Những nghệ nhân giữ “lửa nghề" chế tác kim hoàn thủ công tại Hà Thành

Thứ năm, 25/08/2022 13:25 PM - 0 Trả lời

(CLO) Làng nghề kim hoàn Định Công (Quận Hoàng Mai, Hà Nội) có bề dày lịch sử với rất nhiều những thăng trầm ở đất Hà Thành. Đến nay làng nghề này chỉ còn lại một số nghệ nhân “bám” nghề, như nhắc nhở cháu con về một lịch sử vang danh mà cha ông đã dày công gây dựng.

Sau một thời gian tìm hiểu, chúng tôi mới có duyên gặp được nghệ nhân chế tác kim hoàn Quách Văn Trường, thuộc làng Định Công, quận Hoàng Mai (Hà Nội). Hiện nghệ nhân Trường đã 80 tuổi và là một trong những nghệ nhân hiếm hoi vẫn còn giữ “lửa nghề” và rất muốn truyền lại nghề truyền thống cho thế hệ tương lai.

Học nghề, làm nghề từ khi 10 tuổi

Làng Định Công, quận Hoàng Mai (Hà Nội) vốn nổi tiếng với nghề mỹ nghệ kim hoàn (hay kim hoàn đậu bạc) tại đất Thăng Long xưa. Tuy nhiên, đến hiện tại những xưởng làm vàng bạc xưa kia nay đã không còn, mà thay vào đó là những cửa hàng, quán ăn mọc như nấm dọc suốt tuyến phố Định Công. Theo tìm hiểu, ở làng Định Công hiện tại chỉ còn 2 hộ gia đình làm nghề chế tác kim hoàn đậu bạc truyền thống, trong đó có gia đình nghệ nhân Quách Văn Trường. 

Nhà của nghệ nhân Quách Văn Trường nằm sâu trong con ngõ nhỏ của phố Định Công Thượng (quận Hoàng Mai, Hà Nội). Ngôi nhà cao tầng sừng sững trước mắt là thành quả lao động của ông Trường và cậu con trai Quách Phan Tuấn Anh xây dựng lên. 

nhung nghe nhan giu lua nghe che tac kim hoan thu cong tai ha thanh hinh 1

Nghệ nhân Quách Văn Trường - Ảnh: Đình Trung

Video nghệ nhân Quách Văn Trường chia sẻ với phóng viên

X

Nghệ nhân Quách Văn Trường sinh năm 1942 (80 tuổi). Ở cái tuổi "gần đất xa trời" nhưng người nghệ nhân từng gắn bó với nghề kim hoàn đậu bạc quá nửa đời người hiện vẫn minh mẫn, vui tươi khi biết chúng tôi là phóng viên tới tìm hiểu về nghề truyền thống. Ông Trường cho biết, ông học nghề từ năm 10 tuổi, khi đó nhận thức còn hạn chế nhưng ông đã tự tay chế tác bạc tại nhà. Đặc biệt, khi đó gia đình ông làm nghề đậu bạc có tiếng trong làng Định Công. 

Ông Trường chia sẻ: "Lúc đó tôi vừa đi học về thì bắt tay vào phụ giúp gia đình. Mà không phụ giúp thì cũng nhìn các cụ làm mình cũng mày mò học theo. Đến khi 17 tuổi thì tôi vào Hợp tác xã cho đến năm 1965 từ người thợ bập bẹ, nhưng 1-2 năm sau tôi trở thành thợ chính của Hợp tác xã, tham gia quản trị, ban kiểm soát. Và làm công việc kế toán cho Hợp tác xã, tổ trưởng tổ sản xuất... Từ ăm 1962 đến 1964 tôi đã trở thành người thợ cả của Hợp tác xã".

"Ở thời điểm đó, những người già như thế hệ ông, bố và chú... đều tuân thủ theo chỉ đạo cấp trên. Trừ những người giỏi nghề hoặc những người có tay nghề bằng tôi thì có thể phát triển tự do. Còn đối với người yếu nghề hơn thì tôi chỉ đạo, hướng dẫn họ. Khi đó tôi là người chỉ đạo cả Hợp tác xã, những cái gì cần làm thêm thì tôi tự sửa", nghệ nhân Trường tâm sự. 

