Nghệ An:

Lễ hội Đền Bạch Mã trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Thứ tư, 01/03/2023 08:13 AM - 0 Trả lời

(CLO) Đêm 28/2, huyện Thanh Chương (Nghệ An) long trọng tổ chức khai hội Đền Bạch Mã, công bố quyết định công nhận Lễ hội Đền Bạch Mã là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Đền Bạch Mã được lập để thờ danh tướng Phan Đà - người thôn Chi Linh, xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương từng giúp Bình Định Vương Lê Lợi trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Ông hy sinh khi mới 24 tuổi trong một trận đánh ác liệt. Đánh giá công lao của ông, sau này khi lên ngôi vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) đã truy phong cho ông là “Đô Thiên Đại Đế Bạch Mã Thượng Đẳng Phúc Thần” cho lập đền thờ và liệt vào hàng “Điển lễ Quốc tế”, nghĩa là tế lễ theo nghi thức nhà nước do quan triều đình làm chủ tế. Về sau, các triều đại phong kiến đã tiếp tục sắc phong hơn 100 đạo sắc và gia phong là Thượng Thượng Thượng Đẳng tối linh tôn thần.

le hoi den bach ma tro thanh di san van hoa phi vat the quoc gia hinh 1

Đền Bạch Mã được xây dựng vào thế kỷ XV để thờ tướng Phan Đà

Đền gồm có tam quan, nghi môn, tả hữu vu, hạ, trung, thượng điện với kiến trúc độc đáo, điêu khắc tinh xảo, là một trong 4 ngôi đền đẹp, linh thiêng bậc nhất xứ Nghệ "Nhất Cờn, nhì Quả, tam Bạch Mã, tứ Chiêu Trưng".

Đền Bạch Mã cũng là nơi ghi dấu ấn nhiều sự kiện lịch sử quan trọng gắn với các sự kiện chinh phục phương Nam của nhiều triều đại phong kiến, nhiều bậc vua chúa đã từng đến dâng hương và lưu trú tại đền.

Có câu chuyện kể rằng trong một lần chinh phạt phương Nam khi vào đến Nghệ An đêm nằm mơ vua Lê Thánh Tông thấy có một võ tướng cưỡi một con ngựa trắng đến phủ phục dưới chân vua và nói: nhà thần ở gần sông, cảnh vật hữu tình, dân gian thuần hậu mời thánh thượng ghé qua. Tỉnh dậy vua cho gọi các quan văn võ cùng đi và gọi thêm các quan tại địa phương đến hỏi thì được biết thần đền Bạch Mã đến báo mộng và vua đã đến ngủ lại đền. Sau khi chinh chiến phương Nam thắng lợi trên đường trở về đức vua quay lại đền bái tạ và cho nâng cấp tu bổ lại đền...

Trong cao trào cách mạng 1930 - 1931, Đền Bạch Mã được sử dụng để tổ chức các hoạt động bí mật của tổ chức Nông hội xã Võ Liệt. Năm 1945, nhân dân tổng Võ Liệt đã tập trung tại đền trước lúc đến huyện đường lật đổ chính quyền thực dân phong kiến và rất nhiều sự kiện quan trọng khác.

le hoi den bach ma tro thanh di san van hoa phi vat the quoc gia hinh 2

Lễ nghi, khánh tiết tại Đền được đầu tư mua sắm mới nhiều

Với những giá trị như vậy, ngày 24/3/1994 Bộ Văn hóa Thông tin đã có Quyết định xếp hạng Đền Bạch Mã là “Di tích lịch sử văn hóa - Kiến trúc nghệ thuật” cấp quốc gia. Từ khi được xếp hạng di tích cấp quốc gia, Đền Bạch Mã thường xuyên được sự quan tâm của UBND tỉnh, Sở Văn hóa Thông tin, Ban Quản lý di tích và danh thắng hỗ trợ kinh phí để tu sửa, tôn tạo, khôi phục lễ hội nhằm bảo vệ và phát huy tốt giá trị của di tích.

Theo thông lệ xưa, Lễ hội Đền Bạch Mã thường tổ chức vào ngày 13 tháng Sáu âm lịch. Những năm 1945 - 1994, do điều kiện lịch sử, lễ hội được địa phương tổ chức tế lễ đơn giản.

Sau khi đền được xếp hạng di tích quốc gia năm 1994, nhân dân xã Võ Liệt đã khôi phục lại lễ hội với đầy đủ các nghi lễ như trước đây và được tổ chức vào ngày 9, 10 tháng 2 âm lịch hàng năm.

