Nhiều hy vọng cho doanh nghiệp công nghệ

Thứ bảy, 18/05/2019 06:56 AM - 0 Trả lời

(CLO) Khi nói đến các chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp công nghệ được Chính phủ ban hành thời gian vừa qua, ông Nguyễn Xuân Thành, Trưởng phòng chính sách công và quản lý Fulbright cho hay, việc đẩy nhanh tốc độ phát triển nền kinh tế Việt Nam chỉ có thể dựa vào các doanh nghiệp công nghệ.

Tạo nhiều ưu đãi

Tốc độ phát triển nền kinh tế Việt Nam chỉ có thể dựa vào các doanh nghiệp công nghệ (Ảnh TL)

Tốc độ phát triển nền kinh tế Việt Nam chỉ có thể dựa vào các doanh nghiệp công nghệ (Ảnh TL)

Theo ông Nguyễn Xuân Thành, việc đẩy nhanh tốc độ phát triển nền kinh tế Việt Nam chỉ có thể dựa vào các doanh nghiệp công nghệ. Lý do được đưa ra là bởi nhóm doanh nghiệp này luôn có tốc độ tăng trưởng cao hơn 2,5 lần so với tốc độ tăng trưởng GDP.  

Nhận thực được tầm quan trọng đối với sự phát triển của công nghệ trong thời đại mới, Chính phủ đã ban hành Nghị định 13/2019/NĐ-CP về doanh nghiệp khoa học và công nghệ (KHCN), trong đó nhấn mạnh đến chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp (DN) lĩnh vực này. Nghị định có hiệu lực từ ngày 20/3/2019 đã mang lại nhiều hy vọng đối với các doanh nghiệp hoạt động trong ngành, mở ra những hướng đi mới đối với lĩnh vực khoa học công nghệ của đất nước nói chung.

Cụ thể, các DN sẽ được miễn thuế thu nhập DN 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo. Bên cạnh đó, các DN cũng được miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước theo quy định về đất đai.

Đồng thời, các dự án đầu tư sản xuất sản phẩm hình thành từ kết quả KHCN được vay vốn tín dụng đầu tư của nhà nước; được Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ phát triển KHCN của Bộ, cơ quan ngang bộ tài trợ, cho vay với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ lãi suất vay tối đa 50% lãi suất vay vốn tại ngân hàng thương mại và bảo lãnh để vay vốn.

Ngoài ra, DN KHCN cũng được hưởng ưu đãi về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; được ưu tiên, không thu phí dịch vụ khi sử dụng trang thiết bị tại các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, cơ sở nghiên cứu khoa học và công nghệ của nhà nước hay được miễn lệ phí trước bạ khi đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà...

Tại Diễn đàn quốc gia về doanh nghiệp công nghệ Việt vừa mới tổ chức mới đây, ông Nguyễn Xuân Thành, Trưởng phòng chính sách công và quản lý Fulbright cho rằng, Chính phủ không thể rót vốn liên tục cho các start-up, tuy nhiên cơ quan quản lý nhà nước có thể đưa ra những giải pháp khác bằng những ưu đãi về thuế. Đơn cử cho điều này là việc giảm thuế thu nhập cá nhân cho lực lượng nhân sự làm công nghệ, hay đưa ra các ưu đãi về thuế đối với nhóm nhân lực trong lĩnh vực nghiên cứu phát triển (R&D).

Trở ngại cần loại bỏ

Cần tạo thêm những ưu đãi hợp lý cho doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp công nghệ (Ảnh TL)

Cần tạo thêm những ưu đãi hợp lý cho doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp công nghệ (Ảnh TL)

Chia sẻ về thực tế tại Việt Nam, ông Thành cho biết các doanh nghiệp thường kêu ca bởi nhà nước tuy đã có chính sách ưu đãi nhưng việc kiếm đủ giấy tờ để chứng minh mình thuộc diện được hưởng ưu đãi cũng rất tốn kém và mệt mỏi. “Ở chiều ngược lại, các chính sách ưu đãi thuế mà chúng ta đang dành cho doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp FDI lại đang làm rất tốt, rất nhanh. Điều này cho thấy, chúng ta cần phải ưu đãi thuế một cách thông minh hơn”, ông Thành nói.

