Mỹ bỏ tài trợ WHO: Quyết định ngẫu hứng hay chiêu bài cao tay của Trump?

Thứ năm, 16/04/2020 07:14 AM - 0 Trả lời

(CLO) Đúng như tính cách đầy ngẫu hứng và bất ngờ của mình, Tổng thống Donald Trump đã tuyên bố tạm ngừng tài trợ cho Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chỉ sau một ngày nói sẽ cân nhắc.

Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định ngừng tài trợ cho Tổ chức Y tế thế giới - Ảnh: Reuters

Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định ngừng tài trợ cho Tổ chức Y tế thế giới - Ảnh: Reuters

Tổng thống Mỹ cho rằng WHO đã không làm tốt nhiệm vụ của mình, cố tình “bao che” cho Trung Quốc và không kịp thời cảnh báo về sự lây lan nguy hiểm của virus Corona đối với con người.

Với tư cách là quốc gia tài trợ lớn nhất cho WHO, với 400 đến 500 triệu USD mỗi năm, tương đương 15% ngân sách của tổ chức này, Trump thấy rằng nước Mỹ có lý do để “có những lo ngại sâu sắc về việc liệu sự hào phóng của Mỹ có được sử dụng tốt nhất có thể hay không”.

Không ít nhà bình luận quốc tế cho rằng, động thái này của Donald Trump là vội vàng và thiếu cân nhắc. Trong lúc Mỹ cần thể hiện vai trò lãnh đạo toàn cầu của mình, thì quyết định cắt đứt nguồn tài trợ cho WHO, cơ quan duy nhất có khả năng cảnh báo, hướng dẫn y tế, cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và giúp các nước giải quyết các vấn đề y tế công cộng, sẽ làm hình ảnh của nước Mỹ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus từng bị Donald Trump chỉ trích vì che giấu tình trạng dịch Covid-19

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus từng bị Donald Trump chỉ trích vì che giấu tình trạng dịch Covid-19

Quyết định của Trump cho thấy “sự ích kỷ” của chính sách “American first” - Nước Mỹ trên hết – của  vị tổng thống thứ 45 của Mỹ. Thậm chí, nó cũng có thể xem là một sự “thoái vị” không chính thức của Mỹ trong lúc người ta cần và chờ nước này nhất.

Điều này càng làm sâu sắc thêm những nhận định về một thế giới sẽ đổi thay mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19. Những giá trị nhân văn được xây dựng và tồn tại nhiều chục năm có thể sẽ được thay thế bằng những khái niệm mới.

Một số người theo thuyết âm mưu còn cho rằng, quyết định của Trump có thể tạo cơ hội để các nước lớn khác thay thế Mỹ, thể hiện bản lĩnh "ông lớn", mà cụ thể là Trung Quốc, nước được cho là đối thủ xứng tầm của Chú Sam.

Kể từ khi đại dịch Covid-19 lan rộng, chính phủ Trung Quốc đã rất nỗ lực thể hiện “tinh thần quốc tế” bằng cách cử các chuyên gia, gửi trang thiết bị y tế để giúp đỡ rất nhiều nước trên thế giới đang phải vật lộn với dịch bệnh.

Có lẽ, còn có những suy luận phức tạp hơn về quyết định của vị tổng thống đầy ngẫu hứng của Mỹ. Tuy nhiên, phải rất tinh ý mới thấy rằng, Donald Trump tưởng như thường làm những việc bất quy tắc, nhưng thực tế lại vô cùng quy tắc.

Với bộ óc kinh doanh tài ba của một tỷ phú, ông Trump không làm điều gì một cách tự nhiên,  có khả năng gây hại cho mình, cho nước Mỹ, nhất là trong bối cảnh ông đang tham vọng tiếp tục ở lại Nhà trắng trong nhiệm kỳ 4 năm nữa.

Có 5 năm lý do có thể lý giải cho quyết định tạm thời ngừng tài trợ cho Tổ chức Y tế thế giới của ông Donald Trump:

- Trước tiên, để làm chệch hướng đổ lỗi cho các trường hợp nhiễm virus Corona và tử vong đang tăng vọt ở Hoa Kỳ, về phía WHO và Trung Quốc;

- Thứ hai, "có lẽ, nhận thức rằng Trung Quốc đang được WHO ủng hộ hơn trong bối cảnh hiện tại” và các quyết định trước đây của WHO với Mỹ được xem là – “không công bằng";

- Thứ ba, "Trung Quốc được coi là đối thủ cạnh tranh, ngay cả trong thời kỳ khủng hoảng này" và "nó có thể được coi là một phương tiện để gây áp lực chính trị đối với Trung Quốc";

- Thứ tư, "có lẽ đây là một mưu đồ, tương tự như hành động dọa sớm rút khỏi với NATO, để có được sự phân phối lại tài trợ của WHO";

- Thứ năm, "WHO hành động độc lập và vì Hoa Kỳ là nhà tài trợ chính, nên rất có thể tin rằng WHO nên ủng hộ Mỹ và các mục tiêu của mình hơn".

Quả thật, cách tiếp cận của chính quyền Trump đối với WHO không có gì đáng ngạc nhiên, nếu so với hồ sơ dài về các thỏa thuận và hiệp định quốc tế bị hủy bỏ vài năm gần đây.

Chính phủ của ông Trump luôn thích gây áp lực chính trị và chơi trò đổ lỗi không làm gì, để giải quyết các rủi ro phía trước, và không làm gì để hỗ trợ các giải pháp toàn cầu rất cần thiết.

Với quá nhiều lý do để thấy rằng, với một người không ngại “lật bàn tay” như Donald Trump, tuyên bố tạm ngưng tài trợ đối với WHO là một phép thử tâm lý cực mạnh của tổng thống Mỹ. Một chiêu bài cao tay mà để kéo trở lại bàn đàm phán, Mỹ có nhiều cái cớ để mặc cả.

Hoài Đức

Tin khác

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

(CLO) Khi căng thẳng với Iran giảm bớt, quân đội Israel đang chuẩn bị hoàn thành công việc mà họ cho là còn dang dở: Triệt hạ Hamas khỏi thành trì cuối cùng của lực lượng này ở thành phố Rafah, nơi có hơn một triệu người Palestine đang trú ẩn.

Tiêu điểm Quốc tế
Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

(CLO) Tạo ra lực lượng lao động sản xuất có năng lực đang được xem là thách thức lớn nhất của Ấn Độ trong bối cảnh đất nước đông dân nhất thế giới quyết vươn lên thành quốc gia "siêu cường".

Tiêu điểm Quốc tế
Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

(CLO) Tại khu vực Tam giác Vàng của Thái Lan, nằm giữa biên giới với Myanmar và Lào, các bảo tàng dành riêng cho quá khứ sản xuất thuốc phiện của khu vực đã được mở cửa.

Tiêu điểm Quốc tế
So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

(CLO) Một cuộc xung đột quân sự giữa Israel và Iran đang trở thành mối đe dọa thực sự. Nhưng Israel đã chuẩn bị đến mức độ nào cho một cuộc chiến đa mặt trận có thể với Iran và các lực lượng đồng minh của nước này?

Tiêu điểm Quốc tế
Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

(CLO) Cuộc tấn công và trả đũa giữa Israel và Iran những ngày qua một lần nữa nhắc nhở về sự thù địch giữa hai quốc gia này. Nhưng có thể nhiều người không nhớ, Iran và Israel trước đây từng là những đồng minh thân thiết hiếm có.

Tiêu điểm Quốc tế