Malaysia thay đổi chiến lược về miễn dịch cộng đồng

Thứ sáu, 24/09/2021 08:28 AM - 0 Trả lời

(CLO) Malaysia sẽ không sử dụng công thức thông thường để tính toán tỷ lệ bao phủ vaccine phòng COVID-19 nhằm đạt được miễn dịch cộng đồng mà thay bằng chiến lược tiêm vaccine cho càng nhiều người càng tốt.

Sự kiện: COVID-19

Theo trang thống kê worldometers.info, đến hết ngày 23/9, có 8 quốc gia thành viên ASEAN ghi nhận 59.400 ca mắc COVID-19 và 1.214 ca tử vong. Tổng số người mắc bệnh tại ASEAN từ đầu dịch đã là 11.717.418 ca, trong đó 256.651 người tử vong.

malaysia thay doi chien luoc ve mien dich cong dong hinh 1

Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho học sinh tại Shah Alam, bang Selangor, Malaysia. Ảnh: THX

Trong ngày 23/9, quốc gia ghi nhận nhiều ca mắc nhất tiếp tục là Philippines với 17.411 ca. Tổng số ca mắc tại quốc gia này đã là 2.434.753 ca. Đứng số 2 ASEAN về ca mắc hàng ngày là Malaysia 14.990 ca. Tới nay, Malaysia đã ghi nhận tổng cộng 2.141.924 ca mắc COVID-19.

Thái Lan đứng thứ 3 ASEAN về ca mắc trong ngày 23/9 với 13.256 ca, nâng tổng số ca từ đầu dịch lên 1.524.613 ca. Tiếp đó là Việt Nam với 9.472 ca, Indonesia với 2.881 ca, Lào với 694 ca, Campuchia với 638 ca và Timor-Leste với 58 ca.

Về số ca tử vong, có 7 quốc gia ghi nhận ca tử vong mới: Malaysia có 487 ca, Việt Nam 236 ca, Philippines 177 ca, Indonesia 160 ca, Thái Lan 131 ca, Campuchia 22 ca và Timo-Lester 1 ca.

Tới đây, Bộ Y tế Malaysia (MOH) sẽ không sử dụng công thức thông thường để tính toán tỷ lệ bao phủ vaccine phòng COVID-19 nhằm đạt được miễn dịch cộng đồng (tỷ lệ 80% dân số trưởng thành được tiêm vaccine).

Phát biểu ngày 23/9 trước quốc hội, Bộ trưởng Y tế Malaysia Khairy Jamaluddin cho biết các chuyên gia y tế trên thế giới hiện đã không còn sử dụng công thức này và thay bằng chiến lược tiêm vaccine cho càng nhiều người càng tốt. Nguyên nhân là do biến thể siêu lây nhiễm Delta xuất hiện đã ảnh hưởng đến mục tiêu miễn dịch cộng đồng trước thời điểm tiêm được cho 80% dân số trưởng thành.

Bộ trưởng Jamaluddin nhấn mạnh, khi bắt đầu chương trình tiêm chủng, Malaysia đã sử dụng công thức thông thường để đánh giá khả năng miễn dịch cộng đồng -  khoảng 80% dân số trưởng thành hoàn thành tiêm chủng. Tuy nhiên, đó là trước khi biến thể Delta lan rộng. Biến thể này về cơ bản đã ảnh hưởng đến cách tính toán tỷ lệ dân số được tiêm để đạt miễn dịch cộng đồng và rất khó để nói khi nào sẽ đạt được miễn dịch cộng đồng. Đó là lý do tại giới chức y tế Malaysia không nên xem xét khả năng miễn dịch cộng đồng nữa. Thay vào đó, chiến lược mới là tăng tốc độ tiêm chủng vaccine nhanh nhất có thể.

Tính đến ngày 22/9, thông qua Chương trình Tiêm chủng quốc gia ngừa COVID-19 khởi động từ ngày 24/2, đã có 81% dân số Malaysia trưởng thành hoàn thành tiêm chủng, sớm hơn dự kiến mà nước này đặt ra. Ngày 23/9, số ca nhiễm mới COVID-19 tại quốc gia Đông Nam Á này tiếp tục giảm trong một tuần qua, xuống còn 13.754 ca/ngày. Điều đáng mừng là có tới 98,2% số các ca nhiễm mới là không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, số còn lại là các ca phải thở máy.

