Nhật Bản thâm hụt thương mại kỷ lục 73 tỷ USD nửa đầu năm 2022

Thứ năm, 20/10/2022 13:38 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo dữ liệu của Bộ Tài chính Nhật Bản, nước này đã ghi nhận mức thâm hụt thương mại kỷ lục 11,01 nghìn tỷ yên (73 tỷ USD) trong nửa đầu năm tài chính 2022. Đây là con số thâm hụt lớn nhất được ghi nhận trong lịch sử Nhật Bản.

Theo dữ liệu của Bộ Tài chính được công bố vào thứ 5, Nhật Bản đã ghi nhận mức thâm hụt thương mại kỷ lục 11,01 nghìn tỷ yên (73 tỷ USD) trong nửa đầu của năm tài chính 2022 do nhập khẩu tăng do giá nguyên liệu và năng lượng cao hơn và đồng yên giảm so với đồng USD xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ.

nhat ban tham hut thuong mai ky luc 73 ty usd nua dau nam 2022 hinh 1

Một con tàu container ở Kobe, Nhật Bản. Sự suy yếu của đồng yên đã làm tăng thêm tình trạng tồi tệ của đất nước bằng cách tăng giá trị hàng hóa nhập khẩu. Ảnh: JST.

Những số liệu trên cho thấy tính dễ bị tổn thương của Nhật Bản – một quốc gia khan hiếm tài nguyên và phải phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu. Đồng yên yếu, từng được chào đón như một lợi ích cho các nhà xuất khẩu - một động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - nhưng giờ đây, sự lao dốc không phanh của đồng yên đã làm xói mòn sự giàu có của quốc gia.

Khoản thâm hụt trên là con số lớn nhất trong bất kỳ giai đoạn nửa năm tài chính nào của Nhật Bản. Trước đó, quốc gia này đã ghi nhận mức thâm hụt thương mại kỷ lục trước đó là 8,76 nghìn tỷ yên trong giai đoạn tháng 10 đến tháng 3 của năm tài chính 2013.

Dữ liệu sơ bộ cho thấy, trong sáu tháng tính đến tháng 9, nhập khẩu tăng 44,5% lên 60,58 nghìn tỷ yên, vượt xa mức tăng của xuất khẩu 19,6% lên 49,58 nghìn tỷ yên.

Các mặt hàng xuất khẩu chính của Nhật Bản bao gồm ô tô và chất bán dẫn, trong khi nhập khẩu dầu thô, khí đốt tự nhiên hóa lỏng và than đá có sự tăng trưởng rõ rệt.

Nhật Bản đã thâm hụt thương mại trong 14 tháng qua, với cuộc chiến của Nga chống lại Ukraine khiến giá dầu thô và các năng lượng khác tăng mạnh. Trong tháng 9, thâm hụt ở mức 2,09 nghìn tỷ yên, sau kỷ lục thâm hụt 2,82 nghìn tỷ yên một tháng trước đó.

Sự suy yếu của đồng yên, một chính sách phụ của việc nới lỏng tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, đã gây thêm tai họa cho đất nước do tác động của nó làm tăng giá trị hàng nhập khẩu.

Thủ tướng Fumio Kishida, người đang tìm cách đảm bảo tăng trưởng và tái phân phối của cải, đã nhấn mạnh sự cần thiết phải thực hiện nhiều động thái cần thiết trong bối cảnh đồng yên yếu hơn. Trong tháng 8, Nhật Bản có thặng dư thấp nhất trong tài khoản vãng lai, bao gồm cả cán cân thương mại.

Huy Hoàng (Theo Asia Nikkei)

Bình Luận

Tin khác

Nam Định: Sản xuất công nghiệp tiếp tục đà tăng trưởng

Nam Định: Sản xuất công nghiệp tiếp tục đà tăng trưởng

(CLO) 4 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tỉnh Nam Định tăng 13,27% so với cùng kỳ năm trước - mức tăng cao nhất từ 2019 đến nay; trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 13,57%.

Kinh tế vĩ mô
Vì sao càng chỉ đạo, Ngân hàng Nhà nước càng quản giá vàng lại càng tăng?

Vì sao càng chỉ đạo, Ngân hàng Nhà nước càng quản giá vàng lại càng tăng?

(CLO) GS.TS Hoàng Văn Cường - Ủy viên Ủy ban Tài chính – Ngân sách Quốc hội đặt câu hỏi: Phải chăng là đấu thầu lại đang là nhân tố để làm cho giá vàng trên thị trường tăng lên. Xóa bỏ độc quyền vàng miếng, trả vàng trang sức về cho thị trường.

Kinh tế vĩ mô
Ninh Bình xúc tiến đầu tư, thương mại tại Vương quốc Bỉ

Ninh Bình xúc tiến đầu tư, thương mại tại Vương quốc Bỉ

(CLO) Tiếp tục chương trình công tác tại một số quốc gia ở châu Âu, Đoàn công tác của HĐND tỉnh Ninh Bình do Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Mai Văn Tuất làm Trưởng đoàn đã có các buổi làm việc với các tổ chức tại Vương quốc Bỉ.

Kinh tế vĩ mô
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư: 'Chính phủ đang rất quyết liệt thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công'

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư: "Chính phủ đang rất quyết liệt thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công"

(CLO) Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương vừa có một số chia sẻ về tình hình giải ngân vốn đầu tư công những tháng đầu năm 2024.

Kinh tế vĩ mô
Kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình có nhiều khởi sắc

Kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình có nhiều khởi sắc

(CLO) Nhờ triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ, thúc đẩy đầu tư, sản xuất, nên nhìn chung tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2024 tỉnh Thái Bình có nhiều chuyển biến tích cực.

Kinh tế vĩ mô