Lo ngại biến thể Omicron, các nước siết chặt quy định phòng dịch

Thứ bảy, 18/12/2021 09:23 AM - 0 Trả lời

(CLO) Trước sự xuất hiện của biến thể Omicron, nhiều nước trên thế giới đã điều chỉnh các biện pháp phòng chống dịch theo hướng siết chặt hơn các hoạt động di chuyển, kêu gọi người dân hạn chế tiếp xúc và tăng cường tiêm chủng.

Sự kiện: COVID-19

Với tỷ lệ tiêm vaccine ngừa COVID-19 tiếp tục tăng, cách đây vài tuần, nhiều nước trên thế giới đã điều chỉnh chiến lược phòng chống dịch, chuyển từ “zero COVID-19” sang “sống chung với COVID-19”. Tuy nhiên, việc xuất hiện biến thể mới Omicron đang khiến thế giới đối mặt với nguy cơ một “trận sóng thần” COVID-19 mới.

lo ngai bien the omicron cac nuoc siet chat quy dinh phong dich hinh 1

Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Turku, Phần Lan. Ảnh: AFP

Châu Âu thận trọng trước Giáng sinh và Năm mới

Ở châu Âu, sự lây lan của biến thể Omicron đang đặt ra những thách thức lớn. Khu vực này đang là điểm nóng của dịch bệnh với gần 60% số ca mắc mới COVID-19 hằng ngày trên toàn cầu tập trung tại đây.

Trong bối cảnh đó, một loạt nước châu Âu đã quyết định tăng cường biện pháp phòng dịch, kêu gọi người dân hạn chế tiếp xúc để phòng tránh lây nhiễm virus SARS-CoV-2, nhất là tại thời điểm Giáng sinh và Năm mới đang đến gần.

Tại Phần Lan, nhà chức trách đã yêu cầu tiến hành xét nghiệm PCR bắt buộc đối với những người đến từ các khu vực có nguy cơ cao để hạn chế sự lây lan của biến thể Omicron.

Theo đó, từ ngày 21/12, những người đến từ các nước ngoài Liên minh châu Âu (EU) hoặc khu vực tự do đi lại Schengen phải xuất trình cả giấy chứng nhận xét nghiệm âm tính được thực hiện trong vòng 48 giờ trước khi đến và chứng nhận tiêm chủng đầy đủ.

Hy Lạp cũng đã điều chỉnh quy định phòng dịch đối với hành khách nước ngoài nhập cảnh nước này, theo đó họ có thể lựa chọn xuất trình chứng nhận xét nghiệm kháng nguyên nhanh hoặc PCR khi đến Hy Lạp.

Tại Italy, cơ quan y tế nước này đã triển khai chiến dịch tiêm đại trà vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em từ 5-11 tuổi. Italy sử dụng vaccine của hãng Pfizer/BioNTech để tiêm cho trẻ em từ 5-11 tuổi, với liều dùng bằng 1/3 liều của người lớn và khoảng cách giữa 2 mũi tiêm là 3 tuần. Tính đến ngày 16/12, hơn 46 triệu người trên 12 tuổi tại Italy đã tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19.

lo ngai bien the omicron cac nuoc siet chat quy dinh phong dich hinh 2

Biến thể Omicron có thể sẽ gây ra đợt bùng phát dịch thứ 5 tại Đức. Ảnh: AP

Tại Đức, Giám đốc Viện Robert Koch (RKI) - cơ quan phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh quốc gia - ông Lothar Wieler đã kêu gọi người dân giảm tối đa việc tiếp xúc xã hội trong dịp đón Giáng sinh sắp tới. Ông Wieler gợi ý nên tổ chức đón Năm mới theo từng nhóm nhỏ trong gia đình và bạn bè thân. Chuyên gia này cũng khuyến cáo mọi người nên làm xét nghiệm COVID-19 ngay cả khi đã tiêm chủng đầy đủ nếu tiếp xúc với những người thuộc các nhóm có nguy cơ cao.

Trong khi đó, Bộ trưởng Bộ Y tế Đức Karl Lauterbach đã đưa ra cảnh báo biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 sẽ gây ra đợt dịch thứ 5 tại nước này, do đó, Đức phải chuẩn bị nền tảng y tế tốt để đối phó với thách thức có thể chưa từng xảy ra trước đây.

Mỹ đối mặt với nguy cơ "tháng 1 khốc liệt"

Tại Mỹ - nước có số ca nhiễm SARS-CoV-2 và số ca tử vong do COVID-19 cao nhất thế giới - số ca nhập viện do mắc COVID-19 đang gia tăng. Trước thực tế này, giới chuyên gia kêu gọi người dân thực hiện đầy đủ mọi biện pháp phòng ngừa.

Ông Michael Osterholm, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và chính sách về bệnh truyền nhiễm thuộc trường Đại học Minnesota cho biết, tuy Delta vẫn đang là biến thể đáng lo ngại tại Mỹ, nhưng trong vòng vài tuần tới, rất có thể sẽ có thêm hàng triệu người Mỹ bị mắc COVID-19 do nhiễm biến thể Omicron.

lo ngai bien the omicron cac nuoc siet chat quy dinh phong dich hinh 3

Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Carson, bang California, Mỹ. Ảnh: AFP

Trong khi đó, ông Andy Slavitt, cựu cố vấn cấp cao về đại dịch COVID-19 của Tổng thống Mỹ Joe Biden cho rằng, ngay cả khi các công cụ phòng dịch như vaccine hiện đã sẵn có, Mỹ vẫn có nguy cơ đối mặt với một "tháng 1 khốc liệt" cùng sự thống trị của Omicron.

