Năm 2020: Tổng sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu cả năm ước đạt gần 237,561 tỷ kWh

Thứ năm, 07/01/2021 07:39 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo những số liệu cập nhật từ Bộ Công Thương, sản lượng điện tăng 3,43% so với năm 2019. Tính chung cả giai đoạn 2016 -2020, tổng sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu ước đạt 1.049,3 tỷ kWh, tăng trưởng trung bình trong cả giai đoạn là 8%.

Những con số đáng chú ý

Được biết, chỉ số tiếp cận điện năng Việt Nam có bước tiến vượt bậc, từ vị trí 156/189 quốc gia vùng lãnh thổ (năm 2013) vươn lên vị trí 27/190 và đứng thứ 4 trong khu vực ASEAN vào năm 2019. Thị trường điện cạnh tranh tích cực được triển khai, đáp ứng lộ trình quy định của Chính phủ, qua đó, tạo môi trường cạnh tranh công bằng trong đầu tư phát triển nguồn điện, phân phối điện, đảm bảo việc định giá khâu mua bán buôn điện theo cơ chế thị trường, phản ánh đúng các biến động chi phí đầu vào cũng như quy luật cung - cầu.

Chương trình phát triển lưới điện thông minh được triển khai rộng rãi đã giúp nâng cao chất lượng điện năng, độ tin cậy cung cấp điện ngày càng tốt hơn, tỷ lệ điện năng tổn thất do truyền tải và phân phối giảm từ 7,94% năm 2015 xuống còn xấp xỉ 6,5% năm 2020.

Ngành điện đã có 1 năm vượt qua khó khăn. Ảnh TL

Ngành điện đã có 1 năm vượt qua khó khăn. Ảnh TL

Hạ tầng cung cấp điện được đầu tư khá đồng bộ, đáp ứng nhu cầu điện tăng nhanh, nhiều công trình lớn (trên 1.000 MW) được hoàn thành. Tính đến hết năm 2020, tổng công suất đặt của hệ thống điện quốc gia đạt 54.677 MW, tăng 1,32 lần so với năm 2016.  

Điểm đặc biệt trong giai đoạn vừa qua, ngành điện đã đưa điện lưới ra các đảo Phủ Quốc, Lý Sơn, Cù Lao Chàm, Cô Tô, Vân Đồn…

Cũng theo Bộ Công Thương, thời gian qua năng lượng tái tạo được quan tâm phát triển, tạo đột phá trong việc bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, góp phần bảo tồn tài nguyên năng lượng, giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường và biến đổi khí hậu trong sản xuất điện. Trong giai đoạn 2016 - 2020, Việt Nam đạt được bước phát triển đột phá về năng lượng tái tạo. Cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời của Chính phủ đã tạo động lực mạnh mẽ, thu hút các nhà đầu tư tham gia sản xuất điện mặt trời.

Tới cuối năm 2020, tổng công suất các nguồn điện từ năng lượng tái tạo của Việt Nam đã đạt khoảng 6.000 MW, trong đó có khoảng 6.364 MWp điện mặt trời (tương ứng khoảng 5.290 MW), khoảng 500 MW điện gió và 325 MW công suất điện sinh khối; tổng công suất của điện gió, điện mặt trời và điện sinh khối đã chiếm xấp xỉ 10% tổng công suất đặt của hệ thống điện; sản lượng điện năng cung cấp từ các nguồn năng lượng tái tạo đã tăng dần từ mức không đáng kể là 320 triệu kWh, chiếm khoảng 0,41% toàn hệ thống năm 2016 lên khoảng 8 tỷ kWh, chiếm 2,53% toàn hệ thống vào năm 2020.

