Nỗi lo bong bóng tài sản đe dọa thị trường Trung Quốc

Thứ tư, 27/01/2021 06:48 AM - 0 Trả lời

(CLO) Một cơn chấn động đã tràn qua các thị trường tài chính Trung Quốc sau khi ngân hàng trung ương rút tiền mặt khỏi hệ thống ngân hàng. Một quan chức nhà nước cấp cao của nước này đã phải đưa ra cảnh báo về nguy cơ bong bóng tài sản.

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đột ngột rút tiền mặt ra khỏi hệ thống ngân hàng, đặt ra lo ngại về bong bóng tài sản. Ảnh: Getty

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đột ngột rút tiền mặt ra khỏi hệ thống ngân hàng, đặt ra lo ngại về bong bóng tài sản. Ảnh: Getty

Theo Bloomberg, vào hôm 26/1, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã đột ngột rút khoảng 12 tỷ USD thông qua các hoạt động thị trường mở. Quyết định này được đánh giá là bất thường khi chỉ còn vài tuần trước khi kỳ nghỉ Tết Nguyên đán diễn ra, bởi người dân thường cần nhiều tiền mặt hơn để đi du lịch cũng như tặng quà trong dịp lễ lớn nhất năm này. Động thái này cũng đi ngược lại với các thông tin như báo chí Trung Quốc đưa ra trước đó, cho rằng thanh khoản sẽ không bị thắt chặt trước kỳ nghỉ lễ.

Mặc dù khoản tiền rút ra rất ít, tuy nhiên, quyết định này cũng cho thấy chính quyền Bắc Kinh cũng ngày càng cảnh giác hơn về nguồn tiền rẻ và dồi dào trên thị trường.

Trả lời giới truyền thông Trung Quốc, Cố vấn PBOC – ông Ma Jun cho rằng rủi ro bong bóng tài sản, chẳng hạn như thị trương chứng khoán hoặc bất động sản, sẽ vẫn còn tiếp diễn nếu Trung Quốc không chuyển trọng tâm sang tăng trưởng việc làm và quản lý lạm phát.

Trước quyết định trên của ngân hàng trung ương Trung Quốc, thị trường chứng khoán Hồng Kông đã phản ứng mạnh mẽ. Chỉ số Hang Seng giảm 2,6% so với mức cao kỷ lục kể từ tháng 6/2018, dẫn đầu là Hong Kong Exchanges & Clearing Ltd. với mức giảm 7,2% và  cổ phiếu của Tencent Holdings lao dốc đến 6,3%. 

Thanh khoản dồi dào giúp thúc đẩy giá cổ phiếu tại Hồng Kông và Trung Quốc đại lục. Ảnh: Bloomberg

Thanh khoản dồi dào giúp thúc đẩy giá cổ phiếu tại Hồng Kông và Trung Quốc đại lục. Ảnh: Bloomberg

Trước đó, “ông lớn” công nghệ Trung Quốc – Tencent đã chứng kiến giá cổ phiếu tăng 11% trên sàn giao dịch Hồng Kông vào hôm 25/1- mức cao nhất kể từ năm 2011 và nâng giá trị vốn hóa thị trường của tập đoàn Tencent Holdings lên gần 950 tỷ USD. Thời gian gần đây, Tencent là một gương mặt đáng chú ý đối với giới đầu tư cũng như hưởng lợi nhất từ sự lạc quan của các nhà đầu tư về lĩnh vực công nghệ. Nếu đà tăng tiếp tục, Tencent sẽ là công ty Trung Quốc thứ hai gia nhập câu lạc bộ nghìn tỷ USD sau sau khi PetroChina gần đạt được giá trị vốn hóa này vào cuối năm 2007.

Tại thị trường Trung Quốc đại lục, lãi suất vay liên ngân hàng tăng 36 điểm cơ bản lên mức 2,78% hôm 26/1- mức cao nhất trong vòng một năm trở lại đây. Các hợp đồng tương lai của trái phiếu chính phủ Trung Quốc đến hạn trong một thập kỷ đã sẵn sàng cho sự sụt giảm lớn nhất kể từ tháng 9, trong khi chỉ số CSI 300 của cổ phiếu ở Thượng Hải và Thâm Quyến, vốn đã đạt mức cao kỷ lục của năm 2007, giảm 2%.

“PBOC muốn đưa các nhà đầu tư thoát khỏi “sự cuồng ảo” do các nguồn thanh khoản dồi dào trong tháng 12 vừa qua”, Xing Zhaopeng – nhà kinh tế tại Australia & New Zealand Banking Group nhận định. “Ngân hàng trung ương Trung Quốc sẽ không nới lỏng hầu bao của họ, ít nhất là trong tuần này. Quyết định này sẽ khiến cho thanh khoản trong những tháng tới đây trở nên rất eo hẹp”.

Vào hôm 25/1, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc – ông Yi Gang cho biết PBOC sẽ tìm cách hỗ trợ tăng trưởng nền kinh tế, đồng thời hạn chế rủi ro đối với hệ thống tài chính nhằm hưởng ứng những chính sách tiền đề của chính phủ. Chia sẻ thêm, ông Yi nhấn mạnh rằng tỷ lệ nợ trên tổng sản lượng của Trung Quốc đã tăng vọt lên mức khoảng 280% vào cuối năm ngoái.

Hương Vũ

                                                                                                        

Tin khác

Sau bê bối rửa tiền, công ty gia đình Trung Quốc thưa dần trên đất Singapore

Sau bê bối rửa tiền, công ty gia đình Trung Quốc thưa dần trên đất Singapore

(CLO) Tại Singapore, tốc độ tăng trưởng của các văn phòng gia đình Trung Quốc đang chậm lại do hậu quả từ vụ bê bối rửa tiền trị giá hàng tỷ USD năm ngoái và việc kiểm tra chặt chẽ hơn đối với những cá nhân nộp đơn mới.

Thị trường - Doanh nghiệp
Duy trì sức tăng trưởng, doanh thu quý I/2024 BSR đạt 30.696 tỷ đồng

Duy trì sức tăng trưởng, doanh thu quý I/2024 BSR đạt 30.696 tỷ đồng

(CLO) Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (mã CK: BSR - UPCoM) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 30.696 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 1.195 tỷ đồng và nộp NSNN đạt 3.355 tỷ đồng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

(NB&CL) Nền kinh tế Việt Nam trong quý I/2024 tiếp tục phục hồi, đạt nhiều kết quả quan trọng, đáng khích lệ, khá toàn diện trên các lĩnh vực, đời sống người dân tiếp tục được cải thiện, tạo nền tảng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP 6 - 6,5% trong năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

(CLO) Dù đợt nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới diễn ra 1 ngày, song mức tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

(CLO) Giá lương thực, xăng dầu và giá dịch vụ y tế đã khiến CPI 4 tháng đầu năm 2024 tăng 3,93% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,81%.

Kinh tế vĩ mô