Nhân văn là gốc của công việc Tư pháp

Thứ năm, 05/08/2021 09:52 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Sau 7 tập sách văn học đĩnh đạc bao gồm: Bút ký, truyện ký, tiểu thuyết, thơ... do các NXB danh tiếng ấn hành chưa lâu, nay nhà văn - nhà báo, tiến sĩ Dương Thanh Biểu lại hoan hỷ trình làng tập tiểu thuyết đầy đặn với cái tên lạ lẫm: “Vết dao ngược đêm trăng”.

IMG_20210803_030549

Tên sách như thế chắc hẳn ai cũng nghĩ đó là loại tiểu thuyết thương mại đầy bí ẩn, kinh dị khủng khiếp cốt để câu khách.

Không đâu, đó lại là tiểu thuyết văn học, rất quan tâm đến tính cách và đặc điểm nhân vật biểu hiện qua công việc cụ thể, xoay quanh một đề tài và chủ đề rất phức tạp của vụ án giết người, đan cài vô vàn sự kiện, vô vàn tình huống éo le, gay cấn, rối rắm, phức tạp chìm nổi suốt 5 năm trời tại xã Hồng Quảng, huyện Hưng Đàn.

Kết cục để khám phá ra kẻ gây nên tội ác man dại này lại phải nhờ đến sự nhập cuộc hết mình của tập thể khối tư pháp có nghề, có tâm và rất giàu tính nhân văn khi thực thi công việc.

Thêm nữa, bên cạnh ngôn ngữ biểu hiện chất trữ tình, lãng mạn trong mối quan hệ riêng tư của con người, của lứa đôi với nhau thì bao trùm lên tất cả là ngôn ngữ khoa học, khá đặc sắc. Ngôn ngữ nghề của khối tư pháp.

Đương nhiên tiểu thuyết là hư cấu, nhưng hư cấu ở đề tài này, nhất là với công việc của Cục điều tra và Vụ Kiểm sát điều tra thì không thể tùy tiện. Đây là nét nổi trội và khoa học khi diễn tả, khi trần thuật, khi đánh giá, nhận định của cán bộ cấp trên... thì tác giả Dương Thanh Biểu thể hiện rất thành công.

Theo đó, tiểu thuyết “Vết dao ngược đêm trăng” lại có cốt truyện chặt chẽ (điều tra vụ án giết người ở Hưng Đàn bị bế tắc tới 5 năm) xuyên suốt độ dài của tác phẩm chỉ với gần 80 ngàn từ, khiến người đọc dễ thuận lòng. Nhân vật chính phụ, thậm chí cả dàn nhân vật đều có tính cách rất rõ ràng thể hiện qua đối thoại, xung đột và cách giải quyết.

Hơn nữa cách chia chương nhỏ (19 chương) theo chi tiết, sự việc, sự kiện, công việc... cùng lối viết móc xích trước sau, dụng ý rõ ràng, hấp dẫn người đọc ngay từ những chương đầu.

Dần dần lần mở ra ở những chương tiếp theo, để rồi ta nhận ra sự mừng rỡ thái quá của Trần Huy (Điều tra viên), Lê Kiên (Kiểm sát viên) và Ngô Quý (Thẩm phán) khi dựa vào Hoàng Thụy cán bộ cũ của ngành bị sa thải nay là Giám đốc tư nhân Công ty Đại Phát. Những cán bộ này hí hửng vì manh mối đắm chìm đến vô vọng, nay được hé lộ.

Hoàng Thụy, đắc ý vì sẽ cho đồng nghiệp xưa vào bẫy, và cũng lập mưu để đưa Lê Hoan - Giám đốc Công ty Ánh Sáng vào tròng lao lý để Đại Phát làm bá chủ cả vùng Hưng Đàn. Bằng mưu hiểm, hắn sử dụng Vương Minh và Hà Hùng đang thụ án trong trại giam làm con tin rất man rợ nhưng cũng rất hiệu nghiệm khiến những người vô tội, ngay thẳng như Lê Hoan, Hà Hùng phải khai nhận có tội để giữ lấy mạng sống...

