Khủng hoảng biên giới Belarus-Ba Lan: Cần nhìn thẳng vào sự thật!

Thứ sáu, 19/11/2021 19:03 PM - 0 Trả lời

(CLO) Châu Âu đang đau đầu về cuộc khủng hoảng người di cư tại khu vực biên giới Belarus và Ba Lan. Tuy nhiên, thay vì các biện pháp trừng phạt có nguy cơ dẫn tới một cuộc chiến ngoài ý muốn, các bên cần phải đi sâu vào gốc rễ vấn đề để không mắc phải sai lầm và có giải pháp phù hợp.

Sự thật là gì?

Kể từ đầu năm 2021, hơn 30.000 người di cư từ Iraq, Afghanistan và Syria đã cố gắng vượt qua biên giới Ba Lan-Belarus. Sự gia tăng đạt đỉnh điểm vào tháng 8/2021 mới đây khi hơn 15.000 cùng một lúc nỗ lực vượt biên sang Ba Lan.

khung hoang bien gioi belarus ba lan can nhin thang vao su that hinh 1

Một người di cư ở biên giới Belarus đối đầu với hàng trăm binh sĩ và lực lượng an ninh Ba Lan ngăn cản các nỗ lực vượt qua hàng rào biên giới để vào EU - Ảnh: Reuters

Mặc dù Belarus bị cáo buộc thu hút người di cư bằng cách cung cấp thị thực Belarus và tổ chức đưa họ đến biên giới các quốc gia EU. Tuy nhiên, cho đến nay chưa hề bằng chứng xác thực nào xác nhận điều này. Các cáo buộc nghiêm trọng như vậy rõ ràng đòi hỏi những bằng chứng rõ ràng, trước khi có bất kỳ hành động nào khác.

Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki từng nói sau cuộc hội đàm với Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Charles Michel vào ngày 10/11: “Đây là một cuộc khủng hoảng chính trị, được tạo ra để gây bất ổn cho EU. Đây là biểu hiện của chủ nghĩa khủng bố quốc gia, do Tổng thống Lukashenko trả thù vì sự ủng hộ của chúng ta cho các cuộc bầu cử dân chủ ở Belarus”.

Dẫu vậy theo Chỉ số Ngôi nhà Tự do (Freedom House index) được công bố năm ngoái, chính Ba Lan đã bị hạ cấp từ “nền dân chủ hợp nhất” xuống “nền dân chủ bán hợp nhất “và được ghi mác “quốc gia chuyên quyền nhất thế giới”!

Trừng phạt không phải là cách tốt nhất

Kể từ sau cuộc bầu cử năm 2020, Belarus đã phải chịu một loạt các biện pháp trừng phạt từ EU vì bị cáo buộc thực hiện một “cuộc tấn công lai” bằng cách khuyến khích người di cư từ Trung Đông, Afghanistan và châu Phi vượt qua biên giới vào Ba Lan. Song có vẻ như những sự trừng phạt này không lề lay chuyển được ai tại Belarus.

Trên thực tế, từ khi ông Lukashenko tái đắc cử năm ngoái, ông đã cố gắng giải cứu nền kinh tế khỏi suy thoái và giúp gia tăng đáng kể giá trị thương mại của đất nước, quan trọng là nhờ xuất khẩu sang EU.

Belarus là nhà xuất khẩu gỗ và kim loại lớn nhất vào trong khối. Thực tế, chính các thành viên EU cũng không đi đến sự thống nhất nào khi đề cập đến các biện pháp hạn chế nhập khẩu kali và xăng dầu từ Belarus.

Sự gián đoạn chuỗi cung ứng và đại dịch Covid-19 cũng có lợi cho Belarus, do nhu cầu nhập khẩu các loại sản phẩm thế mạnh của nước này được tăng lên trong khu vực; qua đó góp phần vào sự tăng trưởng.