Không chỉ riêng với ngành y tế, nhiều lĩnh vực khác trong đời sống của người Mỹ cũng đã có dấu hiệu căng thẳng do dịch bệnh. Một số trường cao đẳng và đại học đã quay trở lại với việc học trực tuyến. Các liên đoàn thể thao buộc phải hoãn các trận đấu do vận động viên mắc COVID-19, trong khi các show diễn theo hình thức trực tiếp một lần nữa phải thông báo hủy bỏ. Tại các ga tàu điện ngầm ở New York, Boston và Miami, người dân xếp hàng dài để chờ xét nghiệm COVID-19.

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, tỷ lệ tiêm chủng hằng ngày tại nước này hiện đã tăng khoảng 22% so với một tháng trước, trong đó hơn 50% số trường hợp tiêm phòng là tiêm mũi tăng cường.

Khẩn trương tiêm liều vaccine tăng cường

Trước những nghi ngại về Omicron và tình trạng lây lan của biến thể này tại nước trên thế giới hiện nay, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra khuyến nghị tạm thời về việc kết hợp các loại vaccine ngừa COVID-19 của các hãng dược phẩm khác nhau để tiêm liều thứ 2 và thứ 3.

Theo WHO, tùy thuộc vào số vaccine sẵn có, các loại vaccine được sản xuất theo công nghệ mRNA như vaccine của Pfizer/BioNTech và Moderna có thể được sử dụng để tiêm liều thứ 2 sau khi tiêm mũi 1 là vaccine theo công nghệ vector của hãng AstraZeneca và ngược lại. WHO cho biết vaccine của hãng AstraZeneca và bất kỳ loại vaccine nào được sản xuất theo công nghệ mRNA cũng có thể dùng để tiêm liều thứ 2 sau khi đã tiêm mũi đầu tiên là vaccine bất hoạt của hãng Sinopharm.

lo ngai bien the omicron cac nuoc siet chat quy dinh phong dich hinh 4

Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 của hãng Pfizer/BioNTech tại London, Anh. Ảnh: AFP

WHO đưa ra hướng dẫn trên dựa trên khuyến nghị của Nhóm Chuyên gia cố vấn chiến lược về vaccine của tổ chức này và một nghiên cứu lớn công bố tuần trước cho thấy việc tiêm liều thứ nhất là vaccine của hãng AstraZeneca hoặc Pfizer/BioNTech và sau đó 9 tuần tiêm liều thứ 2 là vaccine của hãng Moderna đã cho thấy phản ứng miễn dịch tốt hơn. Tuy nhiên, WHO cho rằng việc tiêm kết hợp các loại vaccine như vậy cần tính đến nguồn cung vaccine, khả năng tiếp cận cũng như lợi ích và rủi ro của các loại vaccine được sử dụng.

WHO cho biết khuyến nghị trên sẽ được xem xét lại nếu có thêm các dữ liệu. Trước khi WHO đưa ra khuyến nghị trên, nhiều quốc gia đã tiến hành tiêm kết hợp các loại vaccine khi phải đối mặt với số ca nhiễm COVID-19 mới tăng vọt trong khi nguồn cung thấp.

Thế Vũ

Bình Luận

Tin khác

TP HCM: Liên tục phát hiện và xử lý các đơn vị quảng cáo trái phép dịch vụ làm đẹp vùng nhạy cảm

TP HCM: Liên tục phát hiện và xử lý các đơn vị quảng cáo trái phép dịch vụ làm đẹp vùng nhạy cảm

(CLO) Trong thời gian qua, Thanh tra Sở Y tế TP HCM đã liên tục phát hiện các trường hợp vi phạm, quảng cáo làm đẹp "cô bé, cậu bé" được đăng tải trên không gian mạng. Qua kiểm tra đã phát hiện nhiều hành vi vi phạm pháp luật về quảng cáo, khám chữa bệnh.

Sức khỏe
Bộ Y tế khẳng định tiêm chủng vắc xin AstraZeneca COVID-19 an toàn, hiệu quả

Bộ Y tế khẳng định tiêm chủng vắc xin AstraZeneca COVID-19 an toàn, hiệu quả

(CLO) Bộ Y tế cho biết, nghiên cứu thống kê cho thấy tỷ lệ huyết khối giảm tiểu cầu sau tiêm vắc xin thấp hơn nhiều so với tỷ lệ mắc phải hội chứng này sau khi nhiễm COVID-19.

Sức khỏe
Đang làm quy trình chấm dứt sử dụng vaccine AstraZeneca phòng COVID-19 tại Việt Nam

Đang làm quy trình chấm dứt sử dụng vaccine AstraZeneca phòng COVID-19 tại Việt Nam

(CLO) Bộ Y tế đã nhận được thông báo của phía AstraZeneca về việc đề nghị chấm dứt phê duyệt sử dụng vaccine AstraZeneca phòng COVID-19.

Sức khỏe
TP HCM thông tin vụ 19 sinh viên Đại học Quốc gia nghi ngộ độc thực phẩm

TP HCM thông tin vụ 19 sinh viên Đại học Quốc gia nghi ngộ độc thực phẩm

(CLO) Sở An toàn thực phẩm TP HCM cho biết, 19 sinh viên nghi ngộ độc tại ký túc xá Đại học Quốc gia đã khỏe, có thể xuất viện trong hôm nay.

Sức khỏe
Làm sao để người mắc bệnh nan y không từ bỏ quyền lợi bảo hiểm y tế?

Làm sao để người mắc bệnh nan y không từ bỏ quyền lợi bảo hiểm y tế?

(NB&CL) Theo các chuyên gia việc người bệnh nan y từ bỏ quyền lợi bảo hiểm y tế vì quy trình khám chữa bệnh có quá nhiều rào cản chính là biểu hiện của bất cập chính sách bảo hiểm y tế hiện nay, cần được thay đổi.

Sức khỏe