Trở về từ chiến trường năm 1971, ông Trường tiếp tục gắn bó với nghề làm đậu bạc truyền thống. Ở thời điểm khó khăn nhất, khi sản phẩm bạc được sản xuất ra nhưng chưa được người dân ưa chuộng nhiều, nghệ nhân Trường đã nảy ra ý tưởng chế tác thủ công những mẫu bạc độc đáo, tinh xảo thu hút rất nhiều người có thú vui mua sắm đồ trang sức. Ông Trường cho biết, khi đó mọi sản phẩm bằng bạc do ông chế tác ra đều được mọi người đón nhận và yêu thích. 

nhung nghe nhan giu lua nghe che tac kim hoan thu cong tai ha thanh hinh 2

Những tấm bằng khen, giấy chứng nhận mà hai cha con nghệ nhân Quách Văn Trường và Quách Phan Tuấn Anh được các đơn vị, tổ chức khen tặng

Ông Trường nhớ lại thời điểm nghề kim hoàn đậu bạc làng Định Công được mọi người biết đến rộng rãi, "Vào năm 1983, khi đó tôi được một Ban tổ chức Festival quốc tế diễn ra tại Liên Xô (cũ) liên hệ đặt chế tác sản phẩm Hoa bướm cài áo để làm quà lưu niệm. Sau đó sản phẩm này được nhiều người ở Thủ đô Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung biết đến". 

Tuy nhiên, ông Trường chia sẻ, để trở thành một nghệ nhân đậu bạc chuyên nghiệp, đòi hỏi người học cần có ý chí kiên định, tỉ mỉ, tận tâm với nghề thì mới theo được. Đây đều là những yếu tố quan trọng tạo nên một người nghệ nhân kim hoàn đậu bạc giỏi. 

Ông Trường đưa ra lời khuyên: "Những ai muốn theo học nghề kim hoàn đậu bạc ở làng Định Công, thì cần nhớ một điều rằng không nghề nào là dễ cả, có những nghề trông tưởng dễ nhưng hoàn toàn khó khăn. Vì vậy, các cháu cần kiên định - mày mò - tìm tòi - chịu khó mới theo học được nghề này".

Giờ đây, ở tuổi 80 mặc dù vẫn rất yêu nghề nhưng do tuổi cao sức yếu nên ông nghệ nhân Trường thay làm nghề mà làm người "truyền lửa" cho thế hệ các con, các cháu. Ông Trường vẫn tâm đắc câu nói: "Nghề kim hoàn đậu bạc làng Định Công được truyền lại cho hậu thế là niềm vui của tôi rồi". 

Ông Trường nói: "Nghề đậu bạc ở làng Định Công có lịch sử lâu đời, bởi vậy tôi rất muốn truyền lại nghề gia truyền này cho thế hệ tương lai. Tuy nhiên, khi mở lớp đào tạo nghề đậu bạc thì có rất ít người theo học, nhiều nhất cũng khoảng 10 đến 20 người. Càng về sau càng ít người theo học, có thời điểm chỉ còn 2-3 người tới xin theo học. Rào cản lớn nhất của người theo học chính là sự tự giác, kiên trì, tỉ mì với nghề và chịu khó thì mới theo được". 

Theo nghề mỹ nghệ kim hoàn truyền thống do cơ duyên

Với mong muốn "truyền lửa" nghề kim hoàn đậu bạc cho thế hệ các con, các cháu, nghệ nhân Quách Văn Trường cho biết: "May mắn khi con trai của tôi là Quách Phan Tuấn Anh đã rẽ ngang sự nghiệp để theo nghề của tôi. Trước đó, nó học trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Ngay sau khi tốt nghiệp xong thì nó được tôi chỉ nghề, tự mày mò, cần mẫn từ đó cho tới bây giờ".

Con trai nghệ nhân Trường không trực tiếp chế tác bạc tại nhà mà anh có một cơ sở riêng tại khuôn viên đình Định Công Thượng tại đường Xương Trạch (quận Hoàng Mai, Hà Nội). Tính đến nay đã hơn 20 năm theo nghề bố truyền lại, anh Tuấn Anh nhớ lại câu trả lời đầu tiên của bố hỏi? (Con có muốn theo nghề kim hoàn đậu bạc của bố không?), anh Tuấn Anh cho biết: "Khi được bố tôi hỏi vậy, tôi dứt khoát trả lời rằng nghề này hoàn toàn khác xa với tính cách của tôi, bởi vì quá tỉ mỉ, kiên trì mới làm được. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại đúng là nghề chọn người, càng làm càng cuốn, thậm chí bất kể ngồi chỗ nào nếu mang theo đồ nghề tôi đều có thể làm được". 

