“Nông dân Việt Nam xuất sắc 2018” - Niềm tự hào của đất Việt

Chủ nhật, 14/10/2018 09:01 AM - 0 Trả lời

(CLO) Tối nay (14/10), Lễ tôn vinh và trao danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc 2018” sẽ được tổ chức trọng thể tại Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội (truyền hình trực tiếp trên kênh VTV- Đài Truyền hình Việt Nam). Một trong những nét đặc sắc của lễ tôn vinh, hứa hẹn mang lại ấn tượng cho người xem là chương trình nghệ thuật sử thi “Niềm tin cây lúa”.

Nhà báo Lưu Quang Định - Tổng Biên tập Báo NTNN/Điện tử Dân Việt, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Chương trình Tự hào Nông dân Việt Nam 2018, cho biết: "Chương trình Tự hào Nông dân Việt Nam được T.Ư Hội Nông dân Việt Nam chủ trì, phối hợp một số bộ, ngành tổ chức thường niên từ năm 2013 đến nay. Chương trình là ngày hội lớn của những người nông dân trên khắp cả nước, cổ vũ những tấm gương điển hình trong việc thi đua, nỗ lực cố gắng vượt qua mọi khó khăn, lập thành tích xuất sắc, góp phần làm giàu cho gia đình, địa phương và đất nước".

Là tổng đạo diễn chương trình Lễ tôn vinh và trao danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc 2018”, nhà báo Lưu Quang Định cho hay, chương trình nghệ thuật sử thi “Niềm tin cây lúa” được các nghệ sĩ dàn dựng và luyện tập công phu trong nhiều ngày qua. Với chủ đề “Niềm tin cây lúa”, chương trình nghệ thuật sử thi sẽ khắc hoạ nên hình ảnh của người nông dân trong suốt chiều dài lịch sử, cả trong thời chiến và thời bình.

Mặc dù phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, vất vả, nhưng với sự quả cảm, quyết tâm, bằng tình yêu với quê hương, đất nước, những người nông dân Việt Nam đã tạo dựng được những thành tựu lớn lao, góp phần vào sự đổi thay của đất nước nói chung và nền nông nghiệp Việt Nam nói riêng. Và dù ở hoàn cảnh nào, thời đại nào, hình ảnh người nông dân vẫn luôn là niềm tự hào của người dân đất Việt.

Báo Công luận
 Hình ảnh lễ tôn vinh 63 nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2016. Tiếp nối thành công lễ tôn vinh 63 nông dân Việt Nam xuất sắc sẽ diễn ra vào ngày 14/10/2017. Ảnh: danviet
Chương trình nghệ thuật được dàn dựng công phu, chia làm 5 chương. Chương 1 “Bức tranh quê hương tuyệt đẹp” dẫn dắt người xem đến với vùng quê thanh bình, tươi đẹp với cảnh nhà nông cày bừa, cấy hái, lũ trẻ ra đồng chăn trâu và chơi đùa... Những hình ảnh ấy được tái hiện và được tô đẹp thêm trên nền âm nhạc với ca khúc Ngày mùa của cố nhạc sĩ Văn Cao.

Chương 2 của chương trình đưa người xem đến với một khung cảnh khác: Sự đau thương, tan tác của làng quê do bị giặc tàn phá. Nhưng trong hoàn cảnh đó, những người dân quê vẫn quyết tâm không rời bỏ những tấc đất quê hương, vẫn đổ mồ hôi và máu thịt trên những luống cày, thửa ruộng để làm ra thóc gạo góp phần nuôi quân đánh thắng kẻ thù...

Không chỉ bám ruộng đồng, chăm lo việc cấy hái, những người nông dân đã nghe theo tiếng gọi của Đảng, của đất nước, tham gia những cuộc đấu tranh giành chính quyền, bảo vệ làng mạc và sẵn sàng lên đường nhập ngũ chiến đấu với quân xâm lược... Những nội dung này được thể hiện trong Chương 3 của màn nghệ thuật. 

Sau những cuộc đấu tranh và kết thúc trận chiến, những người lính - nông dân lại trở về với ruộng vườn, với quê hương và lại bắt tay ngay vào xây dựng cuộc sống mới, với quyết tâm “Không cho đất nghỉ, không ngừng tay ta”. Trên nền ca khúc “Bài ca thống nhất”, các nghệ sĩ thể hiện Chương 4 đầy quyết tâm, mạnh mẽ.

Màn nghệ thuật sử thi khép lại với những hình ảnh tươi vui, đẹp đẽ về những thành quả lớn mà nông dân tạo dựng nên sau những tháng ngày miệt mài lao động, với quyết tâm lớn và ý chí đóng góp cho sự phát triển của quê hương, đất nước. “Có sức người, sỏi đá cũng thành cơm” - đó là sự đúc kết về công lao của những người nông dân. Và với đóng góp đó, giai cấp nông dân hoàn toàn tự hào, ngẩng cao đầu bước tới, xứng đáng được tôn vinh Nông dân Việt Nam xuất sắc.

T.H

Tin khác

Họa sĩ Lê Vinh - Bậc thầy vẽ tranh bằng bút bi cực thực

Họa sĩ Lê Vinh - Bậc thầy vẽ tranh bằng bút bi cực thực

(NB&CL) Được đào tạo sử dụng các chất liệu màu nước, sơn dầu, lụa, khắc gỗ… nhưng họa sĩ Lê Vinh, chàng trai sinh năm 1979 tại huyện Ba Vì, Hà Nội, lại chọn hướng đi riêng sau khi tốt nghiệp, để rồi thể loại tranh vẽ bằng bút bi mới lạ đưa anh trở thành hiện tượng trong làng hội họa Việt Nam.

Đời sống văn hóa
Lễ hội đường phố Đồng Hới rực rỡ sắc màu

Lễ hội đường phố Đồng Hới rực rỡ sắc màu

(CLO) Ngày 28/4, tại trung tâm thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình), Ủy ban nhân dân thành phố Đồng Hới đã tổ chức Lễ hội đường phố năm 2024, với sự tham gia của hàng trăm nghệ sĩ biểu diễn nhiều tiết mục văn nghệ, thời trang...

Đời sống văn hóa
Trên đỉnh đồi C4 anh hùng

Trên đỉnh đồi C4 anh hùng

(CLO) Được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: Đồi C4 anh hùng, Đồi Ba cây thông… từ năm 1965 đến năm 1973 của thế kỷ trước, trên Đồi C4 đã diễn ra những trận chiến đấu ác liệt của các chiến sĩ Đại đội 4 thuộc Trung đoàn 228 nhằm tiêu diệt máy bay của Đế quốc Mỹ dội bom xuống cầu Hàm Rồng.

Đời sống văn hóa
Âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

(CLO) Chương trình "Khi âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật" của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam diễn ra vào chủ nhật cuối cùng mỗi tháng, miễn phí cho tất cả khách tham quan.

Đời sống văn hóa
Bảo tàng tỉnh Gia Lai tiếp nhận hơn 200 kỷ vật của Anh hùng Núp

Bảo tàng tỉnh Gia Lai tiếp nhận hơn 200 kỷ vật của Anh hùng Núp

(CLO) Việc trao tặng những kỷ vật của Anh hùng Núp cho Bảo tàng tỉnh Gia Lai với mong muốn lan tỏa những câu chuyện vô cùng thú vị về một người con ưu tú của các dân tộc Tây Nguyên.

Đời sống văn hóa