Kinh tế Việt Nam 2022: Mục tiêu tăng trưởng 6 - 6,5% là hoàn toàn khả thi

Thứ năm, 01/09/2022 14:00 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Nếu Việt Nam tiếp tục thực hiện tốt phương châm nhất quán “Thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch COVID-19”, cùng với gói phục hồi và hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, thì mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6 - 6,5% trong năm 2022 là khả thi.

Kinh tế Việt Nam vượt khó

Trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội được ban hành vào cuối năm 2021, Chính phủ đặt ra mục tiêu tăng trưởng GDP từ 6 - 6,5% trong năm 2022, tức là tăng 2 - 2,5 lần so với kết quả tăng trưởng của năm 2021.

Tại thời điểm mới công bố, mục tiêu tăng trưởng này nhận được rất nhiều ý kiến trái chiều từ giới chuyên gia và các tổ chức nghiên cứu kinh tế trong và ngoài nước.

Một số ý kiến cho rằng, mục tiêu tăng trưởng GDP 6 - 6,5% trong năm 2022 là không khả thi. Bởi lẽ, tình hình dịch bệnh còn rất căng thẳng, thế giới xuất hiện thêm nhiều biến chủng mới. Đặc biệt, chuỗi cung ứng toàn cầu vẫn chưa được khôi phục hoàn toàn.

kinh te viet nam 2022 muc tieu tang truong 6  65 la hoan toan kha thi hinh 1

Thực tế cho thấy, ngay từ đầu năm, tình hình thế giới và ngay cả Việt Nam đã có rất nhiều biến động, gây ra bất lợi cho quá trình tăng trưởng kinh tế. Đơn cử, trong quý I/2022, miền Bắc và Hà Nội đối mặt với tình trạng bùng phát dịch trở lại.

Đồng thời, trong quý, chiến sự giữa Nga - Ukraine nổ ra, khiến giá bán của nhiều mặt hàng nguyên, nhiên liệu tăng cao. Điều này tác động trực tiếp vào mặt bằng giá cả trong nước, đồng thời cản trở các doanh nghiệp phục hồi.

Kết quả cho thấy, trong quý I/2022, GDP ghi nhận mức tăng trưởng 5,03%, dù tăng so với cùng kỳ năm 2021, thế nhưng, chưa đáp ứng được mục tiêu của Chính phủ đề ra.

Kết thúc quý I/2021, nhiều tổ chức nghiên cứu kinh tế đã chủ động hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam, xuống dưới ngưỡng 6%.

Tuy nhiên, để thực hiện được mục tiêu tăng trưởng kinh tế, Quốc hội, Chính phủ trong thời gian qua đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ, như chương trình phục hồi kinh tế - xã hội, với gói hỗ trợ lên tới 350.000 tỷ đồng.

Đặc biệt, kể từ ngày 15/3, Việt Nam chính thức mở cửa, bắt đầu đón du khách quốc tế trở lại Việt Nam. Đây chính là yếu tố then chốt, để các ngành dịch vụ - du lịch tăng trưởng thần tốc trong những tháng tiếp theo.

Bên cạnh đó, để giảm tác động của việc giá xăng dầu, giá nguyên vật liệu lên cao, Chính phủ đã ban hành một số phương án giảm thuế, phí. Đồng thời, Chính phủ chỉ đạo Bộ Công Thương kiểm soát chặt thị trường, khi giá xăng dầu có biến động.

Những giải pháp này đã đem lại “quả ngọt”, khi kết thúc quý II/2022, GDP của Việt Nam ghi nhận mức tăng cao nhất trong vòng 10 năm qua, tăng 7,72%. GDP 6 tháng đầu năm cũng ghi nhận mức tăng 6,42%.

Trong báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê, tính đến cuối tháng 7/2022, kinh tế Việt Nam hồi phục nhanh ở hầu hết các ngành, lĩnh vực. Hoạt động sản xuất kinh doanh đã trở lại trạng thái bình thường như trước khi dịch COVID-19 xuất hiện.

Trong đó, các ngành dịch vụ - du lịch tăng trưởng rất mạnh. Cụ thể, khách quốc tế đến Việt Nam tháng 7 đạt 352.600 lượt người, tăng 49% so với tháng trước và gấp 47,2 lần so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 7 tháng năm 2022, khách quốc tế đến nước ta đạt 954.600 lượt người, gấp 10 lần so với cùng kỳ năm trước.

