Mua tin phòng, chống tham nhũng, tiêu cực: Khi có dân chung sức…

Thứ năm, 02/11/2023 02:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Quyết định 1629 về mua tin phòng, chống tham nhũng, tiêu cực mà Thường vụ Thành uỷ TP.HCM vừa ban hành cho thấy, mong muốn có thêm sự góp sức của người dân đã thực sự là mong muốn của đảng bộ, chính quyền thành phố.

Nói về công cuộc phòng chống tham nhũng tiêu cực, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng khẳng định: “Nếu không dựa vào dân thì cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực khó có thể thành công”. Và quyết định 1629 về mua tin phòng, chống tham nhũng, tiêu cực mà Thường vụ Thành uỷ TP.HCM vừa ban hành cho thấy, mong muốn có thêm sự góp sức của người dân đã thực sự là mong muốn của đảng bộ, chính quyền thành phố.

1. Chiều 31/10, Thường trực Thành ủy TP. HCM đã có buổi trao đổi thông tin với báo chí xung quanh Quy định 1629 của Ban Thường vụ Thành ủy TP. HCM về việc mua tin và xử lý thông tin phục vụ công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trên địa bàn thành phố.

Thường trực Thành ủy TP. HCM khẳng định, việc ban hành Quy định 1629 là một trong các giải pháp đồng bộ để góp phần xử lý tham nhũng, tiêu cực trên địa bàn thành phố. Mục tiêu của thành phố là đưa chủ trương của Đảng về kiên quyết đấu tranh với các hành vi tham nhũng, tiêu cực vào cuộc sống. Quy định 1629 là bước để kế thừa, phát huy Quy định 1374 của TP. HCM. Trong đó, thành phố đã khuyến khích vai trò của các cơ quan dân cử, cơ quan báo chí, nhân dân... Do đó, Quy định 1629 nhằm nâng cao nhận thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên thành phố cũng như phát huy vai trò của nhân dân và các tổ chức chính trị, xã hội góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển thành phố, đặc biệt là góp sức cùng thành phố phòng chống tham nhũng, tiêu cực. Tổng số tiền người cung cấp thông tin được nhận không vượt quá mức quy định là 10.000.000 đồng/tin (vụ việc).

mua tin phong chong tham nhung tieu cuc khi co dan chung suc hinh 1

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng đại biểu và cử tri TP. Hà Nội

Không ngạc nhiên khi dư luận và báo giới dành nhiều sự chú ý cho quyết định mới này của Thành ủy TP. HCM, bởi với quyết định 1629, TP. HCM đã là địa phương đầu tiên thực hiện mua tin phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Không vượt quá mức quy định là 10.000.000 đồng/tin (vụ việc), có nghĩa là giá trị vật chất của mỗi tin tức về tham nhũng tiêu cực không lớn, nếu không muốn nói là hẳn còn rất nhỏ bé so với quy mô (có thể có) của vụ việc tham nhũng tiêu cực bị tố cáo, nhưng rõ ràng chủ trương này, như chia sẻ của Thường trực Thành ủy TP. HCM, người cung cấp thông tin cũng vì mục tiêu lớn là đấu tranh phòng chống tham nhũng tiêu cực chứ không vì mục tiêu đi kiếm tiền, cho nên chi phí nói trên cũng không thành vấn đề, không quá câu nệ chuyện “mức chi phí 10 triệu đồng/tin (vụ việc) có thấp hay không?”. Hơn nữa, như chia sẻ của Thường trực Thành ủy TP. HCM, đây có thể xem là một bước đẩy cao hơn công tác phòng chống tham nhũng tiêu cực.

“Nâng lên một bước để mong muốn nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và phát huy vai trò của nhân dân… góp phần xây dựng thành phố, mà cụ thể là công tác công tác phòng chống tham nhũng tiêu cực” - Thường trực Thành ủy TP. HCM  nhấn mạnh. Thường trực Thành ủy cũng khẳng định: “Phần thưởng, phần mua chỉ là động viên, khuyến khích mà hiệu quả nằm ở sự tham gia của nhân dân, của người cung cấp thông tin trong công tác PCTNTC”.

