Nỗi lo độc quyền về giá cước vận tải đang dần hiện hữu

Thứ bảy, 12/12/2020 06:00 AM - 0 Trả lời

(CLO) Việc Grab tăng giá cước và mức chiết khấu gần đây đã khiến tài xế và khách hàng vô cùng cùng bức xúc. Đặc biệt khi Grab đang nắm giữ hơn 70% thị phần dịch vụ đặt xe tại Việt Nam đang làm tăng thêm những lo ngại về độc quyền giá cước vận tải.

Việc Grab tăng giá cước và mức chiết khấu gần đây đã khiến tài xế và khách hàng vô cùng cùng bức xúc. Ảnh: TL

Việc Grab tăng giá cước và mức chiết khấu gần đây đã khiến tài xế và khách hàng vô cùng cùng bức xúc. Ảnh: TL

Grab đang thỏa thuận “thâu tóm” Gojek

Trước thông tin hai công ty đặt xe qua ứng dụng điện thoại Grab sẽ sáp nhập Gojek, nhiều người lo ngại hãng vận chuyển số 1 tại châu Á này sẽ độc quyền về giá cước cũng như “ép chặt” chiết khấu của tài xế.

Hãng tin Bloomberg dẫn một nguồn tin thân cận cho biết, đầu tháng 12 này, hai công ty đặt xe qua ứng dụng điện thoại Grab Gojek đã đạt được nhiều bước tiến quan trọng trong tiến trình phác thảo thoả thuận sáp nhập 2 Tập đoàn này.

Grab đang có mặt tại 8 quốc gia trong khu vực, được định giá hơn 14 tỷ USD trong lần định giá mới nhất còn Gojek có giá trị 10 tỷ USD, hiện diện tại Indonesia, Singapore, Philippines, Thái Lan và Việt Nam.

Kênh truyền hình CNBC đưa tin, Hiệp hội vận tải xe hai bánh của Indonesia (Garda Indonesia) đã lên tiếng trước những thông tin về việc hợp nhất giữa Grab và Gojek. Theo đó, Garda bác bỏ kế hoạch này và đe doạ sẽ tổ chức một cuộc biểu tình lớn nếu kế hoạch được thông qua.

Theo người đứng đầu Garda, các tài xế này cho rằng việc sáp nhập giữa Gojek và Grab sẽ chỉ đem lại lợi ích cho bản thân hai doanh nghiệp này và lợi ích của các tài xế sẽ bị bỏ qua. Đồng thời, vụ sáp nhập sẽ dẫn tới sự cạnh tranh không lành mạnh, dẫn tới thế độc quyền trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ gọi xe ở Indonesia.

Nếu thành công, đây sẽ thương vụ sáp nhập trong lĩnh vực ứng dụng nền tảng internet trên hệ thống di động lớn nhất Đông Nam Á. Thị trường chính của cả 2 doanh nghiệp này đều nằm ở các quốc gia tại khu vực Đông Nam Á như Malaysia, Singapore, Việt Nam, Thái Lan, Indonesia,...

Để đi vào thực tế, thương vụ sáp nhập giữa hai công ty cung cấp ứng dụng đặt xe lớn nhất khu vực cần nhận được sự đồng ý của cơ quan chức năng.

Chẳng hạn tại Việt Nam, hiện tại Grab đang nắm giữ 70% thị phần gọi xe, theo công ty nghiên cứu thị trường New York ABI Research. Do đó, trong trường hợp sáp nhập, Grab phải thông qua Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia Việt Nam.

Chính điều này khiến người dùng lo ngại trong trường hợp hai gã khổng lồ đặt xe tại Đông Nam Á không còn cạnh tranh với nhau, họ chắc chắn sẽ không đua nhau tung ra những mã khuyến mại hấp dẫn với người dùng như trước. Thậm chí còn gia tăng xu hướng độc quyền về giá.

Một kịch bản từng diễn ra năm 2018 khi Grab công bố mua lại toàn bộ hoạt động của Uber tại Đông Nam Á, là giới tài xế bị cắt chiết khấu ở mức cao khiến mỗi cuốc xe trả cho tài xế sẽ rẻ hơn do phải “chia miếng bánh” với Grab.

Những lo ngại độc quyền về giá cước vận tải

Trước thông tin Nghị định 126 có hiệu lực thi hành từ ngày 5/12, Grab Việt Nam đã có một số động thái điều chỉnh. Lý do được đưa ra là việc tăng thuế giá trị gia tăng đến 10% với mỗi cuốc xe công nghệ theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP nên Grab đã tăng giá cước khiến mỗi cuốc xe của người dùng sẽ phải cộng thêm 10% thuế giá trị gia tăng.

Grab cũng thay đổi chính sách với lái xe với việc tăng tỉ lệ khấu trừ tính trên doanh thu cuốc xe đối với đối tác tài xế GrabBike tăng từ 23,6% lên 27,273%; với GrabCar, mức khấu trừ mới là 28,364% và 32,841% so với mức 23,6% và 28,375% trước kia. Cùng với tăng chiết khấu, Grab cũng tăng giá cước với mục đích bù lại mức tăng thuế.

Năm 2018 khi Grab công bố mua lại toàn bộ hoạt động của Uber tại Đông Nam Á, đã dấy lên những lo ngại chuyện độc quyền, tăng giá cước và thực tế đã chứng minh những lo ngại trên là có cơ sở. Ảnh minh họa

Năm 2018 khi Grab công bố mua lại toàn bộ hoạt động của Uber tại Đông Nam Á, đã dấy lên những lo ngại chuyện độc quyền, tăng giá cước và thực tế đã chứng minh những lo ngại trên là có cơ sở. Ảnh minh họa

Về phía Tổng cục Thuế, cơ quan này cho rằng việc tăng giá cước và giảm tỉ lệ chia do điều chỉnh thuế là không đúng. Do đó, Tổng cục Thuế nhấn mạnh, Grab có trách nhiệm điều chỉnh lại cơ cấu giá tính thuế để bảo đảm không ảnh hưởng đến người tiêu dùng cũng như thu nhập của tài xế.

