Nghệ sĩ Lộc Huyền: Mượn Tuồng để trải lòng

Thứ bảy, 25/08/2018 18:03 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Là gương mặt sáng giá của Nhà hát tuồng Việt Nam, nghệ sĩ trẻ Lộc Huyền đến với nghệ thuật sân khấu Tuồng một cách hết sức tình cờ, như là “duyên số”. Cô gái tài sắc này đã nguyện ở lại làm “người giữ lửa” cho nghệ thuật Tuồng trong bối cảnh sân khấu gặp nhiều khó khăn chồng chất. PV NB&CL đã có cuộc trò chuyện với Lộc Huyền để thấy được niềm đam mê mà chị đã dành trọn cho bộ môn nghệ thuật truyền thống này.

Vui vì được hóa thân vào nhân vật

+ Là người yêu Tuồng và gắn bó với Tuồng từ thuở nhỏ, chị có chia sẻ gì về nghề diễn viên Tuồng?

- Gắn bó với nghệ thuật sân khấu Tuồng tính đến nay được 16 năm. Thời gian tuy không dài nhưng cũng được gọi là người có thâm niên trong nghề, cũng trải qua nhiều cảm xúc vui, buồn và hạnh phúc. Vui vì mình được Tổ nghề ưu đãi, được hoá thân vào các nhân vật với các số phận khác nhau. Nhiều lúc buồn hay căng thẳng đầu óc, mượn các nhân vật trải lòng, sống trong nhân vật mà quên đi các cảm giác đó.

+ Theo chị, nghề diễn viên Tuồng hiện nay có khó khăn gì không?

- Nói về sự khó khăn, vất vả thì bất kỳ ngành nghề nào cũng có, riêng nghệ thuật Tuồng thì có những sự khó khăn vất vả nhất định. Thứ nhất, một người nghệ sĩ Tuồng phải hội tụ đầy đủ các yếu tố: Thanh, sắc, thục, tinh, khí, thần. Nếu thiếu một trong những yếu tố này thì khi làm nghề sẽ rất vất vả, mà vốn dĩ nghệ thuật Tuồng khó diễn khó xem, nếu không hát, múa tới bờ tới góc thì sẽ bị vô duyên với nhân vật, người xem không cảm nhận được các vai diễn và bạn nghề không phục.

Thứ hai là trong thời đại nhiều loại hình giải trí phát triển, nghệ thuật Tuồng đang bị khán giả trẻ quay lưng. Hát Tuồng không còn phù hợp trong thời buổi hiện đại nữa mà thay vào đó là nhạc trẻ sôi động, quán bar, hay các khu vui chơi giải trí…

Thứ ba là nghệ thuật Tuồng đang thiếu vắng đội ngũ sáng tác có tâm và có tầm như tác giả, đạo diễn…

Thứ tư là trong cơ chế tự chủ thì Tuồng quả là vô cùng khó khăn. Ngoài các buổi biểu diễn giới thiệu nghệ thuật Tuồng cho khách du lịch nước ngoài tại Rạp Hồng Hà, phố cổ đi bộ, một vài đêm biểu diễn đầu xuân, phục vụ 10 đêm chính trị tại vùng sâu, vùng xa thì Tuồng không có khoản nào để thu hoạch nữa. Vậy nên đời sống của các nghệ sĩ vẫn còn khó khăn.
Cuộc sống khó khăn, vất vả là vậy song các nghệ sĩ vẫn bám trụ nghề để góp phần gìn giữ nghệ thuật bản sắc văn hóa dân tộc. 

Báo Công luận
Sợ nhất là… mưa


+ Trong nghề diễn viên Tuồng, điều gì làm chị sợ nhất?

- Điều sợ nhất trong nghề là đang diễn mà gặp… trận mưa. Bên trong áo giáp thì mồ hôi nhễ nhại, bên ngoài áo giáp thì nước mưa ướt hết, dở khóc dở cười… rất dễ bị cảm, ảnh hưởng đến sức khỏe rất nhiều. 

+ Đã bao giờ chị nghĩ đến việc bỏ nghề diễn viên Tuồng?

- Khi mới bước vào nghề, tôi cũng định bỏ mấy lần… nhưng chính các thầy cô, các nghệ sĩ đàn anh đi trước đã truyền ngọn lửa đam mê cho mình. Tự nhiên thấy gắn bó, vì thế mình vẫn cứ bền bỉ làm việc, học hỏi và mong những đóng góp của mình có giá trị trong bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống. 