Sản phẩm mà anh Quách Phan Tuấn Anh - con trai ông Quách Văn Trường chế tác

nhung nghe nhan giu lua nghe che tac kim hoan thu cong tai ha thanh hinh 3

Cơ sở của anh Quách Phan Tuấn Anh (áo đen) - con trai nghệ nhân Quách Văn Trường nằm trong khuôn viên đình Định Công Thượng tại đường Xương Trạch (quận Hoàng Mai, Hà Nội). Theo lời kể của anh Tuấn Anh, hiện cơ sở chế tác bạc có khoảng 10 nhân công hàng ngày tạo ra các sản phẩm bạc theo đơn đặt hàng của các cửa hàng, doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh thành trên cả nước - Ảnh: Đình Trung

nhung nghe nhan giu lua nghe che tac kim hoan thu cong tai ha thanh hinh 4

Các nhân công tại cơ sở sản xuất bạc của anh Tuấn Anh ai nấy đều cần mẫn, tỉ mỉ trên từng sản phẩm bạc thủ công

nhung nghe nhan giu lua nghe che tac kim hoan thu cong tai ha thanh hinh 5

Anh Tuấn Anh đang tỉ mỉ trên 1 sản phẩm bạc thủ công

nhung nghe nhan giu lua nghe che tac kim hoan thu cong tai ha thanh hinh 6

Cận cảnh một sản phẩm bạc do chính tay anh Tuấn Anh chế tác

nhung nghe nhan giu lua nghe che tac kim hoan thu cong tai ha thanh hinh 7

Một tác phẩm tranh chế tác bằng bạc do chính tay anh Tuấn Anh tạo ra

nhung nghe nhan giu lua nghe che tac kim hoan thu cong tai ha thanh hinh 8

Tác phẩm Rồng bằng bạc ấn tượng, bắt mắt

nhung nghe nhan giu lua nghe che tac kim hoan thu cong tai ha thanh hinh 9

Tác phẩm Rắn hổ mang bằng bạc

nhung nghe nhan giu lua nghe che tac kim hoan thu cong tai ha thanh hinh 10

Tác phẩm con Công đậu trên cành hoa đào do con trai nghệ nhân Quách Văn Trường chế tác

nhung nghe nhan giu lua nghe che tac kim hoan thu cong tai ha thanh hinh 11

Tác phẩm Trâu bạc

nhung nghe nhan giu lua nghe che tac kim hoan thu cong tai ha thanh hinh 12
nhung nghe nhan giu lua nghe che tac kim hoan thu cong tai ha thanh hinh 13
nhung nghe nhan giu lua nghe che tac kim hoan thu cong tai ha thanh hinh 14

Tác phẩm bằng bạc gây ấn tượng nhất có lẽ là tác phẩm chiếc cúp World Cup

nhung nghe nhan giu lua nghe che tac kim hoan thu cong tai ha thanh hinh 15

Với sự yêu nghề, tận tâm với nghề chế tác kim hoàn. Hai cha con nghệ nhân Quách Văn Trường và Quách Phan Tuấn Anh đã gặt hái được vô số danh hiệu gồm bằng khen, giấy chứng nhận từ các đơn vị, tổ chức trong và ngoài nước

nhung nghe nhan giu lua nghe che tac kim hoan thu cong tai ha thanh hinh 16

Anh Quách Phan Tuấn Anh được trao bằng khen khi có sản phẩm đạt giải thưởng Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2020

nhung nghe nhan giu lua nghe che tac kim hoan thu cong tai ha thanh hinh 17

Giấy chứng nhận sản phẩm tranh đậu bạc Phố Hiến đạt giải nhì trong cuộc thi thiết kế sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch Hưng Yên năm 2020

nhung nghe nhan giu lua nghe che tac kim hoan thu cong tai ha thanh hinh 18

Giấy chứng nhận tác phẩm "gà gáy sáng" sáng đạt giải Nhất cuộc thi Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2020.

Nói về thời điểm mới vào nghề, mọi khó khăn cứ dồn dập tới, anh Tuấn Anh tâm sự: "Mới làm nghề tôi gặp vô vàn khó khăn, từ chế tác lẫn tìm đầu ra cho sản phẩm. May mắn tôi sinh ra trong gia đình nghề kim hoàn đậu bạc truyền thống và từng học 4 năm ở trường Đại học Kinh tế quốc dân giúp tôi nhìn thấy cơ hội, thị trường phát triển nghề của gia đình". 