Với mức tăng trưởng 36,1% trong xuất khẩu từ tháng 1 đến tháng 9 và mức tăng trưởng GDP 5,8% trong quý thứ hai năm nay, Tổng thống Lukashenko rõ ràng không có nhiều điều phải bận tâm về kinh tế.

khung hoang bien gioi belarus ba lan can nhin thang vao su that hinh 2

Quân đội Nga tập trận chung với Belarus vào tháng 9/2021 - Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga

Nguy cơ chiến tranh vì đánh giá sai

Khi cuộc khủng hoảng di cư ở biên giới Belarus - Ba Lan tiếp tục diễn ra, rồi căng thẳng gia tăng do các đợt triển khai quân sự dày đặc, khả năng tính toán sai tình hình có thể đã xảy ra.

Ngày 10/11, theo yêu cầu của ông Lukashenko, Nga đã cử hai máy bay ném bom chiến lược Tupolev Tu-22M3 đến giúp Belarus điều hướng tình hình ở biên giới. Chưa hết, hai máy bay ném bom mang tên lửa chiến lược Tu-160 của Nga đi cùng với các máy bay chiến đấu Su-30SM của Belarus cũng đã tiến hành một cuộc tuần tra chung trên không, như Bộ Quốc phòng Nga đưa tin hôm thứ Năm tuần trước (11/11).

Lithuania, Estonia và Latvia đã bày tỏ quan ngại về cuộc khủng hoảng ở biên giới với Belarus và cho biết trong một tuyên bố chung do bộ quốc phòng các nước đưa ra rằng, tình hình hiện tại “làm tăng khả năng xảy ra các vụ khiêu khích và các sự cố nghiêm trọng có thể xảy ra trong quân đội”.

Latvia đã triển khai 3.000 quân trên bộ và Ukraine có kế hoạch triển khai thêm 8.500 binh sĩ và sĩ quan cảnh sát trong cuộc khủng hoảng ở biên giới với Belarus. Đặc biệt, Tướng Nick Carter, Tham mưu trưởng Bộ Quốc phòng Vương quốc Anh còn cảnh báo về nguy cơ nổ ra một cuộc chiến tranh bất ngờ giữa phương Tây và Nga.

Người di cư với người tị nạn

Để đưa ra quyết định đúng đắn, chúng ta phải nhận thức đúng. Ví dụ, cần nhớ rằng người di cư không nhất thiết phải là người tị nạn và chế độ pháp lý dành cho người tị nạn không thể được chuyển giao cho người di cư.

Công ước Người tị nạn Geneva quy định tình trạng tị nạn cho những cá nhân có bằng chứng về sự ngược đãi. Song, công ước này rõ ràng không khuyến khích việc di cư hàng loạt và không nên được sử dụng cho mục đích đó.

Mặt khác, phải thừa nhận rằng không có điều ước quốc tế nào tuyên bố di cư là quyền con người hoặc đặt ra nghĩa vụ đối với các quốc gia phải chấp nhận người di cư. Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị cũng luôn cố gắng im lặng về vấn đề di cư.

Hiệp ước duy nhất liên quan đến người di cư là Công ước về quyền của người lao động di cư và các thành viên trong gia đình của họ, tức cũng không khuyến khích việc di cư, mà chỉ điều chỉnh các điều kiện của người di cư khi họ đã được cư trú hợp pháp tại nước sở tại.

Tất nhiên, một quốc gia có thể mở cửa biên giới cho di cư, nhưng luật pháp quốc tế không yêu cầu quốc gia đó phải làm như vậy. Trước những tác động tiềm ẩn về sức khỏe, xã hội và kinh tế của việc di cư, không một quốc gia nào nên mở cửa biên giới mà không tham khảo ý kiến người dân của mình.

khung hoang bien gioi belarus ba lan can nhin thang vao su that hinh 3

Hàng ngàn người di cư tập trung tại biên giới Ba Lan-Belarus tạo ra cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng - Ảnh: Reuters

Đi sâu vào gốc rễ vấn đề

Theo Fabrice Leggeri, Giám đốc Frontex cơ quan biên giới EU, dòng người di cư từ Trung Đông qua Belarus sẽ tăng và đây là vấn đề mà “chúng ta phải đối mặt trong một thời gian dài”.

