Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Nguyễn Chí Dũng:

Kinh tế Việt Nam có thể bứt phá nhanh trong giai đoạn cuối năm 2022

Thứ sáu, 02/09/2022 09:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhận định: Kinh tế Việt Nam trong giai đoạn cuối năm có khả năng phục hồi nhanh hơn, hoạt động kinh doanh tiếp tục khởi sắc, nhờ vào các chương trình phục hồi và tăng trưởng kinh tế của Chính phủ.

Sau 2 năm đối mặt với đại dịch COVID-19, cho tới nay, kinh tế Việt Nam đã và đang tiếp tục hồi phục và tăng trưởng trở lại. Hầu hết, các lĩnh vực đều ghi nhận sự tăng trưởng rất ấn tượng. Trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo & Công luận, ông Nguyễn Chí Dũng - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư hoàn toàn tin tưởng vào sự tăng trưởng của kinh tế Việt Nam.

Những rào cản của kinh tế Việt Nam

+ Từ số liệu của Tổng cục thống kê (GSO), có thể dễ dàng nhận thấy, trong 7 tháng đầu năm 2022, kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng rất mạnh. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng, kinh tế nước ta vẫn còn rất nhiều điểm hạn chế và đang kìm hãm đà bứt phá. Bộ trưởng nhận định thế nào về quan điểm này?

- Quả thực, bên cạnh sự tăng trưởng ấn tượng, kinh tế Việt Nam vẫn đang tồn tại một số hạn chế. Theo như nhận định của một số tổ chức nghiên cứu quốc tế, kinh tế Việt Nam đang có 7 hạn chế xuất phát từ nội tại.

Thứ nhất, nợ xấu toàn ngành ngân hàng tăng ở mức cao; cơ cấu tín dụng tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là tín dụng bán lẻ và đầu tư trái phiếu doanh nghiệp gia tăng nhanh chóng.

Thứ hai, tình trạng chậm giải ngân đầu tư công kéo dài nhiều năm chưa có chuyển biến đáng kể, các dự án lớn, hạ tầng quan trọng, việc chậm giải ngân ảnh hưởng đến huy động các dòng vốn, uy tín quốc gia, giảm niềm tin của nhà đầu tư, nhà tài trợ và người dân, có nguy cơ “đội vốn” gây lãng phí, thất thoát và kém hiệu quả.

kinh te viet nam co the but pha nhanh trong giai doan cuoi nam 2022 hinh 1

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Nguyễn Chí Dũng.

Thứ ba, độ mở của nền kinh tế đang ở mức cao khi tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt trên 200% GDP, dễ bị tổn thương trước các biến động từ bên ngoài.

Bên cạnh đó, khu vực đầu tư nước ngoài đang chi phối độ mở của nền kinh tế, trong khi đó, khu vực kinh tế trong nước lại thiên về hướng nội, kết nối kém với khu vực đầu tư nước ngoài nói riêng và các chuỗi cung ứng toàn cầu nói chung.

Thứ tư, dòng vốn đầu tư vào Việt Nam chất lượng chưa cao, chưa thu hút công nghệ cao, công nghệ nguồn và chuyển giao công nghệ được như kỳ vọng; còn dễ dãi trong việc chấp nhận các dự án FDI quy mô nhỏ. Đa số là các dự án của nhà đầu tư Trung Quốc, không mang lại hiệu quả về tăng trưởng kinh tế.

Thứ năm, còn có tình trạng cấp đất quá lớn cho dự án FDI mà không căn cứ vào quy hoạch.

Thứ sáu, công nghiệp chủ yếu là gia công lắp ráp, chưa phát triển được công nghệ nguồn, công nghệ lõi và hệ thống công nghiệp phụ trợ.

Cuối cùng, khó có khả năng cạnh tranh trong thu hút vốn FDI, do quy mô thị trường nội địa chưa lớn, trong khi nhiều quốc gia ngay sát Việt Nam có lợi thế lớn do đã phát triển đồng bộ về hạ tầng, chuỗi cung ứng phục vụ sản xuất công nghiệp quy mô lớn.

+ Đó là những nhận định từ các tổ chức nghiên cứu quốc tế, vậy còn ý kiến của Bộ trưởng, ông có thể nêu thêm một số hạn chế khác đang tồn tại hay không?

- Kinh tế của chúng ta đúng là đang tồn tại một số hạn chế. Đơn cử như vấn đề thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản dễ bị tổn thương, tiềm ẩn nhiều rủi ro, thách thức, có thể ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế và kéo theo nhiều hệ lụy nếu có biến động xảy ra, như tổ chức phát hành mất khả năng thanh toán.

Trong khi đó, công tác quản lý thị trường còn nhiều vướng mắc; quy định về phát hành trái phiếu riêng lẻ chưa chặt chẽ; công tác quản lý nhà nước, sự phối hợp của các cơ quan liên quan chưa thực sự hiệu quả.

Giá bất động sản tăng cao ở hầu hết các địa phương, hình thành mặt bằng giá mới, gia tăng áp lực đối với Nhà nước, nhà đầu tư khi thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng, tác động đến tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công.

Ngoài ra, kinh tế chúng ta còn phải đối mặt với tình trạng năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao; năng lực sản xuất trong nước còn hạn chế, thiếu liên kết với khu vực FDI, cũng như các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu, còn tình trạng thiếu hụt lao động cục bộ. Kết cấu hạ tầng chưa đảm bảo đồng bộ, hiệu quả; quản lý phát triển đô thị còn bất cập,...

Đặc biệt, Việt Nam đang ở nhóm các quốc gia có thu nhập trung bình thấp, thách thức lớn đặt ra là phải duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh, sớm vượt qua nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình.