Vì nông cạn, cả tin, ham ăn chơi đàn đúm nên các vị Điều tra viên, Kiểm sát viên thậm chí cả Thẩm phán của huyện như Ngô Quý cũng bị Hoàng Thụy cho sập bẫy mà không hay biết...

Sự việc ngày càng trở nên rối tung rối bành. Xét xử, sơ thẩm rồi trung thẩm đều bị dư luận xã hội nhất là báo chí lên tiếng phản ứng. Lãnh đạo chính quyền huyện Hưng Đàn nhất mực tin vào “sự đúng” của khối Tư pháp của huyện...

Oan sai của các gia đình như Lê Hoan (Giám đốc Công ty Ánh Sáng), như gia đình nạn nhân Hồ Quảng, như Hà Hùng (nhân viên của Đại Phát) rơi vào thảm cảnh, khóc kêu cũng không thấu trời thấu đất...

Nhưng nhờ sự sâu sát của lãnh đạo Viện Kiểm sát và ngành Công an từ tỉnh tới Trung ương nên đã nhận ra: Vụ án giết người ở Hưng Đàn liên quan đến nội bộ Cơ quan điều tra và có dấu hiệu tội xâm phạm hoạt động tư pháp nên đã chuyển cho Cơ quan điều tra của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện điều tra lại, với sự hỗ trợ hết sức tích cực, có trách nhiệm cao từ nhân lực đến phương tiện kỹ thuật của Bộ Công an....

Những chương cuối của tiểu thuyết khiến người đọc trở nên hứng chí vì niềm tin được trở lại; cái đúng, cái bản chất của vụ án được phơi ra ánh sáng... Bởi một lẽ hiển nhiên, trong mỗi vụ án thì công tác điều tra là vô cùng quan trọng. Điều tra đúng thì xử án đúng. Sự minh định trong xét xử luôn phụ thuộc vào công tác điều tra.

Thế nhưng điều tra vụ án không bao giờ là dễ dàng, mà gian nan, khắt khe và nghiệt ngã lắm, nó thường rối bời, muôn mối kết nối. Trắng đen, phải trái, sáng tối ở làn ranh rất mỏng manh.

Cho nên đã theo nghề Điều tra, Kiểm sát nhất nhất phải có tâm, phải lấy nhân văn làm gốc. Tâm đức của cán bộ Điều tra, Kiểm sát sẽ tạo nên đức tính bình tĩnh, kiên trì, tỉnh táo khi thực thi công việc mới gỡ nổi, mới giải mã nổi những vụ việc phức tạp như ở Hưng Đàn.

Điều tra kẻ gây án không khi nào là dễ, nhưng điều tra cán bộ trong nghề có tiêu cực xâm phạm hoạt động tư pháp thì còn cam go rất nhiều lần hơn thế, vì họ thường có lá chắn, có ô dù; thậm chí rất biết cách lo lót để thoát tội.

Cho nên bất cứ đâu, khi nào cũng vậy, tập thể đánh án phải là một khối nhất tâm, năng lực cao, phẩm chất đạo đức cao đẹp... như tác giả đã thể hiện trong những trang viết tâm huyết của mình.

Tôi thích thú những dòng chữ này ở phần kết tiểu thuyết, tác giả để Nguyễn Hoàng - Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao thốt lên khi nhận được Báo cáo kết quả Điều tra: “Đời cứ như một cuốn tiểu thuyết nhiều chương vậy. Nó hội đủ cả ánh sáng và bóng tối, sự cao cả và hèn hạ, tốt đẹp và xấu xa. Cho nên gây tội ác thì phải trừng phạt. Tội ác dã man thì trừng phạt phải đích đáng. Trừng phạt đúng người, đúng tội. Thế mới là nhân văn, là điều tốt mà xã hội luôn hướng tới, và nghiêm chỉnh thực thi pháp luật”!

