Ngày Doanh nhân Việt Nam, nghĩ về “nút thắt” thể chế

Thứ năm, 10/10/2019 09:16 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10 tới gần, cả nước tưng bừng gặp gỡ, vinh danh, chúc tụng các thương nhân - đội ngũ đã, đang và sẽ gồng gánh đất nước trên con đường phát triển, hội nhập. Nhưng ngày này, cũng là dịp để nhìn thẳng vào một trong những “nút thắt” dai dẳng và khó chịu nhất với họ: Thể chế!

1. Theo GS - TSKH Lê Du Phong - nguyên quyền Hiệu trưởng Đại học Kinh tế quốc dân, có nhiều rào cản về thể chế kinh tế của Việt Nam như chất lượng hệ thống pháp luật chưa cao, thường xuyên phải sửa đổi; một số luật chồng chéo, mâu thuẫn. Bên cạnh đó, bộ máy quản lý còn cồng kềnh, kém hiệu quả; thủ tục hành chính còn nhiều và phức tạp; công chức còn thiếu trách nhiệm, nhũng nhiễu; các chủ thể tham gia nền kinh tế còn chưa được đối xử công bằng…

Những rào cản này khiến cho việc điều hành kinh tế của Nhà nước còn khó khăn, hạn chế hiệu lực điều hành, giảm khả năng cạnh tranh và làm lãng phí, thất thoát các nguồn lực phát triển.

Ý kiến của GS. Lê Du Phong đồng quan điểm với nhiều chuyên gia kinh tế, nhưng vẫn là chuyện “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”.

Hãy bắt đầu từ yếu tố con người. Theo thống kê đầu năm 2018, số lượng công chức, viên chức Việt Nam vào khoảng 2,8 triệu người, trong khi bộ máy Nhà nước của Mỹ chỉ có 2,1 triệu người, dân số thì gấp 3,5 lần, diện tích gấp 30. Thêm nữa, ta lại có tới 23.000 đầu mối cơ quan có quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp mặt các nữ doanh nhân tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm 109 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3. Ảnh: TL

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp mặt các nữ doanh nhân tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm 109 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3. Ảnh: TL

Bộ máy cồng kềnh dẫn đến hiệu quả và hiệu lực kém. Kém tới mức Bộ Công Thương chưa có quy định/quy chuẩn về “made in Vietnam” đối với hàng bán nội địa; tới mức Bộ GTVT chưa thể huy động các ngân hàng, nhà cung cấp dịch vụ ví điện tử,… tham gia tổ chức thu phí tự động không dừng tại các trạm BOT - dù cả nước có trên dưới 1,5 triệu xe ô tô, lại đang gây ách tắc giao thông và nguy cơ lãng phí, thất thoát lớn cho cả người dân, doanh nghiệp và ngân sách;…

Nguy hại hơn, bộ máy cồng kềnh ngoài việc kém hiệu quả, hiệu lực còn khiến Nhà nước không thể tăng thu nhập đáng kể cho công chức, viên chức, dẫn tới “nhũng nhiễu” tràn lan, lương ít “lậu” nhiều. Khảo sát của VCCI cho thấy 60% doanh nghiệp Top giữa phải móc hầu bao cho các khoản chi không chính thức. 60% có thể vẫn là phần nổi của tảng băng.

2. Tại Hội thảo “Thể chế với phát triển kinh tế ở Việt Nam” do Ban Kinh tế Trung ương tổ chức năm 2018, PGS - TS Trần Kim Chung - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương đã thẳng thắn: Do mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hoàn toàn mới cả về mặt lý luận và thực tiễn. Thế giới hiện chưa có mô hình này dẫn đến việc dùng dằng, chần chừ, thử đi thử lại các vấn đề về thể chế đối với nền kinh tế nước ta.