Tại Thái Lan, với 13.256 ca mắc mới COVID-19 và 131 ca tử vong ghi nhận trong ngày 23/9, Trung tâm Quản lý tình hình dịch COVID-19 của Thái Lan (CCSA) cho biết, đây là số ca mắc mới theo ngày cao nhất trong 4 ngày qua, trong đó trên 4.000 ca được phát hiện tại thủ đô Bangkok và các khu vực lân cận. Số ca mắc mới này đã nâng tổng số bệnh nhân COVID-19 trên cả nước lên trên 1,52 triệu người, trong khi số ca tử vong là 15.884 người.

Cũng theo CCSA, trong ngày 22/9, tại Thái Lan đã có thêm 13.829 bệnh nhân COVID-19 được điều trị khỏi và xuất viện. Hiện còn 3.422 bệnh nhân vẫn trong tình trạng nguy kịch. Các cơ sở y tế của Thái Lan đã tiêm được hơn 46,6 triệu liều vaccine, trong đó 22,6% dân số nước này đã được tiêm đủ liều. Thái Lan đặt mục tiêu tới cuối năm nay, độ bao phủ của vaccine phòng COVID-19 sẽ là 70% trong tổng số khoảng 70 triệu dân số nước này.

Do tiến độ tiêm chúng chậm chạp, kế hoạch mở cửa trở lại 5 tỉnh của Thái Lan trong tháng tới có thể sẽ phải trì hoãn cho tới tháng 11 do tỷ lệ tiêm chủng ở các địa phương này vẫn chưa đạt mức 70%.

Tại Campuchia, trước diễn biến tình hình dịch bệnh, ngày 23/9, Sở Lễ nghi và tôn giáo Đô thành Phnom Penh đã quyết định tạm thời ngừng toàn bộ các cuộc tụ tập lễ hội tôn giáo đông người. Hiện không chỉ ở các thành phố lớn tại Campuchia, nguy cơ dịch COVID-19 bùng phát mạnh ở các vùng nông thôn của nước này đã xuất hiện khi những người dân ở thành phố bắt đầu về quê đi lễ và thăm người thân trong dịp Pchum Ben.

Thế Vũ

Bình Luận

Tin khác

Hóc dị vật cuống trái xoài khiến một trẻ nguy kịch

Hóc dị vật cuống trái xoài khiến một trẻ nguy kịch

(CLO) Dị vật cuống trái xoài đã được các bác sĩ lấy ra khỏi đường thở của bé trai 8 tháng tuổi, hiện tình trạng sức khỏe bé tạm ổn, đang điều trị và theo dõi thêm.

Sức khỏe
Bắc Ninh ghi nhận 4 ca mắc ho gà

Bắc Ninh ghi nhận 4 ca mắc ho gà

(CLO) Các ca mắc ho gà trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đều xuất hiện ở trẻ dưới 2 tháng tuổi, độ tuổi chưa đến lịch được tiêm vắc xin phòng bệnh ho gà.

Sức khỏe
Cứu sống sản phụ vỡ thai ngoài tử cung, mất hơn 2 lít máu

Cứu sống sản phụ vỡ thai ngoài tử cung, mất hơn 2 lít máu

(CLO) Sản phụ 34 tuổi nhập viện trong tình trạng sốc mất máu, đau bụng nhiều, huyết áp giảm do thai ngoài tử cung bị vỡ và được chỉ định phẫu thuật cấp cứu và truyền 6 đơn vị máu.

Sức khỏe
Dịch bệnh thế giới diễn biến phức tạp, Bộ Y tế chỉ đạo phòng chống dịch từ xa

Dịch bệnh thế giới diễn biến phức tạp, Bộ Y tế chỉ đạo phòng chống dịch từ xa

(CLO) Dịp nghỉ lễ nhu cầu đi lại người dân nhiều nên tăng nguy cơ lây lan dịch, trong bối cảnh Tổ chức Y tế thế giới đã cảnh báo việc gia tăng số ca mắc bệnh sởi và nguy cơ bùng phát dịch sởi tại nhiều khu vực trên thế giới.

Sức khỏe
Giả mạo chữ ký lãnh đạo Bệnh viện Nhi trung ương để huy động tiền từ thiện

Giả mạo chữ ký lãnh đạo Bệnh viện Nhi trung ương để huy động tiền từ thiện

(CLO) Một tài khoản mạng xã hội đã đăng thông tin sai sự thật trên các hội, nhóm và các trang mạng xã hội mạo danh Bệnh viện nhi Trung ương để huy động tiền từ thiện.

Sức khỏe