Hướng tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng:

Khi Đảng ở trong trái tim của nhân dân!

Thứ sáu, 01/01/2021 08:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Dưới ngọn cờ của Đảng, chưa khi nào như bây giờ, sức mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại, chủ nghĩa yêu nước chân chính kết hợp với chủ nghĩa quốc tế trong sáng, thủy chung đã, đang và ngày càng trở thành động lực to lớn và mạnh mẽ, vì độc lập dân tộc và CNXH Việt Nam!

Bài liên quan

Trước thềm Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, việc xây dựng niềm tin của nhân dân đối với Đảng vẫn được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng của từng đảng viên và tổ chức Đảng. Để làm được điều này, người cán bộ, đảng viên cần có trách nhiệm không chỉ với bản thân mình, mà còn phải có ý thức và hành động tích cực đối với cộng đồng. Những hành động tích cực của cán bộ, đảng viên tạo nên những hiệu ứng tích cực, vun bồi niềm tin yêu của nhân dân với Đảng. Dưới ngọn cờ của Đảng, chưa khi nào như bây giờ, sức mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại, chủ nghĩa yêu nước chân chính kết hợp với chủ nghĩa quốc tế trong sáng, thủy chung đã, đang và ngày càng trở thành động lực to lớn và mạnh mẽ, vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Việt Nam! Dân tộc Việt Nam nhịp bước cùng thời đại.

1. “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay”, và để đạt được thành tựu đó thì một trong những nguyên nhân quan trọng nhất chính là Đảng vì dân và dân tin Đảng. Lịch sử 90 mùa xuân của Đảng đã chứng minh: Mọi thắng lợi của cách mạng đều xuất phát từ sức mạnh của quần chúng nhân dân, dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng. Dù gặp muôn vàn khó khăn, thử thách, Đảng luôn bền tâm, vững chí, dựa vào dân và nguyện chiến đấu, hy sinh và phụng sự nhân dân. Niềm tin được mang lại cho người dân là có căn cứ, cơ sở và thực tế. Nhưng giờ đây, niềm tin ấy đòi hỏi ở mức cao hơn nhiều, không những kinh tế - xã hội phát triển, đời sống được nâng lên mà người dân còn nhìn vào đội ngũ đảng viên, lãnh đạo các cấp, đánh giá qua kết quả xây dựng kinh tế - xã hội và qua phẩm chất, năng lực, đạo đức của người cán bộ.

Bảo vệ nền tảng tư tưởng và thành quả cách mạng của Đảng ta, nhân dân ta; xây dựng niềm tin cho toàn thể nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, vào tiền đồ của cách mạng Việt Nam sẽ là nền tảng vững chắc cho ta vượt mọi trở ngại để xây dựng đất nước.

Với niềm tin mãnh liệt, PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc - nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã khái quát ngắn gọn về niềm tin của dân với Đảng từ chính thành quả của cách mạng qua 3 thắng lợi vĩ đại. Đó là thành công của Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã đưa Việt Nam từ một thuộc địa, nửa phong kiến trở thành quốc gia độc lập, tự do; người dân từ thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; Thắng lợi của các cuộc kháng chiến oanh liệt giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc và thắng lợi của công cuộc đổi mới đã đưa đất nước phát triển để có được cơ đồ và vị thế như hôm nay.

Anh 3

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930, gánh trách nhiệm lịch sử lãnh đạo sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam. 3 thành tựu ấy chính là thước đo vai trò lãnh đạo, là thành quả của sự lãnh đạo của Đảng”, PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc nhấn mạnh. Theo ông, có lẽ vì thế, quần chúng nhân dân nhìn vào thắng lợi của cách mạng, sự phát triển của đất nước... để củng cố niềm tin đối với Đảng. Niềm tin ở đây chính là niềm tin vào vai trò lãnh đạo của Đảng, năng lực lãnh đạo của Đảng, phẩm chất chính trị cũng như đạo đức của Đảng.