Với những giá trị tiêu biểu, Lễ hội Đền Bạch Mã được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo Quyết định số 2969/QĐ-BVHTTDL ngày 27/8/2019.

le hoi den bach ma tro thanh di san van hoa phi vat the quoc gia hinh 3

Trang trọng, linh thiêng lễ rước thần tại lễ hội

Tại buổi lễ, đồng chí Nông Quốc Thành - Phó Cục trưởng Cục Di sản, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã trao quyết định chứng nhận Lễ hội Đền Bạch Mã là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Sau 2 năm do điều kiện dịch bệnh phức tạp, Lễ hội đền Bạch Mã được tổ chức rút gọn. Năm nay, trong không khí cả nước đang phục hồi các hoạt động kinh tế, xã hội, Lễ hội Đền Bạch Mã lại được tổ chức với nhiều hoạt động phong phú.

Phần lễ trang nghiêm, linh thiêng với lễ khai quang, lễ rước thần, lễ dâng hương, lễ đại tế, lễ tạ…Phần hội sôi động, hấp dẫn, ngoài các giải đấu thể thao, hội thi vật cù, các trò chơi dân gian đập niêu, kéo co, còn có hội thơ, hội thi thanh niên thanh lịch… Tại lễ hội còn có không gian triển lãm hình ảnh của bảo tàng Xô viết Nghệ Tĩnh, gian trưng bày giới thiệu các nông sản, đặc sản của Thanh Chương.

le hoi den bach ma tro thanh di san van hoa phi vat the quoc gia hinh 4

Sôi nổi các hoạt động thi đấu trong ngày khai hội

Việc tổ chức Lễ hội đền Bạch Mã hàng năm là dịp để các thế hệ, nhất là thế hệ trẻ ôn lại truyền thống đánh giặc ngoại xâm của cha ông, tưởng nhớ và tôn vinh danh tướng Phan Đà đã hy sinh vì quê hương, đất nước, đồng thời thể hiện cách ứng xử, nếp sống, phong tục tập quán của địa phương, tăng cường tinh thần đoàn kết cộng đồng.

Trần Phong

Bình Luận

Tin khác

Hào hứng Lễ hội thả diều - Hello Sunny Phan Thiết

Hào hứng Lễ hội thả diều - Hello Sunny Phan Thiết

(CLO) Hơn 100 cánh diều đầy màu sắc và hình dạng độc đáo bay lượn giữa bầu trời xanh tại Lễ hội thả diều Hello Sunny Phan Thiết.

Đời sống văn hóa
Họa sĩ Lê Vinh - Bậc thầy vẽ tranh bằng bút bi cực thực

Họa sĩ Lê Vinh - Bậc thầy vẽ tranh bằng bút bi cực thực

(NB&CL) Được đào tạo sử dụng các chất liệu màu nước, sơn dầu, lụa, khắc gỗ… nhưng họa sĩ Lê Vinh, chàng trai sinh năm 1979 tại huyện Ba Vì, Hà Nội, lại chọn hướng đi riêng sau khi tốt nghiệp, để rồi thể loại tranh vẽ bằng bút bi mới lạ đưa anh trở thành hiện tượng trong làng hội họa Việt Nam.

Đời sống văn hóa
Lễ hội đường phố Đồng Hới rực rỡ sắc màu

Lễ hội đường phố Đồng Hới rực rỡ sắc màu

(CLO) Ngày 28/4, tại trung tâm thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình), Ủy ban nhân dân thành phố Đồng Hới đã tổ chức Lễ hội đường phố năm 2024, với sự tham gia của hàng trăm nghệ sĩ biểu diễn nhiều tiết mục văn nghệ, thời trang...

Đời sống văn hóa
Trên đỉnh đồi C4 anh hùng

Trên đỉnh đồi C4 anh hùng

(CLO) Được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: Đồi C4 anh hùng, Đồi Ba cây thông… từ năm 1965 đến năm 1973 của thế kỷ trước, trên Đồi C4 đã diễn ra những trận chiến đấu ác liệt của các chiến sĩ Đại đội 4 thuộc Trung đoàn 228 nhằm tiêu diệt máy bay của Đế quốc Mỹ dội bom xuống cầu Hàm Rồng.

Đời sống văn hóa
Âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

(CLO) Chương trình "Khi âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật" của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam diễn ra vào chủ nhật cuối cùng mỗi tháng, miễn phí cho tất cả khách tham quan.

Đời sống văn hóa