Nước Mỹ bất ổn trước thềm bầu cử: Lựa chọn của Trump, thông điệp của Biden

Thứ tư, 03/06/2020 17:12 PM - 0 Trả lời

(CLO) Tròn 5 tháng nữa, cuộc bầu cử Quốc hội Mỹ sẽ diễn ra. Cuộc đua giữa hai ứng viên Tổng thống, Donald Trump và Joe Biden bất ngờ trở nên nóng bỏng trong bối cảnh bất ổn diễn ra trên toàn nước Mỹ.

Các cử tri đang lắng nghe những thông điệp của hai ứng viên Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ tới, trước khi đi tới những quyết định cho cuộc bầu cử vào 3/11 - Ảnh: Reuters

Các cử tri đang lắng nghe những thông điệp của hai ứng viên Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ tới, trước khi đi tới những quyết định cho cuộc bầu cử vào 3/11 - Ảnh: Reuters

Cách xử lý khủng hoảng của ông Trump và chiến thuật tranh cử của ông Biden đang thu hút sự chú ý của cử tri. Sự phân hóa đã bắt và người chiến thắng chỉ còn cách đích 150 ngày…

Trump và cách giải quyết khủng hoảng

Hơn một tuần, kể từ sau cái chết của người đàn ông da đen George Floyd, người Mỹ vẫn chờ một thông điệp tốt đẹp từ Tổng thống về các cuộc biểu tình đang tàn phá đường phố. Theo thông lệ, một tổng thống có thể kêu gọi người dân bình tĩnh và triệu tập một cuộc họp tại Phòng Bầu dục để tìm ra một giải pháp ngay tức thì.

Tuy nhiên, bản năng của Donald Trump dường như đã làm trầm trọng thêm cảm giác khủng hoảng và chia rẽ. Không có một thông điệp mang tính xoa dịu hay kêu gọi lòng tin vào những giải pháp của chính phủ được đưa ra.

Thay vào đó, ông Trump đã dành cả một đêm dưới hầm trú ẩn để ‘nặn’ ra những phát ngôn mới trên Twitter, khi ca ngợi Cơ quan Mật vụ Hoa Kỳ đã bảo vệ ông và tweet rằng những người biểu tình vi phạm hàng rào Nhà Trắng, sẽ “được chào đón với những con chó hung ác nhất”.

Thậm chí, Trump còn khuyến khích các thị trưởng và thống đốc bang mạnh tay với những người biểu tình và sử dụng quân đội để trấn áp bạo lực đang gia tăng. Bằng cách sử dụng lực lượng an ninh Liên bang, Trump báo hiệu cho thấy ông đang làm mọi cách để giữ quyền lực của mình.

Nhưng trong cơn giận dữ của dân chúng, những phát ngôn đó chỉ kích động thêm sự chia rẽ và bạo lực; càng khoét sâu vào nỗi đau chủng tộc. Như thế, Trump dường như càng tạo ra sự bất ổn và hỗn loạn giữa “luật pháp và trật tự” mà ông gợi lên từ lâu.

Vấn đề phân biệt chủng tộc tại Mỹ không là mới và cái chết giống như của George Floyd cũng không mới. Nó chỉ là giọt nước tràn ly trong bối cảnh nước Mỹ đang đối mặt hàng loạt vấn đề, mà nổi cộm là đại dịch Covid-19 và tình trạng thất nghiệp gia tăng.

Các cuộc biểu tình đòi công lý cho George Floyd thực chất chỉ là đốm lửa nhỏ nhưng nó được châm lên đúng thời điểm để tạo ra ngọn lửa lớn.

Suốt nhiều tháng qua, người dân Mỹ đã tỏ ra thất vọng với cách giải quyết đại dịch Covid-19 có phần chủ quan của chính phủ, khiến Mỹ bắt đầu chậm hơn trong cuộc chiến chống lại virus Corona và hậu quả là hơn 100.000 người chết và gần 2 triệu người nhiễm bệnh.

Cú sốc Covid-19 khiến nền kinh tế Mỹ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hàng loạt công ty, xí nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh phải đóng cửa, xã hội như “ngừng thở”. Các doanh nghiệp không hoạt động kéo theo hàng triệu người thất nghiệp.

Theo con số của Bộ Lao động Mỹ, tính đến 1/6, hơn 40 triệu người Mỹ thất nghiệp – tỷ lệ cao chưa từng có kể từ sau cuộc Đại khủng hoảng năm 1930.