Cố gắng từng ngày, tận tâm tận huyết và đến năm 2005, anh Tuấn Anh mở một lớp đào tạo nghề với hơn 10 người, từ đó tới nay họ cũng chính là nguồn nhân lực chính tại cơ sở chế tác kim hoàn của gia đình anh. 

Chứng kiến tự tỉ mỉ, kì công trong khâu chế tác của các nhân công tại cơ sở sản xuất bạc của anh Quách Phan Tuấn Anh, chúng tôi mới thấu hiểu sự vất vả, cần mẫn của người thợ kim hoàn đậu bạc ở làng Định Công. Tuy nhiên, nhờ bàn tay tài hoa và óc thẩm mỹ sáng tạo, những sản phẩm bạc của gia đình anh được mọi người tin dùng, nhiều cửa hàng bạc trên Thủ đô Hà Nội nhập hàng với lượng rất lớn. Thậm chí, một số sản phẩm của anh Tuấn Anh được mang ra triển lãm tại các buổi Triển lãm thủ công mỹ nghệ. 

Chia sẻ về thành quả giá trị nhất, anh Tuấn Anh cho biết: "Tôi được trao tặng bằng khen Nghệ nhân Hà Nội năm 2017, đây là sự ghi nhận sự đóng góp trong nghề làm bạc vì có rất nhiều chuyên gia tham gia đánh giá khả năng, năng lực cá nhân với nghề kim hoàn đậu bạc. Ngoài ra, tôi cũng tham gia một số cuộc thi đồ Thủ công mỹ nghệ và từng đoạt giải Nhất, Nhì, Ba... tương đối nhiều".

Anh Tuấn Anh tâm sự, anh sẽ cố gắng phát triển và truyền lại nghề kim hoàn đậu bạc cho các bạn trẻ muốn theo nghề. Đồng thời anh sẽ tham gia nhiều sự kiện về nghề để thể hiện khả năng, năng lực của bản thân và cố gắng gặt hái được thêm nhiều thành công hơn nữa. 

Trung Nguyễn

Bình Luận

Tin khác

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản gốm Việt

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản gốm Việt

(CLO) Hội thảo mang tới nhiều thông tin về gốm Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử; bảo tồn và phát huy giá trị di sản nghề gốm cổ truyền ở Việt Nam.

Đời sống văn hóa
Đại lễ Phật đản năm 2024 tại Ninh Bình lan tỏa tình yêu thương, đoàn kết, kiến tạo thế giới hòa bình

Đại lễ Phật đản năm 2024 tại Ninh Bình lan tỏa tình yêu thương, đoàn kết, kiến tạo thế giới hòa bình

(CLO) Ngày 18/5, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Ninh Bình phối hợp chùa Bái Đính long trọng tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568-Dương lịch 2024.

Đời sống văn hóa
Trải nghiệm vườn nho hạ đen trĩu quả ở ngoại thành Hà Nội

Trải nghiệm vườn nho hạ đen trĩu quả ở ngoại thành Hà Nội

(CLO) Những năm gần đây, người dân trồng nho hạ đen ở xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, TP Hà Nội đã kết hợp việc nuôi trồng thông thường với du lịch, đem lại nhiều lợi nhuận và thu hút du khách gần xa tới trải nghiệm.

Đời sống văn hóa
Ấn tượng chương trình quảng diễn đường phố 'Quê hương mùa Sen nở'

Ấn tượng chương trình quảng diễn đường phố 'Quê hương mùa Sen nở'

(CLO) Chương trình quảng diễn đường phố "Quê hương mùa Sen nở" diễn ra sôi động với sự tham gia trình diễn của gần 1.000 nghệ sĩ, diễn viên, nghệ nhân.

Đời sống văn hóa
Thái Bình: Tổ chức nhiều hoạt động tại Tuần du lịch năm 2024

Thái Bình: Tổ chức nhiều hoạt động tại Tuần du lịch năm 2024

(CLO) Tỉnh Thái Bình kỳ vọng, thông qua các hoạt động của Tuần du lịch, tiếp tục đẩy mạnh công tác quảng bá, giới thiệu tiềm năng du lịch của tỉnh; thu hút người dân, du khách trong và ngoài nước tiếp tục đến với Thái Bình trong mùa du lịch năm 2024.

Đời sống văn hóa