Kinh tế Trung Quốc tiếp tục suy giảm bởi nắng nóng và làn sóng Covid-19 mới

Thứ tư, 31/08/2022 15:44 PM - 0 Trả lời

(CLO) Hoạt động nhà máy Trung Quốc không ngừng suy giảm trong tháng 8 do đợt nhiễm Covid mới cùng nắng nóng tồi tệ nhất trong lịch sử và lĩnh vực bất động sản bị ảnh hưởng nặng nề đã tác động lên sản xuất. Một lần nữa nền kinh tế Trung Quốc sẽ phải vật lộn để tiếp tục duy trì động lực.

Cục Thống kê Quốc gia (NBS) cho biết hôm thứ 4 rằng chỉ số quản lý mua hàng (PMI) chính thức trong tháng 8 đã tăng lên 49,4 trong tháng 8 từ mức 49,0 trong tháng 7.

Trong khi chỉ số PMI đánh bại một chút so với kỳ vọng 49,2 trong một cuộc thăm dò ý kiến của các nhà phân tích của Reuters, nó vẫn ở dưới mốc 50 điểm, cho thấy sự suy yếu kéo dài trong lĩnh vực này.

kinh te trung quoc tiep tuc suy giam boi nang nong va lan song covid 19 moi hinh 1

Cuộc khảo sát vừa qua đã cho thấy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang phải vật lộn để vươn lên khỏi đà tăng trưởng chậm chạp trong quý II. Ảnh: Internet.

Cuộc khảo sát cho thấy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang phải vật lộn để vươn lên khỏi đà tăng trưởng chậm chạp trong quý II.

Julian Evans-Pritchard, nhà kinh tế Trung Quốc tại Capital Economics, cho biết: “Các chỉ số PMI chính thức cho thấy động lực kinh tế của Trung Quốc sẽ giảm thêm trong tháng này khi sự thúc đẩy mở cửa trở lại suy yếu và suy thoái trong ngành bất động sản ngày càng sâu sắc hơn”, Julian Evans-Pritchard nói rằng: “Chúng tôi tiếp tục cho rằng nền kinh tế Trung Quốc sẽ phải vật lộn để đạt được nhiều tiến bộ trong những tháng tới.”

Raymond Yeung, nhà kinh tế trưởng Đại Trung Quốc tại ANZ, đã cắt giảm dự báo tổng sản phẩm quốc nội năm 2022 của Trung Quốc xuống 3,0% từ 4,0% do nhu cầu suy yếu.

Ông cũng dự đoán rằng hoạt động kinh tế sẽ bị gián đoạn do việc kiểm soát Covid chặt chẽ hơn trước thềm Đại hội Đảng Cộng sản vào tháng 10.

Chỉ số phụ về sản lượng sản xuất không thay đổi nhưng vẫn đang trong vùng thu hẹp do hoạt động sản xuất bị gián đoạn do cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu, trong khi chỉ số phụ về đơn đặt hàng mới tăng 0,7 điểm.

Đặc biệt, các nhà sản xuất nhỏ, vốn dễ bị tổn thương hơn trước các biến động kinh tế xã hội so với các công ty lớn, đã phải chịu áp lực nặng nề hơn trong tháng 8 với PMI của họ giảm 0,3 điểm.

Các nhà phân tích nói rằng việc quay trở lại các hạn chế Covid chặt chẽ hơn vào tháng 8 khi các trường hợp nhiễm Covid mới được báo cáo cho thấy Bắc Kinh không có kế hoạch ngay lập tức để nới lỏng chính sách “không Covid” rộng rãi của mình.

Theo Evans-Pritchard, 41 thành phố, chiếm 32% GDP của Trung Quốc, hiện đang trong thời kỳ bùng phát dịch bệnh, mức cao nhất kể từ tháng 4 khi các vụ đóng cửa trên diện rộng gây tổn hại nặng nề cho nền kinh tế.

Và đợt nắng nóng đỉnh điểm

Nắng nóng gay gắt và hạn hán cũng khiến một số khu vực như tỉnh Tây Nam Tứ Xuyên và vùng lân cận Trùng Khánh phải tạm dừng hoạt động sản xuất công nghiệp để đảm bảo cung cấp điện cho khu dân cư, làm gián đoạn hoạt động của các nhà sản xuất nổi tiếng như Foxconn của Đài Loan và hãng pin CATL khổng lồ.

Một số công việc xây dựng cũng bị đình chỉ do nắng nóng, điều đó kéo theo chỉ số PMI phi sản xuất chính thức trong tháng 8 xuống 52,6 từ mức 53,8 trong tháng 7.

Chỉ số PMI tổng hợp chính thức, bao gồm các lĩnh vực sản xuất và dịch vụ, đã giảm từ 52,5 xuống 51,7.

Tuy nhiên, Bruce Pang, nhà kinh tế trưởng tại Jones Lang Lasalle, cho biết, chính sách hỗ trợ của chính phủ được kỳ vọng sẽ bù đắp cho nhu cầu trong nước yếu và giúp tăng cường niềm tin,

Theo ông: “Với sự giảm bớt nhiệt độ và chính sách hỗ trợ của chính phủ, hoạt động của nhà máy và dịch vụ dự kiến sẽ mở rộng trong những tháng tới.”

Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại trong quý II do việc kiểm soát Covid diễn ra trên diện rộng đã ảnh hưởng đến nhu cầu và hoạt động kinh doanh, trong khi thị trường bất động sản bị trì trệ từ khủng hoảng này sang khủng hoảng khác.

Để vực dậy nền kinh tế, chính phủ trung ương tuần trước đã đưa ra một gói kích thích khác, nâng hạn ngạch đối với các công cụ tài trợ chính sách lên 300 tỷ nhân dân tệ (43,37 tỷ USD).

Ngân hàng trung ương cũng cắt giảm lãi suất cho vay chuẩn và hạ mức tham chiếu thế chấp với biên độ lớn hơn.

Nhưng rủi ro rất nhiều khi tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên tăng lên mức kỷ lục trong khi lạm phát tiêu dùng trong nước gia tăng đã đè nặng lên các bước nới lỏng chính sách hơn nữa của nhà nước.

Các nhà kinh tế cũng cảnh báo nhu cầu bên ngoài suy yếu có thể cản trở xuất khẩu của Trung Quốc, và ảnh hưởng đến tổng thể nền kinh tế đất nước.

Huy Hoàng (Theo Reuters)

Bình Luận

Tin khác

Thái Bình tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại tại Hà Lan

Thái Bình tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại tại Hà Lan

(CLO) Tiếp tục chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại tại một số nước châu Âu, trong chương trình công tác tại Hà Lan, đoàn công tác của tỉnh Thái Bình do Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải làm trưởng đoàn có buổi làm việc với một số doanh nghiệp của Vương quốc Hà Lan.

Kinh tế vĩ mô
Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

(CLO) Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.

Kinh tế vĩ mô
VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: 'Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: "Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

(CLO) Việc VIPFA khai trương cơ quan đại diện tại TP Hồ Chí Minh sẽ là cầu nối hiệu quả giữa cộng đồng doanh nghiệp hình thành hệ sinh thái kinh doanh kết nối cơ hội đầu tư và xúc tiến FDI vào Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô
Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

(CLO) Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024, trong đó có các tháng cao điểm mùa khô.

Kinh tế vĩ mô
Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

(CLO) Ngày 23/4, tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới đã tổ chức buổi công bố điểm lại kinh tế Việt Nam tháng 4/2024, với chuyên đề "Đẩy mạnh khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo".

Kinh tế vĩ mô