Trong sự “dùng dằng” ấy, hệ thống pháp luật, các cơ chế chính sách khuyến khích kinh tế tư nhân còn nhiều bất cập, dẫn tới khối này chưa thực sự giữ được vai trò là “động lực” của nền kinh tế. Trong khi đó doanh nghiệp quốc doanh mờ nhạt vai trò, nhiều đơn vị bị ví von là những “cú đấm thép” giáng vào không khí, hay thậm chí “táng vào mặt nhân dân”.

Trong sự “dùng dằng” ấy, các chủ thể tham gia nền kinh tế còn chưa được đối xử công bằng. Công bằng ở đây là cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển; khả năng tiếp cận vốn, tài nguyên,… và nhiều khi là công bằng trước luật pháp.

Và cũng trong sự “dùng dằng” ấy, năng lực quản lý, điều hành của Nhà nước còn yếu, thể chế quản lý còn lỏng lẻo, tạo nhiều kẽ hở để hình thành “nhóm lợi ích”, gây tham nhũng, lãng phí, tạo bất công giữa các doanh nghiệp.

Không đâu xa, với ngành kinh doanh bất động sản, có những doanh nghiệp lấy công sản rất dễ dàng (thậm chí không qua đấu giá công khai, hoặc đấu giá cho có), nhưng nhiều doanh nghiệp khác phải tự tay thu mua, thỏa thuận giải phóng mặt bằng, xin đủ loại giấy phép,…

Cần nhớ, khảo sát của VCCI cho thấy 60% doanh nghiệp Top giữa phải móc hầu bao cho các khoản chi không chính thức. Và vì thế, yêu cầu mọi doanh nghiệp phải được bình đẳng trong làm ăn kinh doanh (nhiệm vụ tối quan trọng của cải cách thể chế kinh tế) sẽ chưa thể đạt được khi tham nhũng còn đất sống. Khối tư nhân vì  đó cũng sẽ manh mún, chộp giật, khó yên tâm mà mở rộng sản xuất, kinh doanh.

3. Chính phủ đang một mặt thúc đẩy cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước, một mặt luôn hỗ trợ để khối tư nhân thành động lực phát triển. Những năm qua, Thủ tướng đã chủ trì hàng chục hội thảo, tọa đàm, gặp gỡ và lắng nghe doanh nhân. Một quan điểm đã được Chính phủ nhìn nhận rất rõ: Cải cách thể chế là số một!

Nhưng hiện trạng doanh nghiệp Việt đang ra sao? Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc đã vừa thông tin: Việt Nam hiện có trên 700.000 doanh nghiệp, hơn 5 triệu hộ kinh doanh. Tuy nhiên, theo đánh giá về năng lực quản trị doanh nghiệp của ASEAN đối với các doanh nghiệp niêm yết, Việt Nam xếp hạng 6 trong 6 nền kinh tế ASEAN. Đó có lẽ là thực tế khách quan thúc ép ta phải cải tiến, cải cách.

Về cải cách thể chế, theo ông Lộc, cuộc vận động “Doanh nghiệp, doanh nhân đóng góp ý kiến hoàn thiện thể chế, chính sách” do Ban Kinh tế Trung ương chủ trì, cùng với các hoạt động đối thoại, lắng nghe ý kiến của Quốc hội, Chính phủ,… là cơ hội quý để doanh nhân hiến kế.

Phát biểu của ông Chủ tịch VCCI trước ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10/2019 đã phần nào cho thấy sự lớn mạnh của đội ngũ doanh nhân Việt, nhưng cũng lộ rõ “thể trạng” còn èo uột, thiếu cân đối. Việc phát động các phong trào kiểu “Mỗi doanh nghiệp một sáng kiến” cũng nói lên rằng cải cách thể chế còn loay hoay, ở hiện tại và cả tương lai.

Xuyên suốt các câu chuyện về thể chế kinh tế kể trên, những nút thắt, rào cản, có thể nhìn ra ngay được vấn đề cấp bách nhất là “cải cách con người”.