2. Thực ra, như chia sẻ của Thường trực Thành ủy TP. HCM, quyết định 1629 là kế thừa Quy định 1374 nhưng trước khi ban hành chủ trương “mua tin”, phải đánh giá hiệu quả tác động mới ban hành. Hiệu quả đó có lẽ là từ chính những con số vừa được

TP. HCM đưa ra. Theo đó, trong 5 năm gần đây, khi thực hiện Quy định 1374, đã tiếp nhận 9.864 thông tin phản ánh. Qua đó, đã xử lý 9.609 thông tin, với kết quả 15 tổ chức đảng bị kỷ luật, 12 tổ chức bị khiển trách và 3 tổ chức bị cảnh cáo. Về cá nhân, có 405 đảng viên bị kỷ luật. Về mặt chính quyền, có 453 cán bộ bị kỷ luật bằng nhiều hình thức khác nhau.

mua tin phong chong tham nhung tieu cuc khi co dan chung suc hinh 2

Từ những con số trên, dễ thấy thông tin được người dân cung cấp đã góp phần quan trọng đến mức nào trong việc xử lý các hành vi tham nhũng, tiêu cực của TP thời gian qua. Việc người dân đóng vai trò quan trọng trong công cuộc phòng chống tham nhũng tiêu cực không thể phủ nhận.

Những năm qua, kết quả phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cho thấy, có ba lực lượng quan trọng, trở thành trụ cột vững vàng đó là nhân dân, cơ quan pháp luật và báo chí truyền thông.

Dựa vào nhân dân để chống tham nhũng, tiêu cực là một trong những bài học quý được nhiều đại biểu nêu ra tại Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực giai đoạn 2012-2022.

Đồng chí Tổng Bí thư cũng nhiều lần nhấn mạnh tới sự góp sức đồng lòng của người dân, phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, nhất là phát huy đầy đủ vai trò, trách nhiệm của các cơ quan và đại biểu dân cử, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội; cơ quan truyền thông và báo chí; doanh nghiệp, doanh nhân; sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Phải dựa vào dân, lắng nghe dân, phải tập trung giải quyết những phản ánh, kiến nghị, những khiếu nại, tố cáo, bức xúc của nhân dân về tham nhũng, tiêu cực.

Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là cuộc chiến hết sức khó khăn, phức tạp, nhưng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng, ủng hộ của nhân dân, nhất định tham nhũng, tiêu cực sẽ được ngăn chặn, đẩy lùi, bởi “Non cao vẫn có đường trèo. Đường dẫu hiểm nghèo vẫn có lối đi” - Tổng Bí thư nhấn mạnh.

3. Trở lại quyết định 1629 “mua tin” của Thành uỷ TP. HCM. Dựa vào dân là động thái đúng đắn và có thể nói là khá sáng tạo của lãnh đạo TP trong nỗ lực làm quyết liệt hơn nữa, mạnh mẽ, hiệu quả hơn nữa cuộc chiến chống tham nhũng, tiêu cực.

mua tin phong chong tham nhung tieu cuc khi co dan chung suc hinh 3

Vấn đề mà dư luận và báo giới băn khoăn còn lại có lẽ chỉ là việc bảo vệ người cung cấp thông tin như thế nào, quy trình tiếp nhận, xử lý thông tin tiếp nhận ra sao cho hiệu quả, và cả về việc cân nhắc nên chăng xem xét có tiêu chí và cơ chế khen thưởng xứng đáng đối với nguồn tin có giá trị, phá được vụ tham nhũng lớn, chứ không chỉ “khuôn” trong “hạn mức tối đa” là 10 triệu đồng/tin như đã quy định.

Rất đáng mừng là lãnh đạo TP. HCM đã có những phản hồi kịp thời, công khai về những băn khoăn này. “Chúng ta có lợi thế là mọi hoạt động được công khai, minh bạch, xã hội cùng giám sát, kiểm tra. Sắp tới, thành phố sẽ nghiên cứu quy định khuyến khích, thù lao, khen thưởng người phát hiện hành vi tiêu cực, thiếu trách nhiệm trong hệ thống chính trị” - chia sẻ của Bí thư Thành ủy TP.HCM khiến chúng ta có quyền hy vọng, quyết định 1629 sẽ được người dân đón nhận và hưởng ứng nhiệt thành.

Được sự vào cuộc, góp sức, đồng lòng của người dân, “khó vạn lần” như công cuộc phòng chống tham nhũng, tiêu cực rồi sẽ tiếp tục thu được những thành công. Những quan tham, sâu dân mọt nước sẽ hết dần cơ hội bám trụ, tung hoành.

Nguyễn Hà

Bình Luận

Tin khác

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn
Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

(NB&CL) Mức giảm trừ gia cảnh hiện nay quá thấp so với mức chi tiêu cơ bản, mức sống thực tế của người dân và không phù hợp với sự biến động liên tục của mặt bằng giá. Điều này đã được giới chuyên gia cũng như báo chí lên tiếng khá nhiều nhưng cho tới nay, mức trừ gia cảnh vẫn không thay đổi...

Góc nhìn