Môi trường kinh doanh của Việt Nam vẫn còn nhiều rào cản

Thứ hai, 28/10/2019 19:25 PM - 0 Trả lời

(CLO) Môi trường kinh doanh vẫn còn nhiều rào cản, trong đó điều kiện kinh doanh vẫn là trở ngại lớn nhất. Do đó, cải thiện môi trường kinh doanh là một yêu cầu cần thiết để cải thiện chất lượng và thứ hạng Việt Nam trên các bảng xếp hạng thế giới.

Môi trường kinh doanh của Việt Nam đứng thứ 5 trong khu vực ASEAN. Ảnh minh họa

Môi trường kinh doanh của Việt Nam đứng thứ 5 trong khu vực ASEAN. Ảnh minh họa

Ngày 28/10, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương phối hợp với Chương trình Australia hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam (Aus4Refrom) tổ chức Hội thảo “Môi trường kinh doanh Việt Nam 2016 - 2019 qua xếp hạng Doing Business: Kết quả và một số gợi ý cải cách”.

Theo đó, việc cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh là trọng tâm ưu tiên của Chính phủ trong những năm qua. Chính phủ đã triển khai nhiều hành động, trong đó đáng chú ý là việc liên tục ban hành Nghị quyết 19 về cải thiện môi trường kinh doanh (từ 2014 - 2018) và Nghị quyết số 02 (năm 2019) về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Sau hơn 5 năm triển khai thực hiện các Nghị quyết, môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh của nước ta đã có nhiều cải thiện tích cực.

Tuy vậy, môi trường kinh doanh ở nước ta vẫn còn nhiều thách thức và doanh nghiệp mong muốn hơn nữa những cải cách thực chất.

Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) công bố Báo cáo Môi trường Kinh doanh 2020. Trong 190 nền kinh tế được đánh giá, Việt Nam đạt 69,8 điểm trên 100, cao hơn năm ngoái (68,6), nhưng lại tụt một bậc xuống thứ 70.

Với Việt Nam, những lĩnh vực được WB đánh giá có cải cách, giúp việc kinh doanh dễ dàng hơn là vay vốn và nộp thuế. Hầu hết lĩnh vực tăng điểm so với năm ngoái. Có thứ hạng cao nhất là xin giấy phép xây dựng (xếp thứ 25), và thấp nhất là xử lý khi mất khả năng thanh toán (xếp thứ 122).

Hai chỉ số cải thiện vượt bậc trong giai đoạn này là tiếp cận điện năng (tăng 69 bậc); Nộp thuế và Bảo hiểm xã hội (tăng 58 bậc). Có 4 chỉ số giảm bậc là Giao dịch thương mại qua biên giới (giảm 11 bậc), Bảo vệ nhà đầu tư (giảm 10 bậc), Đăng ký tài sản (giảm 5 bậc) và Cấp phép xây dựng (giảm 1 bậc).

Về thứ hạng chung, Việt Nam đứng thứ 70, so với thứ 21 của Thái Lan, thứ 12 của Malaysia và thứ 2 của Singapore.

Như vậy, môi trường kinh doanh của Việt Nam đứng thứ 5 trong khu vực ASEAN nhưng còn khoảng cách rất xa so với 3 nước đứng đầu là Singapore, Malaysia và Thái Lan.

Xếp hạng Môi trường kinh doanh Việt Nam giai đoạn 2016 - 2019 của Ngân hàng Thế giới cho thấy, cải cách được ghi nhận tích cực nhất vào năm 2017. Trong 2 năm gần đây, điểm số tiếp tục được cải thiện nhưng đã chậm lại.

Bà Nguyễn Thị Minh Thảo, Trưởng ban Ban Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh (CIEM) cho biết: “Chúng ta cần cải cách mạnh hơn, có tốc độ cải cách cao hơn thì mới có thể kéo gần khoảng cách với các nước ASEAN. Chúng ta mới nhìn thấy một số thay đổi nhưng nó còn rất ít và còn chưa đạt được những gì mong muốn của Chính phủ cũng như kỳ vọng của cộng đồng doanh nghiệp.

Do đó, cần thay đổi từ tư duy, giám sát việc thực thi của các Bộ, ngành và sự chỉ đạo mạnh mẽ của lãnh đạo các Bộ, ngành trong việc giám sát các quy định, trong việc ban hành các quy định cũng như việc thực thi các quy định đó".