Trên danh nghĩa được gọi là đối tác nhưng tài xế chịu chi phí rất nhiều, từ mua sắm phương tiện, đổ xăng xe, bỏ công sức lái xe, tiền sửa chữa, bảo hành xe nhưng Grab chỉ cung cấp ứng dụng gọi xe.

Thế nhưng Grab được quyền quyết định giá cước, được quyền đưa ra phần trăm chiết khấu... còn tài xế lại phải chịu toàn bộ thuế VAT, chịu thuế thu nhập...

Luật sư Bùi Đình Ứng - Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng, Grab đang có dấu hiệu trục lợi từ chính văn bản pháp lý được cho là sinh ra để quản lý việc nộp thuế của doanh nghiệp này.

Theo luật sư Ứng, sự ra đời của Nghị định 126/2020/NĐ-CP là cần thiết và kịp thời để quản chặt những doanh nghiệp kiểu như Grab trong nghĩa vụ nộp thuế. Nhưng Grab lại đổ nghĩa vụ nộp thuế đó cho tài xế và cả người tiêu dùng là bất hợp lý.  Các cơ quan chức năng cần vào cuộc để làm rõ vấn đề này.

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh giảng viên Học viện Tài chính cho rằng, câu chuyện Grab tăng giá cước và phần trăm khấu trừ trên mỗi cuốc xe của tài xế cho thấy hành lang pháp lý để quản lý những doanh nghiệp như Grab vẫn còn nhiều lỗ hổng.

Vì vậy, trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước là phải xác định rõ loại hình kinh doanh của Grab là gì để từ đó áp dụng mức thuế cho phù hợp.

Theo các chuyên gia kinh tế, một khi Grab thống lĩnh thị trường thì độc quyền sẽ nảy sinh nhiều hệ lụy, khách hàng không có sự lựa chọn. Khi thị trường có sự độc quyền gây bất lợi cho người tiêu dùng, người lao động, nhà nước thì khi đó, cần có cơ chế, chế tài để điều chỉnh.

Câu chuyện Grab thâu tóm hay tăng giá cước đã vẽ lên bức tranh có gam màu tối nguy cơ độc quyền, o ép tài xế thời công nghệ. Dù vậy, người tiêu dùng vẫn có thể lựa chọn quay về dịch vụ truyền thống.

Một số doanh nghiệp taxi truyền thống như Mai Linh, Vinasun, Thành Công cũng đã xây dựng phần mềm để cạnh tranh lại với Grab. Việc cần làm là các doanh nghiệp cần xây dựng một phần mềm đủ mạnh để có thể cạnh tranh với những gã khổng lồ đặt xe công nghệ nước ngoài.

Hoàng Lan

Tin khác

Cục Đường cao tốc Việt Nam yêu cầu gì với các trạm dừng nghỉ tạm trên cao tốc?

Cục Đường cao tốc Việt Nam yêu cầu gì với các trạm dừng nghỉ tạm trên cao tốc?

(CLO) Cục Đường cao tốc Việt Nam vừa có văn bản gửi các Ban quản lý dự án 2, 6, 7, 85, Thăng Long, đường Hồ Chí Minh về việc đảm an toàn giao thông đối với các công trình dừng nghỉ tạm trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông.

Giao thông
Đường sắt chạy hàng ngày đôi tàu SPT2/SPT1 tuyến Sài Gòn - Phan Thiết

Đường sắt chạy hàng ngày đôi tàu SPT2/SPT1 tuyến Sài Gòn - Phan Thiết

(CLO) Tin từ Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, từ tháng 5/2024, ngành đường sắt chạy hàng ngày đôi tàu SPT2/SPT1 Sài Gòn - Phan Thiết thay vì chạy một số ngày trong tuần như trước, phục vụ nhu cầu hành khách đi lại tăng cao dịp hè.

Giao thông
Hà Nội: Tổ chức giao thông cho phương tiện di chuyển qua nút giao Mai Dịch từ ngày 6/5

Hà Nội: Tổ chức giao thông cho phương tiện di chuyển qua nút giao Mai Dịch từ ngày 6/5

(CLO) Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội vừa có thông báo phân luồng tổ chức giao thông tạm thời cho các phương tiện qua nút giao Mai Dịch từ ngày 6/5 cho đến khi có quyết định bàn giao chính thức.

Giao thông
14,6 tỷ đồng nâng cấp 1,5km đường 'không thể nát hơn' tại Hạ Hòa, Phú Thọ

14,6 tỷ đồng nâng cấp 1,5km đường "không thể nát hơn" tại Hạ Hòa, Phú Thọ

(CLO) Nhiều năm không được nâng cấp, cải tạo, đường huyện 62, đoạn từ Quốc lộ 70B đi xã Gia Điền, thuộc khu 3, xã Phương Viên, huyện Hạ Hòa (Phú Thọ) đã xuống cấp rất nghiêm trọng, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân.

Giao thông
Bỏ cọc đấu giá biển số xe có nguy cơ bị cấm tham gia đấu giá trong 12 tháng

Bỏ cọc đấu giá biển số xe có nguy cơ bị cấm tham gia đấu giá trong 12 tháng

(CLO) Theo đề xuất mới nhất được Bộ Công an xây dựng tại dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ, người trúng đấu giá biển số xe không nộp đủ tiền thì không được nhận lại tiền đặt cọc và bị cấm tham gia đấu giá trong 12 tháng.

Giao thông