+ Nhiều nghệ sĩ trẻ hiện nay không còn mặn mà với Tuồng, có người bỏ nghề vì nghèo, vì không đủ đam mê. Chị có thấy lo lắng cho tương lai của Tuồng không, khi không có nhiều người trẻ theo nghề?

- Nhiều người cũng nói với mình rằng sân khấu truyền thống, trong đó có Tuồng khó khăn quá, cuộc sống hiện đại ngày nay dường như chẳng mấy ai quan tâm đến nghệ thuật Tuồng ra sao, cũng chẳng còn nhiều khán giả xem Tuồng. Tuy nhiên, nghề nào cũng vậy, có lúc thăng lúc trầm, nếu ai cũng chê vì nghèo, vì khó mà không làm việc, không gắn bó với Tuồng thì ai sẽ là người giữ gìn một nét văn hóa của dân tộc Việt?

Thường thì khóa nào cũng có người đang học, hoặc đang làm nghề mà bỏ giữa chừng là do điều kiện, hoàn cảnh gia đình nên không thể tiếp tục theo đuổi con đường nghệ thuật, song họ luôn là những người bạn đồng hành cùng chúng tôi, động viên, chia sẻ và thậm chí còn tham gia làm tổ chức biểu diễn, giúp cho đoàn có một số đêm diễn ở các địa phương, luôn ủng hộ chúng tôi, để cho sân khấu của chúng tôi luôn đỏ đèn.

Nhập vai “ê ẩm cả người”

+ Theo chị, chúng ta cần phải làm gì để duy trì và phát triển nghệ thuật Tuồng?

- Với nhiệm vụ bảo tồn, gìn giữ và phát triển nghệ thuật Tuồng, bản thân các nghệ sĩ cần phải đoàn kết, sáng tạo thực hiện nhiệm vụ, trọng trách được giao. Đồng thời, luôn trau dồi kiến thức và đổi mới chính mình để có đóng góp tích cực cho nghệ thuật Tuồng.

Với Nhà hát, hằng năm xây những chương trình sự kiện mang tính sử thi để phục vụ Lễ hội tuyền thống, các sự kiện quan trọng của đất nước… Từ những chương trình này, các nghệ sĩ cũng có được nguồn thu nhập nhỏ để sống, lấy ngắn nuôi dài. 

+ Năm 2015 chị đã không được xét tặng danh hiệu NSƯT vì chưa đủ 15 năm tuổi nghề, còn năm nay thì sao?

- Được sự tín nhiệm của Ban lãnh đạo, các NSND, NSƯT, các cán bộ, viên chức trong cơ quan, năm nay, tôi vinh dự được nằm trong danh sách xét tặng danh hiệu NSƯT đợt này.

+  Nhiều người cho rằng xét tặng danh hiệu NSND, NSUT theo các quy định hiện nay là chưa phù hợp. Nhà nước nên có những cơ chế đặc thù trong xét tặng để xét những trường hợp chưa đủ hồ sơ nhưng đủ về uy tín? Chị có nhận định gì về điều này?

- Những tiêu chí đưa ra xét tặng theo các quy định từ trước đến nay so với thời gian trước tôi thấy phù hợp. Nhưng trong thời buổi công nghệ hiện đại tiên tiến để có thể giữ chân được các nghệ sĩ giỏi, nếu có thể, Nhà nước nên có những cơ chế đặc thù trong xét tặng như, ưu ái hơn với những trường hợp chưa đủ hồ sơ, nhưng có thâm niên tuổi nghề, được bạn nghề ghi nhận sự đóng góp trong chuyên môn.

Báo Công luận
 Nghệ sĩ Lộc Huyền trong vở Hồ Quý Ly.
Nghệ thuật Xiếc, Múa có thời gian xét tặng là 10 năm thì có thể hạ tuổi nghề xét tặng NSƯT trong sân khấu kịch hát truyền thống xuống còn 12 năm, vì trong nghệ thuật truyền thống như Tuồng, Chèo, để biểu diễn một nhân vật có số phận như: Nguyệt Cô, Xúy Vân thì rất vất vả phải vừa hát, múa, diễn, lăn lộn trên sân khấu… diễn ở rạp thì còn được sân khấu phẳng, đẹp, chứ còn diễn ở vùng sâu vùng xa những chỗ không làm sân khấu được, phải lăn lộn trên đá, sỏi khiến người đau ê ẩm sau buổi diễn.