Theo đại diện của CIEM, môi trường kinh doanh của Việt Nam vẫn còn nhiều rào cản. Trong đó, điều kiện kinh doanh vẫn là trở ngại lớn nhất. Rà soát của CIEM cho thấy có xu hướng các văn bản pháp luật thể hiện sự chia phần quản lý giữa các cơ quan quản lý Nhà nước, gây khó khăn hơn cho doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, kiểm tra chuyên ngành chậm cải cách hoặc thể hiện cải cách hình thức, thiếu thực chất.  Theo bà Nguyễn Thị Minh Thảo hiện nay vẫn còn “Có tình trạng một số bộ, ngành “khai thác” yêu cầu về mặt quản lý mặt hàng theo mã HS để mở rộng thêm đối tượng quản lý; thanh tra, kiểm tra vẫn là nỗi lo đối với doanh nghiệp; chi phí không chính thức còn phổ biến ở hầu hết các lĩnh vực”.

Bà Thảo cũng đưa ra kiến nghị, để tiếp tục cải cách môi trường kinh doanh một cách mạnh mẽ hơn, cần rút ngắn thời gian, giảm chi phí cho doanh nghiệp thông qua thực thi dịch vụ công trực tuyến một cách thực chất, tránh hô hào, hình thức.

Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng cho rằng, thủ tục hải quan đã cải thiện nhưng ngành hải quan cần làm tốt hơn kiểm tra chuyên ngành. Đồng thời, cần nâng cao hiệu quả cổng thông tin một cửa quốc gia…

Trong khảo sát năm nay, WB chấm điểm và xếp hạng các nền kinh tế dựa trên 10 tiêu chí, gồm Thành lập doanh nghiệp, Xin giấy phép xây dựng, Nộp thuế, Tiếp cận điện năng, Bảo vệ lợi ích nhà đầu tư thiểu số, Giao thương quốc tế, Thực thi hợp đồng, Đăng ký tài sản, Vay vốn và Xử lý khi mất khả năng thanh toán. 2 tiêu chí khác là Thuê nhân công và Hợp đồng với Chính phủ cũng được nghiên cứu nhưng không dùng để chấm điểm.

Hội thảo đã đánh giá kết quả cải thiện môi trường kinh doanh của Việt Nam (giai đoạn 2016 - 2019) theo Doing Business. Các đại biểu đã trao đổi những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp và đề xuất kiến nghị các giải pháp nhằm tạo môi trường kinh doanh minh bạch, giảm chi phí, giảm rủi ro và tạo niềm tin cho doanh nghiệp; qua đó cải thiện chất lượng và thứ hạng về môi trường kinh doanh của Việt Nam trên các bảng xếp hạng thế giới.

Minh Đạt

Tin khác

Giảm mạnh ngày lễ, giá vàng SJC vẫn “nóng bỏng tay” so với vàng thế giới

Giảm mạnh ngày lễ, giá vàng SJC vẫn “nóng bỏng tay” so với vàng thế giới

(CLO) Dù giảm mạnh trong ngày nghỉ lễ nhưng giá vàng SJC vẫn cao vượt trội so với giá vàng thế giới.

Tài chính - Bảo hiểm
Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

(CLO) Reuters đưa tin, dẫn lời các nhà tư vấn thương mại và chủ ngân hàng, cũng như các nhà nhập khẩu và xuất khẩu, có tới một nửa số giao dịch thương mại giữa Nga và Trung Quốc được thực hiện thông qua các bên trung gian.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nga có thể tịch thu tài sản tư nhân của Mỹ

Nga có thể tịch thu tài sản tư nhân của Mỹ

(CLO) Tuyên bố cuối tuần qua, quan chức an ninh cấp cao Dmitry Medvedev cho biết Nga có thể đáp trả hành động Mỹ tịch thu tài sản bị đóng băng ở phương Tây của nước này bằng cách tịch thu tài sản của công dân và các nhà đầu tư Mỹ ở Nga.

Thị trường - Doanh nghiệp
Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

(NB&CL) Đó là lời khẳng định của Tổng Giám đốc Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) Lê Hồng Hà trong buổi trò chuyện với PV Báo Nhà báo & Công luận. Theo Tổng Giám đốc Lê Hồng Hà, trước những khó khăn, thách thức, chúng tôi đã nỗ lực hết sức để giữ vững và duy trì sản xuất kinh doanh, từng bước vượt qua giai đoạn khó khăn nhất và hướng tới phục hồi, phát triển.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nam A Bank tiếp tục giữ đà tăng trưởng

Nam A Bank tiếp tục giữ đà tăng trưởng

(CLO) Ngày 26/04, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank – Mã NAB) đã công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với nhiều kết quả tăng trưởng tích cực, lợi nhuận trước thuế đạt gần 1.000 tỷ đồng, tiếp tục bám sát các mục tiêu kinh doanh năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp