Mỹ-Trung tiếp tục nảy sinh bất đồng vì Myanmar và Phillipines

Thứ hai, 27/07/2020 22:06 PM - 0 Trả lời

(CLO) Mối quan hệ Mỹ -Trung vốn căng thẳng trên nhiều lĩnh vực, lại tiếp tục nảy sinh xung đột mới khi hai bên “khẩu chiến” vì những vấn đề liên quan đến Myanmar và Philippines.

Mỹ và Trung Quốc lại nảy sinh bất đồng vì vấn đề của Myanmar và Phillipines - Ảnh: Reuters

Mỹ và Trung Quốc lại nảy sinh bất đồng vì vấn đề của Myanmar và Phillipines - Ảnh: Reuters

Các nhà ngoại giao Hoa Kỳ tại khu vực Đông Nam Á gần đây đã liên tục ‘tấn công’ vào chính sách của Bắc Kinh dẫn đến một cuộc khẩu chiến leo thang căng thẳng.

Trong một bài báo xuất bản ngày 18/7 trên tờ Irrawaddy, George Sibley, Tham tán thương mại của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Myanmar, đã chỉ trích sự can thiệp của Trung Quốc vào Myanmar, đặc biệt là về dự án phát triển cảng Kyaukpyu, bang Rakhine ở phía tây đất nước, nơi được Bắc Kinh khuyến khích trở thành một phần của sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI).

"Nó mang hình dáng của các dự án hạ tầng kiến trúc và các khu kinh tế đặc biệt có nguy cơ rơi vào nợ nần chồng chất, để nhường lại quyền kiểm soát và mang lại lợi ích cho Trung Quốc hơn nhiều so với người dân Myanmar", Sibley viết về sự phát triển của cảng Kyaukpyu và BRI.

Ông này cũng chỉ trích tình trạng nhiều phụ nữ trẻ Myanmar bị buôn bán dưới hình thức "cô dâu", cho các gia đình Trung Quốc ở khu vực biên giới Trung Quốc-Myanmar; chỉ trích sự phát triển của các đồn điền chuối khai thác bởi các công ty Trung Quốc; và chỉ trích hoạt động sản xuất ma túy bất hợp pháp dọc biên giới hai nước.

Ngoài ra, Tham tán thương mại Mỹ còn lên án Trung Quốc vì đã ra yêu sách chuyển quyền đối với phần lớn Biển Đông, mặc dù điều đó không liên quan đến Myanmar.

Trung Quốc đáp trả ngay lập tức. Đại sứ quán Trung Quốc tại Myanmar đăng một bài phản biện dài trên trang web và phương tiện truyền thông xã hội, lên án tuyên bố của Hoa Kỳ là "ích kỷ, đạo đức giả, khinh miệt và xấu xí".

Đồng thời, Trung Quốc cũng đáp trả những chỉ trích của Hoa Kỳ với chính phủ và quân đội Myanmar về những cuộc đàn áp người Hồi giáo Rohingya.

Công nhân Trung Quốc kiểm tra các đường ống để vận chuyển dầu và khí đốt tự nhiên từ cảng Kyaukpyu ở Myanmar đến tỉnh Vân Nam của Trung Quốc - Ảnh: AP

Công nhân Trung Quốc kiểm tra các đường ống để vận chuyển dầu và khí đốt tự nhiên từ cảng Kyaukpyu ở Myanmar đến tỉnh Vân Nam của Trung Quốc - Ảnh: AP

Trong tuyên bố của mình, Trung Quốc nói rằng Hoa Kỳ đã "cố tình phớt lờ những nỗ lực của Myanmar trong vấn đề này trong khi liên tục gây áp lực với Myanmar về điều đó", và chỉ trích "tư duy chiến tranh lạnh" đã lỗi thời của Hoa Kỳ.

Sự rạn nứt trong quan hệ Hoa Kỳ-Trung Quốc tại Myanmar là sự phản ánh chính sách tế nhị của chính phủ Myanmar đối với Trung Quốc.