Không chỉ khách quốc tế, lượng khách du lịch trong nước cũng tăng đột biến. Điển hình như tại sân bay Nội Bài, lượng khách đi du lịch quá nhiều, nên các chuyến bay đã lên lịch tại đây tăng gấp đôi kể từ đầu năm 2022.

Điều này tương đương với hơn 100.000 lượt khách đi lại mỗi ngày, tăng 40% so với cùng kỳ năm 2019 và vượt quá sức chứa giới hạn của nhà ga T1.

Bà Nguyễn Thị Hương - Tổng cục trưởng. Tổng cục Thống kê nhận định: Ngoài ngành dịch vụ mà chủ yếu là dịch vụ thị trường hồi phục mạnh mẽ, kết quả tăng trưởng khá nhờ vào động lực và đóng góp của một số ngành, lĩnh vực khác, như sản xuất công nghiệp đang tăng nhanh, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ cũng tăng trưởng ấn trưởng.

Đó là chưa kể các ngành khác như xuất nhập khẩu, vốn FDI cũng ghi nhận sự tăng trưởng rất ấn tượng.

Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê nhận định: Nếu Việt Nam tiếp tục thực hiện tốt phương châm nhất quán “Thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch COVID-19”, cùng với gói phục hồi và hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, thì mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6 - 6,5% trong năm 2022 là khả thi.

“Đặc biệt, kinh tế quý III/2022 sẽ có tốc độ tăng trưởng cao, do quý III năm trước âm hơn 6% và quý IV không có những biến cố lớn thì dự báo kết quả tăng trưởng cả năm sẽ đạt và có thể vượt mục tiêu tăng trưởng đề ra 6-6,5%”, bà Hương nói.

Quốc tế lạc quan về sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Kết thúc quý II, các tổ chức nghiên cứu quốc tế và cả trong nước đánh giá rất cao triển vọng tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2022.

Ông Tim Leelahaphan - chuyên gia kinh tế phụ trách Thái Lan và Việt Nam, Ngân hàng Standard Chartered cho rằng quá trình phục hồi kinh tế đã cho thấy những tín hiệu lan tỏa, các chỉ số kinh tế vĩ mô được dự báo sẽ tiếp tục phục hồi trong tháng 7/2022.

kinh te viet nam 2022 muc tieu tang truong 6  65 la hoan toan kha thi hinh 2

“Quá trình hồi phục của nền kinh tế sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn nữa trong nửa cuối năm, đặc biệt khi lĩnh vực du lịch đã được mở cửa trở lại sau 2 năm đóng cửa”, đại diện Ngân hàng Standard Chartered nhấn mạnh.

Mới đây, Ngân hàng Standard Chartered cũng đưa ra dự báo, trước áp lực từ lạm phát, tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt 10,8% trong quý 3 và 3,9% trong quý 4. Theo đó, tăng trưởng GDP cả năm 2022 đạt 6,7%.

Trong khi đó, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã giữ nguyên dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam ở mức 6,5% trong năm 2022 và 6,7% vào năm 2023.

Theo ADB, mức tăng trưởng của Việt Nam được thúc đẩy bởi các yếu tố như thương mại tiếp tục mở rộng, sự phục hồi nhanh hơn dự kiến của lĩnh vực sản xuất chế tạo, đi lại trong nước và giải ngân vốn đầu tư công.

Đồng thời, mặc dù giá cả hàng hóa toàn cầu tăng cao, đặc biệt là giá dầu toàn cầu, sẽ làm tăng áp lực lạm phát. Tuy nhiên, ADB đánh giá nguồn cung lương thực dồi dào của Việt Nam sẽ giúp giảm lạm phát trong năm 2022.

Thậm chí, HSBC và Ngân hàng thế giới (WB) còn đưa ra dự báo rất cao. Cụ thể, HSBC dự báo tăng trưởng của Việt Nam năm 2022 đạt 6,9%.

Trong khi đó, WB dự báo tăng trưởng GDP được dự báo tăng mạnh từ 2,6% trong năm 2021 lên 7,5% trong năm 2022. WB phân tích: Kinh tế Việt Nam đã có nhịp tăng trưởng mạnh vừa qua. Cụ thể, trong quý IV/2021, tăng trưởng GDP đạt 5,2%, sang quý I/2022 là 5,1% và 7,7% trong quý II/2022.