Làm nghề vất vả, nhưng nếu được Đảng và Nhà nước xét tặng, tôn vinh sớm thì đó cũng là nguồn động viên lớn nhất để các nghệ sĩ phải cố gắng hoàn thành tốt hơn với trọng trách và danh hiệu mà mình đang gánh trên vai.

Nghệ sĩ Lộc Huyền là một trong số không nhiều diễn viên có thể “nhập” vào đa dạng các vai: “đào lẳng” như Điêu Thuyền trong “Lã Bố hí Điêu Thuyền”; Đát Kỷ trong “Đát Kỷ đổi hồn”; Vai “đào văn” như Công chúa Huyền Trân trong “Huyền Trân công chúa”; Công chúa An Tư trong “An Tư công chúa”; Vai “đào võ” như Liễu Nguyệt Tiêm trong “Đào Phi Phụng”; Hồ Nguyệt Cô trong “Hồ Nguyệt Cô hóa cáo” hay “đào thương” như Xuân Đào trong “Xuân Đào cắt thịt”; Mai Hương trong “Triệu Đình Long cứu chúa”... Nghệ sĩ Lộc Huyền đã giành Huy chương Vàng cho vai diễn Thị Hến trong vở “Nghêu, Sò, Ốc, Hến” tại Liên hoan sân khấu hài toàn quốc lần thứ I tổ chức tại Quảng Ninh; Huy chương Vàng tại Hội diễn Tuồng và Dân ca chuyên nghiệp toàn quốc 2013 tổ chức tại Bình Định cho vai diễn công chúa Đồng Xuân trong vở “Nguyễn Tri Phương”… 

Hoàng Lan (Thực hiện)

Tin khác

Họa sĩ Lê Vinh - Bậc thầy vẽ tranh bằng bút bi cực thực

Họa sĩ Lê Vinh - Bậc thầy vẽ tranh bằng bút bi cực thực

(NB&CL) Được đào tạo sử dụng các chất liệu màu nước, sơn dầu, lụa, khắc gỗ… nhưng họa sĩ Lê Vinh, chàng trai sinh năm 1979 tại huyện Ba Vì, Hà Nội, lại chọn hướng đi riêng sau khi tốt nghiệp, để rồi thể loại tranh vẽ bằng bút bi mới lạ đưa anh trở thành hiện tượng trong làng hội họa Việt Nam.

Đời sống văn hóa
Lễ hội đường phố Đồng Hới rực rỡ sắc màu

Lễ hội đường phố Đồng Hới rực rỡ sắc màu

(CLO) Ngày 28/4, tại trung tâm thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình), Ủy ban nhân dân thành phố Đồng Hới đã tổ chức Lễ hội đường phố năm 2024, với sự tham gia của hàng trăm nghệ sĩ biểu diễn nhiều tiết mục văn nghệ, thời trang...

Đời sống văn hóa
Trên đỉnh đồi C4 anh hùng

Trên đỉnh đồi C4 anh hùng

(CLO) Được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: Đồi C4 anh hùng, Đồi Ba cây thông… từ năm 1965 đến năm 1973 của thế kỷ trước, trên Đồi C4 đã diễn ra những trận chiến đấu ác liệt của các chiến sĩ Đại đội 4 thuộc Trung đoàn 228 nhằm tiêu diệt máy bay của Đế quốc Mỹ dội bom xuống cầu Hàm Rồng.

Đời sống văn hóa
Âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

(CLO) Chương trình "Khi âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật" của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam diễn ra vào chủ nhật cuối cùng mỗi tháng, miễn phí cho tất cả khách tham quan.

Đời sống văn hóa
Bảo tàng tỉnh Gia Lai tiếp nhận hơn 200 kỷ vật của Anh hùng Núp

Bảo tàng tỉnh Gia Lai tiếp nhận hơn 200 kỷ vật của Anh hùng Núp

(CLO) Việc trao tặng những kỷ vật của Anh hùng Núp cho Bảo tàng tỉnh Gia Lai với mong muốn lan tỏa những câu chuyện vô cùng thú vị về một người con ưu tú của các dân tộc Tây Nguyên.

Đời sống văn hóa