Lạm phát Mỹ lập đỉnh cao nhất trong 40 năm khi giá xăng tăng kỷ lục

Thứ năm, 14/07/2022 15:40 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo dữ liệu mới công bố hôm thứ 4 của Cục Thống kê Lao động, lạm phát tại Mỹ đã tăng lên mức cao nhất kỷ trong nguyên đại dịch vào tháng 6, với giá tiêu dùng ở Mỹ tăng kỷ lục 9,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tỷ lệ lạm phát tháng 6 mà Mỹ vừa công bức hôm thứ 4 là mức cao nhất trong hơn 40 năm qua và cao hơn số liệu trước đó, khi giá tăng 8,6% trong năm kết thúc vào tháng 5. Theo tờ Refinitiv, con số này cũng cao hơn nhiều so với mức 8,8% mà các nhà kinh tế đã dự đoán.

lam phat my lap dinh cao nhat trong 40 nam khi gia xang tang ky luc hinh 1

Một hộ gia đình Mỹ điển hình hiện cần chi thêm 493 USD mỗi tháng để mua cùng loại hàng hóa và dịch vụ mà họ đã mua vào thời điểm này năm ngoái. Ảnh: Internet.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 6 cũng cho thấy giá tổng thể mà người tiêu dùng phải trả cho nhiều loại hàng hóa và dịch vụ đã tăng 1,3% từ tháng 5 đến tháng 6.

Phần lớn mức tăng trong tháng 6 là do giá xăng tăng gần 60% so với cùng kỳ năm ngoái. Người Mỹ đã phải đối mặt với giá xăng cao kỷ lục vào tháng trước, với mức trung bình trên toàn quốc là 5 USD/gallon trên cả nước. Giá điện và khí đốt tự nhiên cũng tăng lần lượt 13,7% và 38,4% cho kỳ hạn 12 tháng kết thúc vào tháng 6. Nhìn chung, giá năng lượng tăng 41,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Sự gia tăng này đã lan rộng trên tất cả các lĩnh vực. Giá thực phẩm gia đình tăng 12,2% so với năm ngoái, với trứng tăng 33,1%, bơ tăng 21,3%, sữa tăng 16,4%, thịt gà tăng 18,6% và cà phê tăng 15,8%. Chi phí tạm trú tăng 5,6%.

Giải quyết lạm phát là "ưu tiên hàng đầu"

Tổng thống Joe Biden hôm thứ 4 cho biết chỉ số lạm phát CPI tháng 6 của quốc gia là “cao không thể chấp nhận được” nhưng ông cững lưu ý rằng chỉ số này thể hiện tình hình trong quá khứ, mọi thứ hiện nay đã có sự thay đổi vì giá xăng đã giảm trong 30 ngày qua. Giá xăng và dầu thô hiện đang xuống dưới 100 USD/thùng, giảm so với mức cao nhất trong tháng 6.

Tổng thống cho hay: “Chỉ riêng sự tăng giá năng lượng đã chiếm gần một nửa mức tăng lạm phát hàng tháng. Dữ liệu hôm nay không phản ánh tác động đầy đủ của 30 ngày giảm giá khí đốt vừa qua, khiến giá xăng giảm khoảng 40 xu kể từ giữa tháng 6. Những khoản giảm giá trên đã đem đến những dấu hiệu tích cực quan trọng cho các gia đình Mỹ. Hơn nữa, các mặt hàng khác như lúa mì đã giảm mạnh kể từ sau báo cáo chỉ số của tháng 6.”

Biden cũng nhắc lại rằng giải quyết lạm phát là “ưu tiên hàng đầu” của ông.

Mark Zandi, nhà kinh tế trưởng tại Moody\'s Analytics, cho biết một hộ gia đình Mỹ điển hình hiện cần chi thêm 493 USD mỗi tháng để mua cùng loại hàng hóa và dịch vụ mà họ đã mua vào thời điểm này năm ngoái.

Khi giá cả tiếp tục tăng, chúng cũng vượt xa mức tăng lương.Theo dữ liệu BLS riêng biệt được công bố hôm thứ 4, thu nhập thực tế trung bình hàng giờ - đại diện cho tăng trưởng tiền lương được điều chỉnh theo lạm phát - giảm 1% từ tháng 5 đến tháng 6 và giảm 3,6% so với tháng 6 năm 2021.

