Kinh tế Singapore tiếp tục lao dốc vì Covid-19

Thứ tư, 06/01/2021 11:30 AM - 0 Trả lời

(CLO) Báo cáo mới nhất cho thấy, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2020 của Singapore đã giảm 5,8% so với năm 2019.

Lao động nhập cư chiếm phần lớn số ca mắc COVID-19 tại Singapore. Ảnh minh họa

Lao động nhập cư chiếm phần lớn số ca mắc COVID-19 tại Singapore. Ảnh minh họa

Thực tế này trái ngược so với dự báo hồi tháng 11 năm ngoái của Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore cho rằng, kinh tế nước này sẽ tăng trưởng từ 4% đến 6%.

Riêng quý IV-2020, tăng trưởng của quốc gia Đông Nam Á này đã giảm 3,8%, đánh dấu 4 quý giảm liên tiếp trong năm 2020. Trong đó, ngành Xây dựng và Giao thông gánh chịu thiệt hại lớn nhất.

Trong quá khứ, kinh tế Singapore từng suy yếu mạnh khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính châu Á vào năm 1998, thời điểm tăng trưởng giảm 2,2%. Tuy nhiên, việc giảm tới 5,8% trong năm 2020 là con số tồi tệ nhất trong lịch sử quốc gia này.

Diễn biến phức tạp của dịch bệnh đã khiến nhiều lĩnh vực của nền kinh tế từ hàng không, du lịch, khách sạn cho tới bán lẻ bị đóng băng gần như hoàn toàn. Ngành Xây dựng phải hứng chịu thiệt hại do các dự án bị trì hoãn và nhu cầu xây dựng mới nhìn chung giảm sút.

Trong khi đó, giống như hầu hết các nền kinh tế phát triển, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ của Singapore chiếm gần 70% nền kinh tế và con số tương đương về công ăn việc làm của đảo quốc Sư tử. Vì vậy, khi lĩnh vực dịch vụ này bị đình trệ, nhiều việc làm sẽ mất đi.

Ngoài ra, nhu cầu tiêu dùng đã giảm sút mạnh mẽ không chỉ ở Singapore mà còn trên toàn thế giới thời gian qua và đây là tín hiệu xấu đối với lĩnh vực sản xuất ở đất nước mà gần như hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu bên ngoài.

Trong khi đó, xung đột thương mại chưa có dấu hiệu chấm dứt giữa Mỹ và Trung Quốc là một rủi ro khác đối với các nhà sản xuất Singapore.

Những lo ngại về thuế quan cũng như các biện pháp trừng phạt và các tác động của chúng làm gián đoạn các chuỗi cung ứng khiến nhiều doanh nghiệp Singapore trì hoãn quyết định về các khoản đầu tư, dự án và hợp đồng mới, khiến tâm lý kinh doanh trở nên yếu ớt.

Kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát trên toàn cầu, Singapore được đánh giá kiểm soát tốt dịch bệnh và là quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á thực hiện tiêm vắc xin phòng ngừa.

Báo cáo mới nhất về tình hình dịch bệnh tại nước này cho thấy, tổng số ca dương tính với vi rút SARS-CoV-2 đã vượt qua 58.000 ca, trong đó các bệnh nhân phần lớn là người lao động di cư. 

Hoàng Hạ

Tin khác

Sau bê bối rửa tiền, công ty gia đình Trung Quốc thưa dần trên đất Singapore

Sau bê bối rửa tiền, công ty gia đình Trung Quốc thưa dần trên đất Singapore

(CLO) Tại Singapore, tốc độ tăng trưởng của các văn phòng gia đình Trung Quốc đang chậm lại do hậu quả từ vụ bê bối rửa tiền trị giá hàng tỷ USD năm ngoái và việc kiểm tra chặt chẽ hơn đối với những cá nhân nộp đơn mới.

Thị trường - Doanh nghiệp
Duy trì sức tăng trưởng, doanh thu quý I/2024 BSR đạt 30.696 tỷ đồng

Duy trì sức tăng trưởng, doanh thu quý I/2024 BSR đạt 30.696 tỷ đồng

(CLO) Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (mã CK: BSR - UPCoM) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 30.696 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 1.195 tỷ đồng và nộp NSNN đạt 3.355 tỷ đồng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

(NB&CL) Nền kinh tế Việt Nam trong quý I/2024 tiếp tục phục hồi, đạt nhiều kết quả quan trọng, đáng khích lệ, khá toàn diện trên các lĩnh vực, đời sống người dân tiếp tục được cải thiện, tạo nền tảng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP 6 - 6,5% trong năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

(CLO) Dù đợt nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới diễn ra 1 ngày, song mức tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

(CLO) Giá lương thực, xăng dầu và giá dịch vụ y tế đã khiến CPI 4 tháng đầu năm 2024 tăng 3,93% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,81%.

Kinh tế vĩ mô