Cuối năm kinh tế sẽ tăng trưởng nhanh

+ Bộ trưởng có nhận định gì về triển vọng tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn còn lại của năm 2022?

- Theo tôi, nền kinh tế của chúng ta trong giai đoạn cuối năm có khả năng phục hồi nhanh hơn, hoạt động kinh doanh tiếp tục khởi sắc, nhờ vào các chương trình phục hồi và tăng trưởng kinh tế của Chính phủ. Đặc biệt, quá trình giải ngân các chương trình này đang được triển khai mạnh hơn, nhanh hơn.

Tuy nhiên, trước những biến động khó lường từ thế giới, như chiến sự tại Nga - Ukraine chưa có hồi kết, khiến giá bán của một số mặt hàng nhiên liệu tăng cao đang tạo ra áp lực cho nền kinh tế.

kinh te viet nam co the but pha nhanh trong giai doan cuoi nam 2022 hinh 2

Vì vậy, Việt Nam cần phải có thêm các giải pháp trọng tâm để hỗ trợ kịp thời, tránh suy giảm sản xuất trong nước, nhất là sản xuất nông nghiệp; từ đó tác động dây chuyền đến nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế, đời sống người dân.

+ Vậy, để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP từ 6 - 6,5% trong năm 2022, chúng ta cần phải làm gì, thưa Bộ trưởng?

- Tất nhiên, để đạt được mục tiêu tăng trưởng 6 - 6,5%, các Bộ, ngành cần phải triển khai nhanh các giải pháp đề ra tại Nghị quyết 01, về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Diễn biến nhanh, khó lường của tình hình kinh tế đòi hỏi phản ứng chính sách phải nhanh, có trọng tâm, hiệu quả, kịp thời. Đòi hỏi các bộ, cơ quan quản lý ngành cần chủ động, linh hoạt trong hành động không chờ chỉ đạo từ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc đề xuất từ các cơ quan khác.

Thu ngân sách nhà nước cả năm dự báo đạt tốt, tạo dư địa tài khóa để có thể chủ động xây dựng, đề xuất ngay các giải pháp hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp, người dân.

Chính sách tài khóa cần nâng cao tính chủ động, có tính đến độ trễ trong việc xây dựng, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định để có lộ trình, phương án đề xuất, báo cáo, điều chỉnh phù hợp.

Chính sách tiền tệ cần thận trọng, chủ động thích ứng với rủi ro lạm phát, tỷ giá, điều hành tín dụng đáp ứng nhu cầu phục hồi sản xuất, kinh doanh; tăng cường truyền thông để góp phần tránh tâm lý kỳ vọng; tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí quản trị, hoạt động để giảm lãi suất cho vay, giảm bớt áp lực chi phí vốn cho doanh nghiệp, nền kinh tế.

Chính sách thương mại, sản xuất cần chủ động phương án điều tiết để bảo đảm nguồn cung hàng hóa, hạn chế đầu cơ, tích trữ, làm giá, đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trong nước, nhất là thời gian cuối năm 2022, đầu năm 2023, bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng, an ninh lương thực.

Bảo đảm an sinh xã hội và đời sống của người dân, người lao động, nhất là người nghèo, người thu nhập thấp, góp phần giữ vững an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

+ Xin chân thành cảm ơn Bộ trưởng!

Việt Vũ (Thực hiện)

Bình Luận

Tin khác

PCI năm 2023: Hưng Yên xếp thứ 12/63 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt nhất cả nước

PCI năm 2023: Hưng Yên xếp thứ 12/63 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt nhất cả nước

(CLO) Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức họp báo, công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp Tỉnh (PCI) năm 2023 và Chỉ số Xanh cấp tỉnh (PGI) năm 2023. Trong bảng xếp hạng PCI 2023, tỉnh Hưng Yên đạt 69,09 điểm (tính theo thang điểm 100), tăng 1,18 điểm so với năm 2022, xếp thứ 12/63 tỉnh.

Kinh tế vĩ mô
Ninh Bình: Tập trung cao độ sản xuất công nghiệp, dịch vụ và sản xuất nông nghiệp

Ninh Bình: Tập trung cao độ sản xuất công nghiệp, dịch vụ và sản xuất nông nghiệp

(CLO) Xác định nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Tống Quang Thìn đề nghị các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị tập trung cao độ trên cả 3 lĩnh vực: sản xuất công nghiệp, dịch vụ và sản xuất nông nghiệp.

Kinh tế vĩ mô
Ninh Bình nằm trong top 30 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt nhất năm 2023

Ninh Bình nằm trong top 30 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt nhất năm 2023

(CLO) Ngày 9/5, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và Chỉ số Xanh cấp tỉnh (PGI) năm 2023. Tỉnh Ninh Bình xếp thứ 19 với 67,83 điểm.

Kinh tế vĩ mô
IMF cảnh báo phân mảnh tăng giữa các khối kinh tế liên kết với phương Tây và Trung Quốc

IMF cảnh báo phân mảnh tăng giữa các khối kinh tế liên kết với phương Tây và Trung Quốc

(CLO) Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo sự phân mảnh ngày càng tăng giữa các khối kinh tế liên kết với phương Tây và Trung Quốc do Mỹ dẫn đầu đe dọa hợp tác thương mại và tăng trưởng toàn cầu nói chung.

Kinh tế vĩ mô
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Ưu tiên nguồn lực triển khai đường Vành đai 4 vùng Thủ đô

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Ưu tiên nguồn lực triển khai đường Vành đai 4 vùng Thủ đô

(CLO) Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu ngân sách Nhà nước của vùng Đồng bằng sông Hồng năm 2023 ước đạt hơn 720.000 tỷ đồng, đứng đầu cả nước.

Kinh tế vĩ mô