Làm sao thầy thuốc mổ bụng quên dao?

Thứ sáu, 03/04/2015 23:19 PM - 0 Trả lời

Làm sao thầy thuốc mổ bụng quên dao?

Báo Công luận

Căng thẳng, stress là một trong những nguyên nhân dẫn đến
“tai nạn nghề nghiệp” của người thầy thuốc. Ảnh minh họa.

Liên tiếp trong những ngày gần đây xảy ra nhiều vụ bác sĩ, nhân viên y tế bỏ quên vật dụng sau khi phẫu thuật cho bệnh nhân.

Một trong những vụ việc đó là một bệnh nhi 7 tuổi ở Hà Nội sau khi nạo VA tại Bệnh viện Việt Pháp 4 ngày đã nôn ra một miếng gạc dính máu.

Trước đó, ngày 24/5/2010, Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương- TP Hồ Chí Minh cũng đã phải cấp cứu cho một bệnh nhân ở quận Tân Phú và phát hiện một miếng gạc đã bị “bỏ quên” tại vết mổ trong ổ bụng ở lần phẫu thuật trước.

Hôm 8/6, Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương cũng đã tiếp nhận một bệnh nhân nữ trú tại quận 8, bị để quên ống thông dài hơn 20cm trong lòng niệu quản suốt 2 năm. Trước đó, bệnh nhân này được nội soi tán sỏi tại một bệnh viện khác.

Không phải bây giờ mới có chuyện thầy thuốc bỏ quên băng gạc, thậm chí dao kéo trong cơ thể bệnh nhân. Lý do thì có nhiều, nhưng theo một vài bác sĩ trong nghề thì thường do họ bị căng thẳng, stress hay nhiều việc quá nên… quên. Những vụ việc như trên thường được coi là “tai nạn nghề nghiệp” của các thầy thuốc. Nhưng cũng có rất nhiều người cho rằng còn có một lý do quan trọng nữa mà không mấy người làm ngành y dám thừa nhận, đó là sự tắc trách.

Đối với bất kỳ nghề nghiệp nào cũng có thể xảy ra những sơ suất. Nhưng lý do dẫn đến sơ suất chỉ có thể thông cảm được khi nó là sự việc không mong muốn và ở ngoài tầm kiểm soát của cá nhân đó.

Đương nhiên là các bác sĩ không ai muốn quên gạc trong bụng bệnh nhân. Nhưng những người thầy thuốc sẽ không dễ bị căng thẳng, bị stress khi họ không phải chạy sô, không “tham” quá nhiều việc.

Mỗi hành động sai của bác sĩ có thể cướp đi một sinh mạng hoặc để lại di chứng suốt đời cho bệnh nhân. Vì vậy, người thầy thuốc luôn cần có tinh thần trách nhiệm cao. Tinh thần trách nhiệm đó cũng chính là một nội dung đã được quy định trong 12 điều y đức.

Minh Vũ

Bạn suy nghĩ gì về việc liên tiếp xảy ra những vụ nhân viên y tế bỏ quên vật dụng sau khi phẫu thuật cho bệnh nhân?
Theo bạn, đâu là nguyên nhân của tình trạng này?

Mời bạn gửi phản hồi cho tòa soạn vào ô thảo luận cuối bài viết (vui lòng điền đầy đủ thông tin và gõ nội dung bằng tiếng Việt có dấu). Trân trọng cảm ơn!

___________________________________________________________________________


Chuyện xưa như trái đất!

Có hàng ngàn lý do để quên, vậy ai cũng có lý do thì bệnh nhân biết trông chờ vào ai. liệu có phải là y đức đang có vấn đề?

Ai cũng có lý do biện minh cho hành đông sai lầm, nhưng đối mắt với mạng người có thể sửa sai được không?
 
Tình trạng này xảy ra đã lâu có thể nói là xưa như trái đất rồi vậy mà cho đến nay vẫn không được khắc phục.

Bảo Chân

Tin khác

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn
Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

(NB&CL) Mức giảm trừ gia cảnh hiện nay quá thấp so với mức chi tiêu cơ bản, mức sống thực tế của người dân và không phù hợp với sự biến động liên tục của mặt bằng giá. Điều này đã được giới chuyên gia cũng như báo chí lên tiếng khá nhiều nhưng cho tới nay, mức trừ gia cảnh vẫn không thay đổi...

Góc nhìn