Trong dặm dài lịch sử 90 mùa xuân qua của dân tộc, không có chiến công nào không bắt nguồn từ sức mạnh đoàn kết, gắn bó, cùng đấu tranh, cùng đi đến thắng lợi; không có cuộc chiến đấu nào mà mồ hôi và máu đào của đảng viên và nhân dân không cùng đổ. Chúng ta có thể nói công khai về bí quyết tạo nên sức mạnh vô địch của dân tộc, đó là vì nhân dân ta quyết tâm đi theo Đảng, làm theo Đảng, quyết chiến đấu để thực hiện tư tưởng không có gì quý hơn độc lập tự do”.

2. Sinh thời Bác Hồ đã chỉ rõ: “Một đảng giấu giếm khuyết điểm của mình là một đảng hỏng. Một đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà sinh ra khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính”. Với tất cả bản lĩnh và dũng khí của một đảng cách mạng, cầm quyền do Bác sáng lập và rèn luyện, thời gian qua, đặc biệt là từ sau Đại hội XII đến nay, Đảng ta đã mạnh dạn nhìn vào khuyết điểm để xử lý, kỷ luật một bộ phận đảng viên “hư hỏng”.

Nhận hối lộ tới 3 triệu USD, thông qua những dự án gây thất thoát hàng nghìn tỷ đồng cho ngân sách nhà nước, thậm chí tiến hành những dự án gây ảnh hưởng và an nguy đến an ninh quốc phòng của đất nước là những vấn đề được dư luận hết sức quan tâm trong thời gian qua. Tất cả những người từng là đảng viên, từng giữ những cương vị quan trọng trong hệ thống chính trị nêu trên đã phải đối mặt với những bản án hình sự nghiêm khắc. Tổn thất về mặt kinh tế mà họ gây là rất nghiêm trọng nhưng không chỉ có vậy, hậu quả của những việc làm sai trái này đã làm suy giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng.

Dư luận cũng đã “ồn ào” trong suốt khoảng thời gian dài về những ngôi biệt thự được cho là của quan chức tại một số địa phương bởi sự bề thế và nằm tại vị trí đắc địa, “đất vàng”. Hay đó còn là câu chuyện về những bữa tiệc xa hoa bởi chỉ riêng chai rượu tiếp khách cũng có giá trị nhiều triệu đồng; chi hàng trăm triệu đồng mua quà tặng “sếp”; sử dụng đồng hồ đeo tay có trị giá hàng chục tỷ đồng...

Trong khi phần lớn cuộc sống của người dân chưa dư giả, còn đó những vách nhà xiêu vẹo khi cơn lũ đi qua, những bữa cơm nhạt của các con nơi điểm trường cách trở, hay những thửa ruộng trơ nứt, những ánh nhìn âu lo của người dân vì hạn mặn hoành hành, thì lối sống xa hoa, phù phiếm này hoàn toàn lạ lẫm, lạc loài. Nó không chỉ xa lạ với cuộc sống của cán bộ, đảng viên, người dân, mà còn đi ngược lại với lời thề thiêng liêng khi đứng dưới cờ Đảng.

Dẫu rằng không phải là hiện tượng phổ biến, chỉ là “con sâu làm rầu nồi canh” thế nhưng hệ quả để lại cho xã hội từ những câu chuyện buồn như trên là không hề nhỏ. Những tấm gương “mờ tối” ấy làm dấy lên những điều tiếng, dị nghị, làm vẩn đục, xói mòn niềm tin của nhân dân với Đảng. Việc lên án nghiêm khắc, xử lý nghiêm minh những cá nhân suy thoái đạo đức, lối sống xa hoa, “lệch chuẩn”, cho thấy sự nghiêm khắc, quyết liệt của Đảng trong việc chấn chỉnh đạo đức, tác phong, lối sống của cán bộ, đảng viên.

Sở dĩ niềm tin của nhân dân suy giảm bởi vì họ trực tiếp chứng kiến biểu hiện tiêu cực, suy thoái trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, những người có chức, có quyền là xa dân, quan liêu, hách dịch và nghiêm trọng hơn là tham nhũng. Đảng ta từ nhiều khóa đại hội trước đây đã coi tham nhũng là một quốc nạn. Tham nhũng có thể coi là sự phản cảm lớn nhất trong cách nhìn nhận của người dân đối với Đảng, đối với chế độ”. Cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng phải được làm thật mạnh, xử lý cho được cán bộ vi phạm nghiêm trọng để giáo dục, răn đe, ngăn ngừa và cảnh báo. Đây thực chất là cuộc chiến quyết liệt để bảo vệ sự trong sạch của Đảng, giữ vững niềm tin của nhân dân với Đảng. “Sự thật này dù có cay đắng đến mấy cũng phải nhìn nhận để sửa chữa!”, GS.TS Hoàng Chí Bảo nói.