Thực tiễn cho thấy, việc gấp rút tinh giản, nâng cao chất lượng bộ máy quản lý Nhà nước mới dẹp bỏ sự chậm trễ, vô cảm, vô trách nhiệm, sợ trách nhiệm,… của công chức, viên chức. Và đó mới là nền tảng cho mọi sự thay đổi tiếp theo, mới tạo ra một “thể chế” phù hợp để doanh nghiệp Việt cựa mình, vươn mình.

Đã qua hơn 30 năm mở cửa, nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn đang tăng trưởng chủ yếu theo chiều rộng, chất lượng tăng trưởng thấp và dựa phần lớn vào việc tăng nguồn lực đầu vào. Nguyên nhân hàng đầu là rào cản về thể chế.

Thể chế là một khái niệm khá phức tạp. Theo nhà kinh tế học Adolph Wagner, nó là “các khế ước, các hợp đồng và luật lệ thành văn đang cai quản đời sống và con người". Còn theo Ngân hàng Thế giới, thể chế bao hàm 03 nội dung quan trọng, là luật chơi, cơ chế thực thi và tổ chức.

Bất kỳ Nhà nước, chế độ nào cũng phải đặt ra và trả lời câu hỏi làm sao để phát triển, hay để giảm thiểu rủi ro trong tiến trình phát triển. Việt Nam nhận rõ vai trò thúc đẩy, tăng cường hoặc kìm hãm, làm suy thoái chất lượng phát triển của thể chế, và đang có những bước đi quyết liệt. Thế nhưng, ta lại chưa thực sự bắt đầu ở gốc của mọi sự cải cách, là cải cách con người!

Kiên Giang

Tin mới

Nga hạ thủy tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân

Nga hạ thủy tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân

(CLO) Hôm 27/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin chính thức dự lễ ra mắt một tàu ngầm hạt nhân mới, được trang bị Zircon, loại tên lửa siêu thanh có khả năng bay nhanh gấp nhiều lần tốc độ âm thanh.

Thế giới 24h
Thủ tướng Úc kêu gọi tổng tuyển cử vào ngày 3/5

Thủ tướng Úc kêu gọi tổng tuyển cử vào ngày 3/5

(CLO) Thủ tướng Úc Anthony Albanese ngày thứ Sáu (22/3) tuyên bố nước này sẽ tổ chức tổng tuyển cử vào ngày 3/5.

Thế giới 24h
Công nghệ AR và AI: Tương lai của trải nghiệm lái xe

Công nghệ AR và AI: Tương lai của trải nghiệm lái xe

(CLO) AI và AR không chỉ giúp lái xe an toàn hơn mà còn định hình giao thông đô thị, như tại Ấn Độ, AI đã quét cao tốc theo thời gian thực, cảnh báo nguy hiểm tức thì.

Xe
Công ty Cổ phần Vân Đức không thực hiện chuyển đổi sản xuất, vẫn 'ngang nhiên' hoạt động trái chủ trương đầu tư?

Công ty Cổ phần Vân Đức không thực hiện chuyển đổi sản xuất, vẫn 'ngang nhiên' hoạt động trái chủ trương đầu tư?

(CLO) Công ty Cổ phần Vân Đức mặc dù phải khẩn trương thực hiện chuyển đổi sản xuất gạch theo công nghệ tuylen xong trước ngày 31/12/2024. Tuy nhiên, đến nay đã quá thời hạn, doanh nghiệp này vẫn ngang nhiên sản xuất gạch theo công nghệ cũ (lò hoffman) trước dấu hiệu buông lỏng quản lý, bao che của chính quyền địa phương.

Điều tra
Nga xem xét khôi phục cung cấp khí đốt Nord Stream cho châu Âu

Nga xem xét khôi phục cung cấp khí đốt Nord Stream cho châu Âu

(CLO) Châu Âu đối mặt nguy cơ khủng hoảng khí đốt khi dự trữ giảm xuống 35%, trong khi Nga để ngỏ khả năng khôi phục Nord Stream.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thí sinh, nhà trường xoay xở để phù hợp với quy chế tuyển sinh mới

Thí sinh, nhà trường xoay xở để phù hợp với quy chế tuyển sinh mới

(CLO) Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 06/2025, sửa đổi, bổ sung một số điều trong quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Với 8 điểm mới, quy chế có nhiều tác động đến công tác tuyển sinh. Nhà trường, thí sinh đang phải xoay xở để phù hợp với quy chế tuyển sinh mới.