Các cuộc biểu tình đang lan rộng ra khắp nước Mỹ sau cái chết của người đàn ông ra đen George Floyd - Ảnh: Reuters

Các cuộc biểu tình đang lan rộng ra khắp nước Mỹ sau cái chết của người đàn ông ra đen George Floyd - Ảnh: Reuters

Báo cáo của Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ cho biết, hậu quả kinh tế của đại dịch sẽ ám ảnh nước Mỹ trong cả thập kỷ tới: Sản lượng kinh tế dài hạn của Mỹ tới năm 2030 sẽ sụt giảm 3%, tương đương 7.900 tỷ USD.

Đúng ở thời điểm các bang bắt đầu mở cửa trở lại sau một thời gian bị phong tỏa, “thỏa họa George Floyd” xảy ra. Nhưng một lần nữa, giống như đối với đại dịch Covid-19, Trump lại lựa chọn một cách giải quyết đúng với tính cách của mình: đổ lỗi.

Trump đổ lỗi cho đám đông biểu tình là “những kẻ vô chính phủ, những kẻ bạo loạn, đám đông bạo lực… cướp bóc và tội phạm”; đổ lỗi cho những “kẻ giật dây” gây ra tình trạng bạo lực và hỗn loạn xã hội.

Một mặt Trump bày tỏ sự cảm thông với Floyd, một mặt ông khẳng định mình là một Tổng thống của “Pháp luật và trật tự”. Thái độ của Trump rất rõ ràng, và chủ đề trong chiến dịch tranh cử Tổng thống cũng cụ thể: ông sẽ dùng luật pháp để duy trì sự ổn định và trật tự.

Nghĩa là mọi động lực để giải quyết bất ổn sẽ là “Pháp luật và trật tự”. Nó sẽ lấn át các chủ đề chủng tộc từng được sử dụng bởi các Tổng thống Cộng hòa Richard Nixon, Ronald Reagan và George H.W. Bush.

Trump và bộ máy tranh cử sẽ không ngừng tuyên truyền thông điệp về một người mạnh mẽ, chứ không phải là người hòa giải – như ứng viên Joe Biden của đảng Dân chủ, muốn xoa dịu tội phạm và hàn gắn “vết thương xã hội” từ nạn phân biệt chủng tộc.

Có điều, thái độ và cương lĩnh tranh cử “Pháp luật và trật tự” từng giúp Trump thắng cử năm 2016, đang vấp phải sự phản ứng từ dân chúng và thổi bùng bạo lực sau những phát biểu có phần kịch động.

Những người chỉ trích cho rằng Trump đã hưởng lợi khi từ bỏ việc lãnh đạo cuộc chiến chống lại đại dịch vẫn giết hàng nghìn người Mỹ mỗi ngày, để hướng vào vấn đề chủng tộc tồn tại nhiều thập kỷ ở Mỹ.

Nhà Trắng đã nhiều tuần không buồn tổ chức cuộc họp báo ngắn với các quan chức y tế công cộng, với tuyên bố sai lầm của Trump rằng ông đã “thắng thế trước đại dịch”. Việc ông từ chối đeo khẩu trang ở nơi công cộng là để chứng minh đại dịch đã qua.

Trump từng hối thúc tổ chức Hội nghị Quốc gia của đảng Cộng hòa tại Bắc Carolina, nhưng rồi hôm qua lại tuyên bố phải tìm một bang khác để tổ chức trước lo ngại về virus Corona, cho thấy sự mâu thuẫn của Tổng thống Mỹ.

Câu trả lời của Joe Biden

Cuộc đua vào chiếc ghế Tổng thống Mỹ đã trầm lắng vài tháng qua do đại dịch Covid-19 bỗng nhiên sôi động từ những sự kiện bất ngờ, trong chính nước Mỹ. Hậu quả từ cái chết của Floyd nằm ​​trong số đó và đã mang lại sự rõ ràng mới cho chiến dịch bầu cử năm 2020.

Cho đến bây giờ, chiến dịch tranh cử của cựu Phó Tổng thống 77 tuổi, Joe Biden đang cho thấy sự thay đổi nhanh chóng về cương lĩnh trước tình hình với. Cách tiếp cận trực tiếp vào “vấn đề nóng bỏng” nhất lúc này - phân biệt chủng tộc – mang lại cho Joe Biden tín hiệu tích cực.

Cái chết của George Floyd có thể sẽ tạo ra bước ngoặt trong cuộc đua bầu cử Tổng thống Mỹ - Ảnh: Reuters

Cái chết của George Floyd có thể sẽ tạo ra bước ngoặt trong cuộc đua bầu cử Tổng thống Mỹ - Ảnh: Reuters

Joe Biben đang thúc đẩy một chiến dịch thể hiện mình như đại diện của công lý cho vấn đề chủng tộc và sự chữa lành “vết thương” quốc gia, với tuyên bố “không thể để cơn thịnh nộ của chúng ta tiêu diệt chúng ta".