Tuy nhiên, WB cảnh báo, kinh tế Việt Nam sẽ phải đối mặt với một số rủi ro, như tăng trưởng chậm lại hoặc lạm phát đình đốn diễn ra ở những thị trường xuất khẩu chủ lực, cú sốc giá cả hàng hóa thế giới tiếp tục diễn ra, các chuỗi cung ứng toàn cầu tiếp tục bị gián đoạn hoặc các biến chủng COVID-19 mới tiếp tục xuất hiện.

Bên cạnh đó còn có những thách thức trong nước, bao gồm thiếu hụt lao động, rủi ro lạm phát gia tăng và rủi ro cao hơn trong khu vực tài chính.

Trước mắt, WB khuyến cáo liên quan đến chính sách tài khóa, trọng tâm nên nhằm vào tập trung triển khai gói chính sách hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế, đồng thời mở rộng mạng lưới an sinh xã hội có mục tiêu, nhằm giúp người nghèo và những người dễ tổn thương chống đỡ tác động của cú sốc giá nhiên liệu cũng như lạm phát gia tăng.

Việt Vũ

Bình Luận

Tin khác

Hà Nam: Tập trung xây dựng các tập đoàn kinh tế tư nhân có công nghệ hiện đại, năng lực cạnh tranh toàn cầu

Hà Nam: Tập trung xây dựng các tập đoàn kinh tế tư nhân có công nghệ hiện đại, năng lực cạnh tranh toàn cầu

(CLO) Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam Đặng Hồng Anh đề nghị Hội Doanh nhân trẻ Hà Nam không ngừng xây dựng tổ chức Hội mạnh về chất lượng, đông về số lượng, tập trung các điều kiện hướng tới hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả, kết nối chuỗi sản xuất, xây dựng thương hiệu, hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân có công nghệ hiện đại, năng lực cạnh tranh toàn cầu.

Kinh tế vĩ mô
Đặt mục tiêu có ít nhất 10 tỷ phú USD vào năm 2030, Việt Nam đang chuẩn bị những gì?

Đặt mục tiêu có ít nhất 10 tỷ phú USD vào năm 2030, Việt Nam đang chuẩn bị những gì?

(CLO) Đến năm 2030, Chính phủ đặt mục tiêu có ít nhất 10 doanh nhân Việt Nam lọt vào danh sách tỷ phú USD thế giới, 5 doanh nhân quyền lực nhất châu Á do các tổ chức uy tín thế giới bình chọn.

Kinh tế vĩ mô
Xuất, nhập khẩu của Trung Quốc tăng trưởng trở lại, báo hiệu nhu cầu phục hồi

Xuất, nhập khẩu của Trung Quốc tăng trưởng trở lại, báo hiệu nhu cầu phục hồi

(CLO) Xuất khẩu và nhập khẩu của Trung Quốc tăng trưởng trở lại trong tháng 4 sau khi giảm tháng trước đó, báo hiệu sự cải thiện đáng khích lệ về nhu cầu trong và ngoài nước khi Bắc Kinh vượt qua nhiều thách thức trong nỗ lực vực dậy nền kinh tế đang lung lay.

Kinh tế vĩ mô
PCI năm 2023: Hưng Yên xếp thứ 12/63 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt nhất cả nước

PCI năm 2023: Hưng Yên xếp thứ 12/63 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt nhất cả nước

(CLO) Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức họp báo, công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp Tỉnh (PCI) năm 2023 và Chỉ số Xanh cấp tỉnh (PGI) năm 2023. Trong bảng xếp hạng PCI 2023, tỉnh Hưng Yên đạt 69,09 điểm (tính theo thang điểm 100), tăng 1,18 điểm so với năm 2022, xếp thứ 12/63 tỉnh.

Kinh tế vĩ mô
Ninh Bình: Tập trung cao độ sản xuất công nghiệp, dịch vụ và sản xuất nông nghiệp

Ninh Bình: Tập trung cao độ sản xuất công nghiệp, dịch vụ và sản xuất nông nghiệp

(CLO) Xác định nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Tống Quang Thìn đề nghị các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị tập trung cao độ trên cả 3 lĩnh vực: sản xuất công nghiệp, dịch vụ và sản xuất nông nghiệp.

Kinh tế vĩ mô