Rubik 360
Tìm đơn vị cung cấp hệ thống phần mềm cho cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây tại gói thầu 128 tỷ đồng

Tìm đơn vị cung cấp hệ thống phần mềm cho cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây tại gói thầu 128 tỷ đồng

(CLO) Ban quản lý dự án Thăng Long vừa tiến hành mời thầu cho gói thầu số 21, thuộc dự án đầu tư xây dựng cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây, một thành phần của hệ thống cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020.

Dự án - Đầu tư
Hà Nam: Hai nhà thầu cạnh tranh gói 180 tỷ xây dựng tuyến đường tiếp giáp TP Phủ Lý đến Quốc lộ 21

Hà Nam: Hai nhà thầu cạnh tranh gói 180 tỷ xây dựng tuyến đường tiếp giáp TP Phủ Lý đến Quốc lộ 21

(CLO) Sau giao đoạn thông báo mời thầu, gói thầu số 17 thuộc Dự án "Đầu tư xây dựng tuyến đường 68m tiếp giáp TP Phủ Lý đến Quốc lộ 21, địa bàn huyện Thanh Liêm" đã thu hút hai nhà thầu cùng tham gia.

Dự án - Đầu tư
Thuduc House (TDH) lỗ lũy kế vượt 1.000 tỷ, kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục

Thuduc House (TDH) lỗ lũy kế vượt 1.000 tỷ, kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục

(CLO) Dù thay đổi nhân sự cấp cao, chuyển trụ sở và đổi nhận diện thương hiệu, Thuduc House (HOSE: TDH) vẫn chưa thoát khỏi vết trượt dài thua lỗ. Báo cáo tài chính kiểm toán 2024 hé lộ bức tranh ảm đạm với lỗ ròng hơn 300 tỷ đồng, đồng thời đơn vị kiểm toán cũng đưa ra cảnh báo về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp.

Kinh doanh - Tài chính
Hà Nội: Mời thầu 129 tỷ đồng cho dự án đường gom cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ

Hà Nội: Mời thầu 129 tỷ đồng cho dự án đường gom cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ

(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Phú Xuyên vừa đăng tải thông báo mời thầu cho gói thầu xây lắp số 4, thuộc Dự án "Đầu tư xây dựng đường gom phía Đông đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ đoạn qua địa phận huyện Thường Tín, huyện Phú Xuyên"

Dự án - Đầu tư
Triển lãm 'Xuôi dòng sông Thu 2025' gây quỹ xây nhà cho người nghèo

Triển lãm 'Xuôi dòng sông Thu 2025' gây quỹ xây nhà cho người nghèo

(CLO) Các tác phẩm tại triển lãm “Xuôi dòng sông Thu 2025” sẽ được bán đấu giá và 70% giá trị bán tranh sẽ được dùng để xây dựng 10 căn nhà kiên cố cho người nghèo tại Quảng Nam và Huế.

Đời sống văn hóa
Triệu Lộ Tư bị chỉ trích khắp mạng xã hội

Triệu Lộ Tư bị chỉ trích khắp mạng xã hội

(CLO) Vừa xuất hiện trong chương trình 'chữa lành' mới trên truyền hình, song Triệu Lộ Tư lại bị chỉ trích khắp mạng xã hội vì bị khán giả cho rằng dùng bệnh tật để đánh bóng tên tuổi.

Giải trí
Lộ diện ''lâm tặc'' phá rừng tự nhiên

Lộ diện ''lâm tặc'' phá rừng tự nhiên

(CLO) Quá trình tác nghiệp, phóng viên đã trực tiếp có mặt và ghi hình các đối tượng cắt hạ gỗ rừng tự nhiên có dấu hiệu trái phép tại khu vực Nông trường Thạch Quảng, xã Thạch Quảng, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa.