Sau khi chuyển sang chế độ dân sự năm 2011, chính phủ Myanmar đã nhượng bộ các nước phương Tây, bao gồm cả việc đóng băng dự án xây dựng đập do Trung Quốc đầu tư vốn được lên kế hoạch ở miền bắc Myanmar, và thả nhà lãnh đạo dân chủ Aung San Suu Kyi ra khỏi tình trạng giam giữ.

Nhưng khi Đảng Liên minh quốc gia vì Dân chủ (NLD) do Suu Kyi lãnh đạo lên nắm quyền vào năm 2016, Myanmar đã phải ‘bắt tay’ với Trung Quốc, nước có ảnh hưởng đến các nhóm vũ trang sắc tộc ở khu vực biên giới Trung Quốc-Myanmar, trong nỗ lực chấm dứt một cuộc nội chiến kéo dài ở đó.

Khi các cuộc đàn áp của người Hồi giáo Rohingya thu hút sự chú ý toàn cầu vào năm 2017, Myanmar trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc để chống lại sự chỉ trích quốc tế ngày càng tăng.

Trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 10 năm 2019, bà Suu Kyi nói: "Đất nước chúng tôi đã duy trì một sự trung lập và theo tôi, một chính sách đối ngoại chung với mọi quốc gia kể từ khi chúng tôi giành độc lập”.

Dẫu vậy, Myanmar vẫn giảm quy mô dự án phát triển cảng Kyaukpyu xuống gần 1/7 so với kế hoạch ban đầu, do những lo ngại nghiêm trọng về nỗ lực của Trung Quốc nhằm tăng cả lợi ích của nước này và nghĩa vụ trả nợ của Myanmar.

Mặc dù vẫn chỉ trích Myanmar về việc xử lý người Hồi giáo Rohingya và các vấn đề nhân quyền khác, nhưng lập trường của Hoa Kỳ (hơi khác so với Liên minh châu Âu), là ưu tiên duy trì mối quan hệ thân thiện với Myanmar ngay cả sau khi vấn đề Rohingya được đưa ra ánh sáng.

Vào tháng 8 năm 2019, Washington đã mời bà Suu Kyi tham gia "Diễn đàn Myanmar-Nhật Bản-Hoa Kỳ về thúc đẩy đầu tư có trách nhiệm", được tổ chức với Nhật Bản.

Trong khi Hoa Kỳ thúc giục chính phủ Myanmar cải thiện tình hình nhân quyền của mình, họ hy vọng tiếp tục duy trì mối quan hệ kinh tế lành mạnh với nước này, trong nỗ lực chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc.

Đảo Xubi hiện Trung Quốc chiếm đóng thuộc quần đảo Trường Sa đang chấp tranh - Ảnh: Reuters

Đảo Xubi hiện Trung Quốc chiếm đóng thuộc quần đảo Trường Sa đang chấp tranh - Ảnh: Reuters

Philippines và vấn đề Biển Đông

Căng thẳng ngoại giao Mỹ-Trung không chỉ diễn ra ở Myanmar, mà còn ở các khu vực khác của Đông Nam Á. Ngày 13/7, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo tố cáo sự hiện diện ngày càng tăng của Trung Quốc ở Biển Đông, gây ra cảm giác tiêu cực, và tuyên bố các yêu sách của Bắc Kinh trên hầu hết Biển Đông là "hoàn toàn bất hợp pháp".

Hai ngày sau, Đại sứ Hoa Kỳ tại Philippines Sung Kim đã góp một bài viết có tiêu đề "Tương lai bấp bênh của Philippines ở Biển Tây Philippines" trên các tờ báo địa phương.

"Việc Bắc Kinh quấy rối nghề cá và phát triển thăm dò năng lượng xa bờ của Philippines trong các khu vực đó là bất hợp pháp, cũng như bất kỳ hành động đơn phương nào của Trung Quốc để khai thác các tài nguyên đó", Kim viết và sử dụng thuật ngữ "Biển Tây Philippines" giống như cách chính phủ Philippines đề cập đến Biển Đông.

Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Thời báo Manila vào ngày 20 tháng 7, Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Huang Xilian đã bác bỏ các ý kiến ​​và khẳng định: "Đó là Hoa Kỳ, không phải Trung Quốc, luôn tin vào việc có thể làm cho đúng bằng cách ép buộc hoặc đe dọa để mọi người phải quay đầu”.  

Đại sứ Hoa Kỳ tại Thái Lan Michael George DeSombre cũng đã viết một bài cho truyền thông địa phương vào ngày 14 tháng 7. "Chiến thuật cưỡng chế, lật đổ và thông tin được sử dụng ở Biển Đông đặt ra câu hỏi về cách Trung Quốc có thể sử dụng các công cụ này ở những nơi khác trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương", ông đã viết.

Người phát ngôn của Đại sứ quán Trung Quốc tại Bangkok đã bác bỏ điều này trong một tuyên bố cùng ngày. "Hoa Kỳ là một quốc gia bên ngoài khu vực ... và đã can thiệp vào vấn đề, làm xáo trộn sự yên tĩnh của Biển Đông bằng cách thể hiện một cách tùy tiện", tuyên bố nói.

Biển Đông, là một tuyến vận chuyển quan trọng đối với dầu và khí đốt tự nhiên đến từ Trung Đông, là một trong những lợi ích cốt lõi của Trung Quốc mà họ có thể sẽ không chấp nhận từ bỏ.

Việc Hoa Kỳ phủ nhận những yêu sách của Trung Quốc đối với hầu hết Biển Đông "đã đưa xung đột giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc lên một tầm cao mới", một nguồn tin ngoại giao bình luận. Và những cuộc khẩu chiến giữa hai nước gần đây thực sự đang khoét sâu khoảng cách trong mối quan hệ từng rất tốt đẹp của họ cách đây gần 4 thập kỷ. 

Nguyễn Hoàng

Tin khác

Ông Biden sắp tranh luận trực tiếp với ông Trump

Ông Biden sắp tranh luận trực tiếp với ông Trump

(CLO) Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm thứ Sáu (26/4) cho biết ông sẽ tham gia tranh luận với ông Donald Trump, đối thủ Đảng Cộng hòa của ông trong cuộc bầu cử vào tháng 11.

Thế giới 24h
Nắng nóng và hạn hán diễn ra trên khắp Nam Á và Đông Nam Á

Nắng nóng và hạn hán diễn ra trên khắp Nam Á và Đông Nam Á

(CLO) Hàng triệu người khắp Nam Á và Đông Nam Á tiếp tục phải chịu cái nóng gay gắt trong những ngày cuối tuần này.

Thế giới 24h
Triều Tiên nói Mỹ chính trị hóa vấn đề nhân quyền

Triều Tiên nói Mỹ chính trị hóa vấn đề nhân quyền

(CLO) Triều Tiên hôm thứ Bảy (27/4) cáo buộc Mỹ chính trị hóa nhân quyền ở quốc gia Đông Á này, tố cáo cái mà họ gọi là âm mưu và khiêu khích chính trị.

Thế giới 24h
New York trả lại 30 cổ vật bị đánh cắp cho Campuchia và Indonesia

New York trả lại 30 cổ vật bị đánh cắp cho Campuchia và Indonesia

(CLO) Các công tố viên New York hôm thứ Sáu (26/4) cho biết họ đã trả lại cho Campuchia và Indonesia 30 cổ vật bị cướp, bán hoặc chuyển nhượng trái phép bởi các mạng lưới ở Mỹ.

Thế giới 24h
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp Ngoại trưởng Mỹ, nói hai nước nên là 'đối tác'

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp Ngoại trưởng Mỹ, nói hai nước nên là 'đối tác'

(CLO) Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm thứ Sáu (26/4) nói với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken rằng hai nền kinh tế lớn nhất thế giới nên là "đối tác chứ không phải đối thủ", nhưng có "một số vấn đề" cần giải quyết trong mối quan hệ của giữa hai nước.

Thế giới 24h