeneca COVID-19 an toàn, hiệu quả

(CLO) Bộ Y tế cho biết, nghiên cứu thống kê cho thấy tỷ lệ huyết khối giảm tiểu cầu sau tiêm vắc xin thấp hơn nhiều so với tỷ lệ mắc phải hội chứng này sau khi nhiễm COVID-19.

Sức khỏe
Đang làm quy trình chấm dứt sử dụng vaccine AstraZeneca phòng COVID-19 tại Việt Nam

Đang làm quy trình chấm dứt sử dụng vaccine AstraZeneca phòng COVID-19 tại Việt Nam

(CLO) Bộ Y tế đã nhận được thông báo của phía AstraZeneca về việc đề nghị chấm dứt phê duyệt sử dụng vaccine AstraZeneca phòng COVID-19.

Sức khỏe
TP HCM thông tin vụ 19 sinh viên Đại học Quốc gia nghi ngộ độc thực phẩm

TP HCM thông tin vụ 19 sinh viên Đại học Quốc gia nghi ngộ độc thực phẩm

(CLO) Sở An toàn thực phẩm TP HCM cho biết, 19 sinh viên nghi ngộ độc tại ký túc xá Đại học Quốc gia đã khỏe, có thể xuất viện trong hôm nay.

Sức khỏe
Làm sao để người mắc bệnh nan y không từ bỏ quyền lợi bảo hiểm y tế?

Làm sao để người mắc bệnh nan y không từ bỏ quyền lợi bảo hiểm y tế?

(NB&CL) Theo các chuyên gia việc người bệnh nan y từ bỏ quyền lợi bảo hiểm y tế vì quy trình khám chữa bệnh có quá nhiều rào cản chính là biểu hiện của bất cập chính sách bảo hiểm y tế hiện nay, cần được thay đổi.

Sức khỏe