Điều tra
Cách kiểm tra tin tặc đã đăng nhập vào tài khoản Google của bạn chưa?

Cách kiểm tra tin tặc đã đăng nhập vào tài khoản Google của bạn chưa?

(CLO) Bạn có thường xuyên kiểm tra cửa ra vào trước khi đi ngủ để đảm bảo rằng chúng đã được khóa chưa? Nếu có, bạn cũng nên áp dụng nguyên tắc tương tự cho các tài khoản trực tuyến quan trọng của mình, đặc biệt là tài khoản Google.

Báo chí - Công nghệ
Xe điện mất giá nhanh chóng: Nghiên cứu thị trường xe cũ Mỹ

Xe điện mất giá nhanh chóng: Nghiên cứu thị trường xe cũ Mỹ

(CLO) Xe điện tại Mỹ mất giá trung bình 49,1% sau 5 năm, cao hơn nhiều so với xe bán tải (40,4%) và hybrid (40,7%).

Xe
Xử lý nghiêm hành vi đi ngược chiều gây mất an toàn giao thông

Xử lý nghiêm hành vi đi ngược chiều gây mất an toàn giao thông

(CLO) Tại một số nút giao thông trên địa bàn Hà Nội khi vắng bóng lực lượng chức năng, nhiều người điều khiển xe máy vi phạm đi ngược chiều gây mất trật tự an toàn giao thông và tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn.

Giao thông
Bình Luận

Tin khác

Sáp nhập tỉnh, thành phố: Thời cơ chín muồi cho cuộc sắp xếp mang tầm lịch sử!

Sáp nhập tỉnh, thành phố: Thời cơ chín muồi cho cuộc sắp xếp mang tầm lịch sử!

(NB&CL) Năm 2025 là năm đánh dấu bước tiến mới với Kết luận  số 126-KL/TW và 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy. Đặc biệt, chủ trương sáp nhập tỉnh, xã và bỏ cấp huyện thể hiện tư duy đột phá trong cải cách hành chính.

Góc nhìn
Miễn thị thực: Đón du khách, đón tương lai!

Miễn thị thực: Đón du khách, đón tương lai!

(NB&CL) Chính sách thị thực linh hoạt là một công cụ quan trọng để tăng sức hấp dẫn của điểm đến, giúp Việt Nam cạnh tranh tốt hơn với các nước trong khu vực. Và giờ đây, sau rất nhiều mong ngóng, du lịch Việt đang đứng trước thời cơ vàng để có thể bứt phá khi Việt Nam miễn thị thực cho công dân 16 nước từ ngày 1/3/2025 đến 31/12/2025 trong khuôn khổ Chương trình kích cầu phát triển du lịch.

Góc nhìn
Hiệu ứng kép thúc đẩy tăng trưởng

Hiệu ứng kép thúc đẩy tăng trưởng

(NB&CL) Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN), dự kiến trình Quốc hội vào tháng 10 năm nay và thông qua vào tháng 5/2026. Đây là một trong những bước đi quan trọng trong lộ trình cải cách thuế, hướng đến mục tiêu vừa đảm bảo nguồn thu ngân sách, vừa giảm gánh nặng tài chính cho người dân và doanh nghiệp.

Góc nhìn
Bảo vệ nền tảng tư tưởng trên không gian số: Trận địa sống còn của Báo chí Cách mạng

Bảo vệ nền tảng tư tưởng trên không gian số: Trận địa sống còn của Báo chí Cách mạng

(NB&CL) Báo chí Cách mạng tròn 100 năm tuổi cũng là lúc đất nước chuyển động mạnh mẽ vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Trong bối cảnh ấy, như Tổng Bí thư Tô Lâm từng nhấn mạnh: “Kỷ nguyên mới đặt ra yêu cầu nhiệm vụ mới, cao hơn đối với Báo chí Cách mạng, đòi hỏi báo chí cũng phải phát triển tương xứng, vươn mình cùng dân tộc, xứng tầm nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại”. Trong những yêu cầu, nhiệm vụ mới ấy, chắc chắn không thể thiếu trọng trách bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng.