"Tôi sẽ không tham gia giao thông trong nỗi sợ hãi và chia rẽ. Tôi sẽ không hâm mộ ngọn lửa căm thù. Tôi sẽ tìm cách chữa lành vết thương chủng tộc từ lâu đã làm khổ đất nước chúng ta, không sử dụng chúng cho mục đích chính trị. Tôi sẽ làm việc của mình và tôi sẽ chịu trách nhiệm - tôi sẽ không đổ lỗi cho người khác", ông Biden nói.

Thái độ tiếp cận của Joe Biden trong bối cảnh hỗn loạn hiện tại mang lại lợi thế so với Trump.

Các cuộc thăm dò trên ABC News và Washington Post ngày 1/6 cho thấy, Joe Biden đang dẫn trước Donald Trump 10 điểm, tăng 8 điểm so với cuộc khảo sát gần nhất vào hồi tháng Ba.

Điều này nói lên một điều rằng, nhiều cử tri không đồng tình với cách xử lý khủng hoảng của chính quyền ông Trump đối với đại dịch Covid-19 và các cuộc biểu tình bạo lực gần đây.

Trước cuộc biểu tình, Joe Biden chưa nhận được sự quan tâm của cử tri, nhưng cuộc khảo sát vừa qua cho thấy sự tăng lên đáng kể, tới 89%, chỉ kém một chút so với cựu Tổng thống Barrack Obama, trong đó sự ủng hộ của người da đen chiếm phần lớn.

Kết luận

Donald Trump đang chịu áp lực rất lớn. Trong tuần này, ông có thể sẽ đưa ra một thông điệp từ phòng Bầu dục để làm dịu căng thẳng và nói về sứ mệnh của nước Mỹ. Nhưng trong nhiệm kỳ Tổng thống của mình, Trump cho thấy thiếu những phát ngôn thể hiện sự đồng cảm để đóng vai trò an ủi, thứ mà người dân rất cần vào lúc này hơn là sự ngẫu hứng kiểu ‘cao bồi Mỹ’.

Trump có thế mạnh bởi một chiến dịch tranh cử được tài trợ nặng ký, nhưng các ứng viên thành công thường tạo ra một câu chuyện phù hợp với thời đại.

Với bài phát biểu hôm thứ Ba, Joe Biden đang cho thấy bắt đầu quá trình đó.

"Tôi không thể thở. Tôi không thể thở - những lời cuối cùng của George Floyd. Nhưng họ (người biểu tình) không chết cùng anh ta. Họ vẫn được lắng nghe. Họ đang vang vọng khắp đất nước này", ông Biden nói.

Hoài Đức

Tin khác

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

(CLO) Khi căng thẳng với Iran giảm bớt, quân đội Israel đang chuẩn bị hoàn thành công việc mà họ cho là còn dang dở: Triệt hạ Hamas khỏi thành trì cuối cùng của lực lượng này ở thành phố Rafah, nơi có hơn một triệu người Palestine đang trú ẩn.

Tiêu điểm Quốc tế
Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

(CLO) Tạo ra lực lượng lao động sản xuất có năng lực đang được xem là thách thức lớn nhất của Ấn Độ trong bối cảnh đất nước đông dân nhất thế giới quyết vươn lên thành quốc gia "siêu cường".

Tiêu điểm Quốc tế
Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

(CLO) Tại khu vực Tam giác Vàng của Thái Lan, nằm giữa biên giới với Myanmar và Lào, các bảo tàng dành riêng cho quá khứ sản xuất thuốc phiện của khu vực đã được mở cửa.

Tiêu điểm Quốc tế
So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

(CLO) Một cuộc xung đột quân sự giữa Israel và Iran đang trở thành mối đe dọa thực sự. Nhưng Israel đã chuẩn bị đến mức độ nào cho một cuộc chiến đa mặt trận có thể với Iran và các lực lượng đồng minh của nước này?

Tiêu điểm Quốc tế
Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

(CLO) Cuộc tấn công và trả đũa giữa Israel và Iran những ngày qua một lần nữa nhắc nhở về sự thù địch giữa hai quốc gia này. Nhưng có thể nhiều người không nhớ, Iran và Israel trước đây từng là những đồng minh thân thiết hiếm có.

Tiêu điểm Quốc tế