Cùng quan điểm với chuyên gia đến từ Fullbright, ông Nguyễn Thế Tân, Tổng Giám đốc VCCorp cho rằng, chính sách dành cho công ty sáng tạo công nghệ Việt Nam đang ở mức kém nhất so với các công ty outsource hay các công ty công nghệ xuyên biên giới. Cụ thể, ở Trung Quốc, doanh nghiệp sáng tạo công nghệ đang được hưởng mức bảo hộ ưu đãi thuế.

Điều tương tự cũng đang diễn ra tại Mỹ khi Amazon là doanh nghiệp có lợi nhuận hàng tỷ USD nhưng lại đóng thuế 0 đồng. “Trong khi đó ở Việt Nam, mức thuế mà những doanh nghiệp công nghệ như chúng tôi phải đóng dao động từ 15-20% doanh thu, chứ không phải là 15-20% tính trên lợi nhuận như các nước. Điều này bởi thuế VAT và thuế thu nhập doanh nghiệp đang áp dụng rất cao” - ông Nguyễn Thế Tân cho hay.

Theo ông Tân, những rào cản chính sách khiến nhiều doanh nghiệp Việt nhiều khi nhìn thấy được vấn đề, muốn giải quyết nó nhưng lại không dám làm dù có đủ năng lực về mặt công nghệ. Để giải quyết vấn đề này, ông Tân đề xuất quan điểm nên phân loại các doanh nghiệp công nghệ theo nhiều nhóm khác nhau, dựa trên mức độ ưu tiên khi đề ra các chính sách thuế. Việc phân loại này nhằm mục đích ưu tiên hơn cho nhóm các doanh nghiệp tạo ra nhiều giá trị.

Cụ thể hơn, ông Tân cho rằng Nhà nước nên coi ngành nội dung số là một ngành kinh tế trọng điểm. Điều này là bởi các công ty nội dung số trong nước đang sử dụng chất xám trong nước để giải quyết được vấn đề của chính Việt Nam, giải được bài toán Việt Nam, từ đó tạo ra giá trị rất cao. Đồng thời, cơ quan quản lý cũng nên có cách tiếp cận mới đối với vấn đề này. Chính sách thuế nên được sử dụng như một công cụ bảo hộ giúp các doanh nghiệp phát triển.

Minh Thùy

Tin khác

Sau bê bối rửa tiền, công ty gia đình Trung Quốc thưa dần trên đất Singapore

Sau bê bối rửa tiền, công ty gia đình Trung Quốc thưa dần trên đất Singapore

(CLO) Tại Singapore, tốc độ tăng trưởng của các văn phòng gia đình Trung Quốc đang chậm lại do hậu quả từ vụ bê bối rửa tiền trị giá hàng tỷ USD năm ngoái và việc kiểm tra chặt chẽ hơn đối với những cá nhân nộp đơn mới.

Thị trường - Doanh nghiệp
Duy trì sức tăng trưởng, doanh thu quý I/2024 BSR đạt 30.696 tỷ đồng

Duy trì sức tăng trưởng, doanh thu quý I/2024 BSR đạt 30.696 tỷ đồng

(CLO) Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (mã CK: BSR - UPCoM) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 30.696 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 1.195 tỷ đồng và nộp NSNN đạt 3.355 tỷ đồng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

(NB&CL) Nền kinh tế Việt Nam trong quý I/2024 tiếp tục phục hồi, đạt nhiều kết quả quan trọng, đáng khích lệ, khá toàn diện trên các lĩnh vực, đời sống người dân tiếp tục được cải thiện, tạo nền tảng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP 6 - 6,5% trong năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

(CLO) Dù đợt nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới diễn ra 1 ngày, song mức tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục.

Thị trường - Doanh nghiệp
Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

(CLO) Reuters đưa tin, dẫn lời các nhà tư vấn thương mại và chủ ngân hàng, cũng như các nhà nhập khẩu và xuất khẩu, có tới một nửa số giao dịch thương mại giữa Nga và Trung Quốc được thực hiện thông qua các bên trung gian.

Thị trường - Doanh nghiệp