Góc nhìn
Xử lý nghệ sĩ, KOL quảng cáo sai sự thật: Cần có những điều chỉnh mạnh mẽ hơn trong Luật Quảng cáo

Xử lý nghệ sĩ, KOL quảng cáo sai sự thật: Cần có những điều chỉnh mạnh mẽ hơn trong Luật Quảng cáo

(NB&CL) Thời gian qua, hàng loạt vụ việc liên quan đến người nổi tiếng, KOL quảng cáo sản phẩm sai sự thật đã gây bức xúc trong dư luận. Tình trạng này không mới và vẫn tiếp tục tái diễn, đặt ra nhiều câu hỏi về tính hiệu quả của chế tài xử lý. Phóng viên đã trao đổi với luật sư Bùi Đình Ứng (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) để làm rõ hơn vấn đề này.

Góc nhìn
Kinh tế tư nhân: Chờ đường băng rộng để cất cánh!

Kinh tế tư nhân: Chờ đường băng rộng để cất cánh!

(NB&CL) Được cho là nhân tố then chốt đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025, để khu vực kinh tế tư nhân thực sự “cất cánh”, theo các chuyên gia, cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính sách, môi trường kinh doanh thuận lợi và sự đổi mới từ chính các doanh nghiệp.

Góc nhìn
Đưa Việt Nam thành trung tâm công nghiệp bán dẫn: Quyết liệt cho khát vọng lớn

Đưa Việt Nam thành trung tâm công nghiệp bán dẫn: Quyết liệt cho khát vọng lớn

(NB&CL) Việt Nam đang trở thành một nhân tố mới quan trọng trong ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu - nhận định ấy của báo chí quốc tế đang ngày càng được củng cố khi Việt Nam đang hối hả, quyết liệt để biến mục tiêu thành hiện thực.

Góc nhìn
Hoàn thiện khung pháp lý cho tiền số, tài sản số: Cơ hội phát triển kinh tế số

Hoàn thiện khung pháp lý cho tiền số, tài sản số: Cơ hội phát triển kinh tế số

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa giao Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ khung pháp lý quản lý tài sản số, tiền kỹ thuật số ngay trong tháng 3 này. Việc có một khung pháp lý rõ ràng, đồng bộ và tiên tiến là yếu tố quyết định để phát triển tài sản số, từ đó thúc đẩy nền kinh tế số.

Góc nhìn
Xúc phạm, bôi nhọ trên mạng xã hội: Khi luật pháp và đạo đức đều bị phớt lờ!

Xúc phạm, bôi nhọ trên mạng xã hội: Khi luật pháp và đạo đức đều bị phớt lờ!

(NB&CL) Ồn ào những ngày qua là sự việc liên quan tới việc nhà thơ Nguyễn Quang Thiều lên tiếng nhờ cơ quan chức năng vào cuộc sau khi những câu thơ của ông bị xuyên tạc, bịa đặt trên mạng xã hội. Điều đáng nói là mạng xã hội đang ngày càng trở thành nơi bùng phát các hành vi xúc phạm, bôi nhọ danh dự người khác, bất chấp mức hình phạt gia tăng.

Góc nhìn
Đề xuất sáp nhập tỉnh trước Đại hội XIV của Đảng: “Thời điểm vàng” tạo không gian phát triển mới

Đề xuất sáp nhập tỉnh trước Đại hội XIV của Đảng: “Thời điểm vàng” tạo không gian phát triển mới

(NB&CL) Trong Kết luận 126 về một số nội dung tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị năm 2025, Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện) và định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh. Các chuyên gia cho rằng việc sáp nhập các tỉnh thành sẽ giảm bớt gánh nặng quản lý Nhà nước, mở ra không gian sáng tạo và phát triển cho các địa phương.

Góc nhìn