Vào tháng 10 vừa rồi, Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu đã đưa ra khuyến nghị rằng các chính phủ Belarus, Latvia, Lithuania và Ba Lan nên nỗ lực để đảm bảo việc tiếp cận thực phẩm, nước và các dịch vụ y tế và nơi trú ẩn tạm thời cho những người bị mắc kẹt trong khu vực biên giới của họ. Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng đã quyết định gạt những khác biệt chính trị với nhà lãnh đạo Belarus sang một bên và lựa chọn giải pháp đối thoại trong vấn đề này.

Điều quan trọng là cần phải tìm ra nguyên nhân gốc rễ của cuộc di cư và cố gắng đưa ra các giải pháp lâu dài, trong đó phải bao gồm các chiến lược phòng ngừa, như giúp xây dựng lại cơ sở hạ tầng của Afghanistan, Iraq, Syria và Libya - những nơi đã bị phá hủy trong các cuộc “chiến tranh ủy nhiệm” vốn có rất nhiều dấu ấn của các quốc gia phương Tây.

Chiến lược phòng ngừa hay cũng chính là một sự thể hiện trách nhiệm của các bên liên quan, nhằm tái thiết những quốc gia của người di cư để họ có tương lai và có thể ở lại quê hương của mình, nơi mà họ chắc chắn muốn sống trong một môi trường quen thuộc hơn, thay vì di cư đến phương Tây để phải liều mạng bản thân và cả con cái cho một tương lai bất định!

Hoàng Hải

Bình Luận

Tin khác

Người Trung Quốc đổ xô đi mua vàng như thể không có ngày mai

Người Trung Quốc đổ xô đi mua vàng như thể không có ngày mai

(CLO) Giá vàng toàn cầu đã đạt mức cao nhất khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng Trung Quốc đang mua kim loại này với tốc độ kỷ lục, do cảnh giác với bất động sản và chứng khoán.

Tiêu điểm Quốc tế
Chiến sự ở Gaza: Làn sóng biểu tình sinh viên 'phản chiến' đã lan đến đâu trên thế giới?

Chiến sự ở Gaza: Làn sóng biểu tình sinh viên 'phản chiến' đã lan đến đâu trên thế giới?

(CLO) Khi các cuộc đụng độ giữa sinh viên và cảnh sát vẫn diễn ra rất căng thẳng tại nhiều trường đại học Mỹ, thì các cuộc biểu tình cũng đang được tổ chức ở các trường đại học khác trên khắp châu Âu, châu Á và Trung Đông.

Tiêu điểm Quốc tế
Đàm phán ngừng bắn ở Gaza: Mỹ gia tăng áp lực với cả Israel lẫn Hamas

Đàm phán ngừng bắn ở Gaza: Mỹ gia tăng áp lực với cả Israel lẫn Hamas

(CLO) “Đã đến lúc”, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tuyên bố, thúc giục Hamas chấp nhận các điều khoản của một thỏa thuận ngừng bắn mới được đề xuất. Ông Blinken cũng nói rõ rằng ông mong đợi nhiều hơn từ Israel.

Tiêu điểm Quốc tế
Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

(CLO) Khi căng thẳng với Iran giảm bớt, quân đội Israel đang chuẩn bị hoàn thành công việc mà họ cho là còn dang dở: Triệt hạ Hamas khỏi thành trì cuối cùng của lực lượng này ở thành phố Rafah, nơi có hơn một triệu người Palestine đang trú ẩn.

Tiêu điểm Quốc tế
Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

(CLO) Tạo ra lực lượng lao động sản xuất có năng lực đang được xem là thách thức lớn nhất của Ấn Độ trong bối cảnh đất nước đông dân nhất thế giới quyết vươn lên thành quốc gia "siêu cường".

Tiêu điểm Quốc tế