Đọc các tác phẩm văn học cũng như tiểu thuyết trình làng hôm nay của nhà báo, nhà văn Dương Thanh Biểu, tôi thầm nghĩ đó là tấm gương phản chiếu cuộc đời tác giả mà tôi không dưới một lần nói tới. Tấm gương đẹp ấy chính là tâm đức, phẩm chất, trách nhiệm cao cả của người viết với bạn đọc thân yêu của mình.

Cũng bởi Dương Thanh Biểu là chiến sĩ từng trải, từng anh dũng chiến đấu chống giặc ngoại xâm và nội xâm, nếm trải hạnh phúc xen lẫn đắng cay và cả nghiệt ngã của cuộc đời.

Anh là người được học hành, nhất là nghề Kiểm sát đến nơi đến chốn, nên bản lĩnh vững vàng, thẳng thắn, trong sạch. Tôi tự hào là bạn văn bạn báo với Dương Thanh Biểu suốt mấy chục năm nay – một cán bộ Kiểm sát cấp cao nhân hậu, nhân văn, giàu tâm trí trong cuộc đời và trên từng trang viết!

Hà Nội – Tháng 8/2021

Nguyễn Uyển

Bình Luận

Tin khác

Họa sĩ Lê Vinh - Bậc thầy vẽ tranh bằng bút bi cực thực

Họa sĩ Lê Vinh - Bậc thầy vẽ tranh bằng bút bi cực thực

(NB&CL) Được đào tạo sử dụng các chất liệu màu nước, sơn dầu, lụa, khắc gỗ… nhưng họa sĩ Lê Vinh, chàng trai sinh năm 1979 tại huyện Ba Vì, Hà Nội, lại chọn hướng đi riêng sau khi tốt nghiệp, để rồi thể loại tranh vẽ bằng bút bi mới lạ đưa anh trở thành hiện tượng trong làng hội họa Việt Nam.

Đời sống văn hóa
Lễ hội đường phố Đồng Hới rực rỡ sắc màu

Lễ hội đường phố Đồng Hới rực rỡ sắc màu

(CLO) Ngày 28/4, tại trung tâm thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình), Ủy ban nhân dân thành phố Đồng Hới đã tổ chức Lễ hội đường phố năm 2024, với sự tham gia của hàng trăm nghệ sĩ biểu diễn nhiều tiết mục văn nghệ, thời trang...

Đời sống văn hóa
Trên đỉnh đồi C4 anh hùng

Trên đỉnh đồi C4 anh hùng

(CLO) Được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: Đồi C4 anh hùng, Đồi Ba cây thông… từ năm 1965 đến năm 1973 của thế kỷ trước, trên Đồi C4 đã diễn ra những trận chiến đấu ác liệt của các chiến sĩ Đại đội 4 thuộc Trung đoàn 228 nhằm tiêu diệt máy bay của Đế quốc Mỹ dội bom xuống cầu Hàm Rồng.

Đời sống văn hóa
Âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

(CLO) Chương trình "Khi âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật" của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam diễn ra vào chủ nhật cuối cùng mỗi tháng, miễn phí cho tất cả khách tham quan.

Đời sống văn hóa
Bảo tàng tỉnh Gia Lai tiếp nhận hơn 200 kỷ vật của Anh hùng Núp

Bảo tàng tỉnh Gia Lai tiếp nhận hơn 200 kỷ vật của Anh hùng Núp

(CLO) Việc trao tặng những kỷ vật của Anh hùng Núp cho Bảo tàng tỉnh Gia Lai với mong muốn lan tỏa những câu chuyện vô cùng thú vị về một người con ưu tú của các dân tộc Tây Nguyên.

Đời sống văn hóa