Ngày 1/6: Ghi nhận 1.047 ca nhiễm COVID-19 mới

Thứ tư, 01/06/2022 18:04 PM - 0 Trả lời

(CLO) Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, tính từ 16h ngày 31/5 đến 16h ngày 1/6 ghi nhận 1.047 ca nhiễm COVID-19 mới, trong đó 0 ca nhập cảnh và 1.047 ca ghi nhận trong nước.

Số ca mắc COVID-19 mới giảm

Các tỉnh ghi nhận số ca mắc mới nhiều có Hà Nội (245), Yên Bái (67), Vĩnh Phúc (61), Nghệ An (56), Bắc Ninh (44), Phú Thọ (42), Quảng Ninh (38), Quảng Bình (37), Tuyên Quang (34);

Đà Nẵng (33), Lào Cai (32), Quảng Trị (28), TP. Hồ Chí Minh (26), Bắc Kạn (25), Lai Châu (23), Thái Nguyên (23), Thái Bình (20), Hà Nam (20), Hòa Bình (20), Bình Định (18), Ninh Bình (17), Hưng Yên (14).

ngay 1 6 ghi nhan 1047 ca nhiem covid 19 moi hinh 1

Hiện nay dịch COVID-19 đang được kiểm soát.

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua 1.108 ca/ngày. Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.720.426 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.276 ca nhiễm).

Cũng theo Bộ Y tế, bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày 9.542 ca nâng tổng số ca được điều trị khỏi 9.471.840 ca.

Số bệnh nhân đang thở ô xy là 60 ca. Từ 17h30 ngày 31/5 đến 17h30 ngày 1/6 ghi nhận 0 ca tử vong. Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua 0 ca.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.079 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Các dấu hiệu COVID-19 chuyển nặng

Trong Hướng dẫn phục hồi chức năng và tự chăm sóc đối với một số bệnh liên quan sau mắc COVID-19 được Bộ Y tế đưa ra ngày 18/5, có 5 nhóm triệu chứng cần được thăm khám y tế ngay lập tức.

Trong đó, bao gồm khi người bệnh cảm thấy khó thở lúc hoạt động nhẹ. Tình trạng này không cải thiện sau khi thực hiện các tư thế nghỉ ngơi như nằm sấp, nằm nghiêng, ngồi cúi đầu ra trước, đứng dựa lưng vào tường...

Triệu chứng khác gồm: Người khỏi COVID-19 bị khó thở ngay cả khi nghỉ ngơi hay tập phục hồi chức năng; Đau ngực, tim đập nhanh, chóng mặt khi thực hiện một số tư thế hoặc trong lúc tập thể dục, thể thao. Tình trạng lẫn lộn ngày càng xấu, cảm thấy khó nói, khó hiểu lời nói.

Người bệnh cũng cần đi khám nếu bị thay đổi cảm giác và vận động các cơ mặt, tay, chân, đặc biệt khi các dấu hiệu này chỉ ở một bên cơ thể. Hoặc, bị lo âu, tâm trạng xấu đi, có ý nghĩ muốn làm hại bản thân.

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Kình - Cố vấn cao cấp Đơn vị Gen trị liệu - Bệnh viện Bạch Mai, một số nguyên nhân gây ra các triệu chứng hậu Covid có thể là: Giảm hoặc thiếu đáp ứng từ hệ thống miễn dịch; Tái phát hoặc tái nhiễm virus; Viêm hoặc phản ứng từ hệ thống miễn dịch; Suy giảm chất lượng sống do sự thay đổi chức năng thể chất vì phải nằm trên giường bệnh hoặc không hoạt động; Căng thẳng sau chấn thương.

“Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, các vấn đề liên quan đến COVID-19 kéo dài có thể là kết quả của sự tổn thương nhiều cơ quan, bao gồm phổi, tim và não.

COVID-19 cũng có thể gây ra thay đổi lâu dài đối với hệ thống miễn dịch, ảnh hưởng đến các cơ quan này. Những thay đổi này, đặc biệt ở phổi, có thể kéo dài hơn thời gian cơ thể loại bỏ virus”, PGS Kình cho biết.

Theo chuyên gia này, một số yếu tố có thể dẫn đến khó thở như: Phổi xơ, có dịch hoặc tiết dịch làm tăng nhịp thở; Trình trạng ít/không vận động gây yếu cơ và suy giảm chức năng hô hấp; Thiếu oxy hoặc tăng CO2. Hoặc, tình trạng này cũng có thể xảy ra khi bệnh nhân lo lắng vì COVID-19, đặc biệt là trong môi trường điều trị tại đơn vị điều trị tích cực.

Ở giai đoạn phục hồi, khó thở có thể do tình trạng ít/không vận động gây yếu cơ và suy giảm chức năng hô hấp, giảm oxy xảy ra khi gắng sức, xơ phổi, lo âu, rối loạn kiểu thở do tăng thông khí thời gian dài.

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

Đang làm quy trình chấm dứt sử dụng vaccine AstraZeneca phòng COVID-19 tại Việt Nam

Đang làm quy trình chấm dứt sử dụng vaccine AstraZeneca phòng COVID-19 tại Việt Nam

(CLO) Bộ Y tế đã nhận được thông báo của phía AstraZeneca về việc đề nghị chấm dứt phê duyệt sử dụng vaccine AstraZeneca phòng COVID-19.

Sức khỏe
TP HCM thông tin vụ 19 sinh viên Đại học Quốc gia nghi ngộ độc thực phẩm

TP HCM thông tin vụ 19 sinh viên Đại học Quốc gia nghi ngộ độc thực phẩm

(CLO) Sở An toàn thực phẩm TP HCM cho biết, 19 sinh viên nghi ngộ độc tại ký túc xá Đại học Quốc gia đã khỏe, có thể xuất viện trong hôm nay.

Sức khỏe
Làm sao để người mắc bệnh nan y không từ bỏ quyền lợi bảo hiểm y tế?

Làm sao để người mắc bệnh nan y không từ bỏ quyền lợi bảo hiểm y tế?

(NB&CL) Theo các chuyên gia việc người bệnh nan y từ bỏ quyền lợi bảo hiểm y tế vì quy trình khám chữa bệnh có quá nhiều rào cản chính là biểu hiện của bất cập chính sách bảo hiểm y tế hiện nay, cần được thay đổi.

Sức khỏe
Cử tri phản ánh nhiều đoàn kiểm tra đến cùng một cơ sở: Bộ Y tế nói gì?

Cử tri phản ánh nhiều đoàn kiểm tra đến cùng một cơ sở: Bộ Y tế nói gì?

(CLO) Văn phòng Chính phủ đã có báo cáo tổng hợp kết quả giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV thuộc thẩm quyền của Thủ tướng, Chính phủ gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Sức khỏe
Ký kết bản ghi nhớ hợp tác giữa tỉnh Thái Bình với thành phố Wonju và WMIT (Hàn Quốc) về lĩnh vực y tế

Ký kết bản ghi nhớ hợp tác giữa tỉnh Thái Bình với thành phố Wonju và WMIT (Hàn Quốc) về lĩnh vực y tế

(CLO) Ngày 8/5, tại Sở Y tế tỉnh Thái Bình đã diễn ra lễ ký kết bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực trang thiết bị y tế giữa Sở Y tế Thái Bình với thành phố Wonju và Quỹ Công nghệ Thiết bị y tế Wonju (WMIT) Hàn Quốc.

Sức khỏe