3. Bước vào thập niên thứ ba của thế kỷ XXI, trong Dự thảo Văn kiện trình Đại hội XIII, Đảng chủ trương khơi dậy ở một tầm cao mới khát vọng phát triển đất nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc. Khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc không phải là một huyễn tưởng xuất phát từ ngẫu hứng chủ quan, duy ý chí, mà là một khát vọng bắt nguồn từ niềm tin vững chắc vào cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín của đất nước sau gần 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới; vào bản lĩnh và những kinh nghiệm dày dạn mà Đảng, nhân dân ta đã kiểm nghiệm, đúc kết trong thực tiễn lao động, sáng tạo suốt mấy chục năm qua. Đó cũng không phải là khát vọng giản đơn, xuôi chiều, mà là khát vọng được bồi đắp trên cơ sở phân tích, dự báo, lường đoán kỹ lưỡng những thời cơ, thuận lợi có thể nắm bắt, phát huy; đồng thời, tỉnh táo cân nhắc, tính toán những khó khăn, thách thức bên ngoài, những yếu kém, trở ngại bên trong cần phải kiên quyết khắc phục, thích ứng, vượt qua với phương châm “dĩ bất biến ứng vạn biến”, nhạy bén chớp thời cơ, chủ động ứng phó với nguy cơ, chuyển hóa nguy cơ thành vận hội phát triển.

Khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc không chỉ là mơ ước mà là khát vọng mang sức sống hiện thực, được hình thành, bồi đắp trên một cơ tầng khoa học về lộ trình hướng đích với những bước đi được dự liệu rõ ràng. Kế thừa, hoàn thiện những mục tiêu đã được xác định từ những đại hội Đảng trước đây; căn cứ vào điều kiện, khả năng thực tế của đất nước và xu thế phát triển của thế giới, Dự thảo Văn kiện trình Đại hội XIII xác định các mục tiêu cụ thể: Phấn đấu đến năm 2025, nước ta là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; đến năm 2030, là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045, trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Việt Nam đang đứng trước những vận hội vô giá cho công cuộc phát triển. Hành trình đi đến phồn vinh đang đứng trước những thuận lợi chưa từng có. Đại hội Đảng lần thứ XIII đang chuẩn bị những gì cần thiết nhất cho sự cất cánh này, trong đó có lực cất cánh của những thành tựu đã có trong tay, có lực thăng hoa của những tồn tại sẽ được giải tỏa.

Lòng dân là quốc bảo. Có lòng dân là có tất cả. Mất lòng dân là mất hết. Điều này hầu như cán bộ, đảng viên nào cũng thuộc nằm lòng, nhưng vấn đề là ở chỗ: Nói bao giờ cũng dễ, hiểu ra vấn đề không khó, cái khó chính là nói đi đôi với làm. Thời cuộc thử thách lòng yêu nước. Dưới ngọn cờ của Đảng, chưa khi nào như bây giờ, sức mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại, chủ nghĩa yêu nước chân chính kết hợp với chủ nghĩa quốc tế trong sáng, thủy chung đã, đang và ngày càng trở thành động lực to lớn và mạnh mẽ, vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Việt Nam! Dân tộc Việt Nam nhịp bước cùng thời đại!

Huy Khánh

Tin khác

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn
Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

(NB&CL) Mức giảm trừ gia cảnh hiện nay quá thấp so với mức chi tiêu cơ bản, mức sống thực tế của người dân và không phù hợp với sự biến động liên tục của mặt bằng giá. Điều này đã được giới chuyên gia cũng như báo chí lên tiếng khá nhiều nhưng cho tới nay, mức trừ gia cảnh vẫn không thay đổi...

Góc nhìn