Quy hoạch nguôn NLTT là điều rất quan trọng. Ảnh TL

Quy hoạch nguôn NLTT là điều rất quan trọng. Ảnh TL

Việc quy hoạch nguồn NLTT được thực hiện tổng thể toàn quốc và đồng bộ giữa nguồn và lưới điện, trong quy hoạch xác định quy mô công suất và tiến độ vào vận hành của từng dự án. Vấn đề quá tải lưới điện cơ bản được giải quyết, hết năm 2020, khi hoàn thành đưa vào vận hành các công trình lưới điện trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận (như TBA 220 kV Phan Rí, TBA 220 kV Ninh Phước, mạch 2 đường dây 110 kV Tháp Chàm - Tuy Phong - Phan Rí, ...), đặc biệt là trạm biến áp 500 kV Thuận Nam và các đường dây 500 kV, 220 kV đấu nối sẽ đảm bảo giải tỏa công suất các dự án điện năng lượng tái tạo.

Việc cung cấp điện năm 2021 sẽ luôn được đảm bảo

Đối với năm 2021, tình hình kinh tế thế giới nói chung và trong nước nói riêng được được dự báo sẽ từng bước hồi phục sau dịch Covid-19. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã đưa ra dự báo đà tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ phục hồi và kỳ vọng đạt 7% vào năm 2021 khi các biện pháp kiểm soát dịch bệnh được dỡ bỏ, cùng với đó là việc nới lỏng chính sách tài khóa và tiền tệ, những nền tảng vững chắc trong kinh tế vĩ mô và mức cầu hàng hóa từ các thị trường bên ngoài dần phục hồi. EVN dự báo nhu cầu phụ tải tiêu thụ điện cũng sẽ tăng trưởng và hồi phục với tốc độ tăng trưởng khoảng 8-10%/năm.

Để chuẩn bị cho việc cung cấp điện năm 2021, ngành điện dự báo nhu cầu phụ tải điện năm 2021 theo 2 phương án: Thứ nhất, phương án cơ sở: nhu cầu điện thương phẩm năm 2021 là 235,2 tỷ kWh, tương ứng điện sản xuất toàn hệ thống là 267,9 tỷ kWh. Thứ hai,  phương án cao (với kịch bản kinh tế phục hồi mạnh sau Covid-19): nhu cầu điện thương phẩm năm 2021 là 236,97 tỷ kWh, tương ứng điện sản xuất toàn hệ thống là 269,9 tỷ kWh (cao hơn 2 tỷ kWh so với phương án cơ sở).

Dương Lâm

Tin khác

Sau bê bối rửa tiền, công ty gia đình Trung Quốc thưa dần trên đất Singapore

Sau bê bối rửa tiền, công ty gia đình Trung Quốc thưa dần trên đất Singapore

(CLO) Tại Singapore, tốc độ tăng trưởng của các văn phòng gia đình Trung Quốc đang chậm lại do hậu quả từ vụ bê bối rửa tiền trị giá hàng tỷ USD năm ngoái và việc kiểm tra chặt chẽ hơn đối với những cá nhân nộp đơn mới.

Thị trường - Doanh nghiệp
Duy trì sức tăng trưởng, doanh thu quý I/2024 BSR đạt 30.696 tỷ đồng

Duy trì sức tăng trưởng, doanh thu quý I/2024 BSR đạt 30.696 tỷ đồng

(CLO) Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (mã CK: BSR - UPCoM) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 30.696 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 1.195 tỷ đồng và nộp NSNN đạt 3.355 tỷ đồng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

(NB&CL) Nền kinh tế Việt Nam trong quý I/2024 tiếp tục phục hồi, đạt nhiều kết quả quan trọng, đáng khích lệ, khá toàn diện trên các lĩnh vực, đời sống người dân tiếp tục được cải thiện, tạo nền tảng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP 6 - 6,5% trong năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

(CLO) Dù đợt nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới diễn ra 1 ngày, song mức tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

(CLO) Giá lương thực, xăng dầu và giá dịch vụ y tế đã khiến CPI 4 tháng đầu năm 2024 tăng 3,93% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,81%.

Kinh tế vĩ mô