Kathy Jones, giám đốc điều hành kiêm chiến lược gia trưởng về thu nhập cố định tại Charles Schwab cho biết: “Lạm phát đã làm xói mòn phần lớn lợi nhuận. Sức mua của người dân đang đi xuống”.

Điều này có thể tác động như thế nào đến việc tăng lãi suất

Loại bỏ chi phí thực phẩm và năng lượng, vốn có xu hướng biến động nhất thời, giá CPI cốt lõi đã tăng 0,7% trong gia đoạn từ tháng 5 đến tháng 6 và tăng 5,9% trong khoảng thời gian 12 tháng kết thúc vào tháng 6.

Cục Dự trữ Liên bang đặc biệt chú ý đến dữ liệu chủ chốt đó khi đánh giá các xu hướng lạm phát trong tương lai và những con số mới nhất có thể cho phép ngân hàng trung ương bật đèn xanh để tiếp tục với một loạt các đợt tăng lãi suất tích cực nhằm hạ nhiệt nền kinh tế và kiểm soát lạm phát. Fed được cho là sẽ tăng lãi suất chuẩn lên ít nhất 75 điểm cơ bản tại cuộc họp hoạch định chính sách tiền tệ tiếp theo vào ngày 26-27/7.

Cailin Birch, nhà kinh tế toàn cầu tại Economist Intelligence Unit, cho biết: “Mặc dù còn quá sớm để nói liệu lạm phát có đạt đỉnh hay không đặc biệt là với sự biến động rộng lớn hơn trong nền kinh tế toàn cầu, tỷ lệ lạm phát cốt lõi dường như đã chững lại và kỳ vọng nó sẽ tiếp tục giảm khi so sánh với các năm khác.”

Cailin Birch cho biết thêm: “Điều mà mọi người lo lắng là dữ liệu lạm phát của hôm nay hoặc những gì đã xảy ra ngày hôm qua, vì vậy Fed phải làm việc với thông tin lạc hậu để đưa ra các quyết định trong tương lai. Tôi nghĩ họ sẽ quyết định tập trung vào việc giữ kỳ vọng lạm phát được ổn định, trấn an thị trường. Và điều đó có nghĩa là lãi suất tăng cao hơn, nhưng nó mang lại nhiều rủi ro suy thoái hơn trong tương lai.”

Huy Hoàng (Theo CNN)

Bình Luận

Tin khác

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư lý giải đường Vành đai 3 TP.HCM chậm tiến độ

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư lý giải đường Vành đai 3 TP.HCM chậm tiến độ

(CLO) Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dự án đường Vành đai 3 TP.HCM đoạn qua thành phố có khó khăn về thiếu nguồn cát san lấp nên phần đường đang chậm tiến độ.

Kinh tế vĩ mô
Bắc Ninh: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 tăng 6,25%

Bắc Ninh: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 tăng 6,25%

(CLO) Mặc dù chưa thể hồi phục về quy mô bình thường nhưng chỉ số sản xuất công nghiệp của Bắc Ninh trong tháng 4/2024 đã tăng 6,25% so với cùng kỳ.

Kinh tế vĩ mô
Mục tiêu tới năm 2030, thu nhập bình quân của người dân Đông Nam Bộ đạt 16.000 USD/năm

Mục tiêu tới năm 2030, thu nhập bình quân của người dân Đông Nam Bộ đạt 16.000 USD/năm

(CLO) Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 370/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Kinh tế vĩ mô
Bắc Ninh “hút” được 997,1 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài trong 4 tháng đầu năm 2024

Bắc Ninh “hút” được 997,1 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài trong 4 tháng đầu năm 2024

(CLO) 4 tháng đầu năm 2024, các nhà đầu tư nước ngoài (FDI) tiếp tục rót vốn vào tỉnh Bắc Ninh hơn 100 dự án, đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 998,3 triệu USD, chiếm gần 10,8% tổng vốn đầu tư cả nước.

Kinh tế vĩ mô
Châu Á đang đối mặt với tình trạng dân số già hóa “không lành mạnh”, 65 tuổi vẫn phải đi làm

Châu Á đang đối mặt với tình trạng dân số già hóa “không lành mạnh”, 65 tuổi vẫn phải đi làm

(CLO) Theo ADB, dân số châu Á đang già đi nhanh chóng. Vì vậy, các quốc gia châu Á cần chuẩn bị từ bây giờ nếu muốn giúp hàng trăm triệu người dân già đi một cách lành mạnh.

Kinh tế vĩ mô